T
T$
Guest
AP
Image caption
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói hạn ngạch là 'bước đi quan trọng đầu tiên'
Chủ tịch Ủy hội châu Âu Jean-Claude Juncker chuẩn bị công bố kế hoạch ứng phó với khủng hoảng di dân tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II.
Theo đó, 120.000 người xin tỵ nạn sẽ được phân bổ giữa các nước thành viên EU theo hạn ngạch bắt buộc.
Quyết định này được đưa ra sau khi hàng nghìn di dân, chủ yếu là từ Syria, vượt lên mạn Bắc của châu Âu hồi cuối tuần rồi.
Hungary được cảnh báo là sẽ có tới 40.000 người di cư đến nước này cho tới cuối tuần sau.
Vincent Cochetel, điều phối viên của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), kêu gọi chính quyền Hungary cải thiện quy trình đăng ký và tiếp nhận.
Hungary đã trở nên điểm trung chuyển quan trọng trên lịch trình của người di cư, với hơn 150.000 người tới đây trong năm nay.
Chính phủ nước này đang củng cố hàng rào biên giới nhằm ngăn chặn di dân vượt biên từ Serbia cũng như siết chặt luật tỵ nạn.
Trong một diễn biến khác, Australia - nước đang bị áp lực phải tăng trợ giúp người di cư, thông báo sẽ tiếp nhận thêm người tỵ nạn từ Syria.
Chính phủ Canberra nói sẽ nhận 12.000 người từ các sắc tộc bị đàn áp ở Syria.
[h=2]'Bước đi quan trọng đầu tiên'[/h]
Image copyright
Getty
Image caption
Người di cư vượt rừng tiến về phía bắc châu Âu
Khủng hoảng di dân và cách giải quyết đang làm lộ ra các chia rẽ sâu trong nội bộ EU.
Cộng hòa Czech, Slovakia, Ba Lan và Romania chống lại ý tưởng hạn ngạch.
Tuy nhiên hôm thứ Ba 8/9 Ba Lan tỏ ra nhượng bộ hơn. Thủ tướng Ewa Kopacz nói nước này có thể nhận nhiều hơn con số 2.000 đề xuất ban đầu.
Đức đã hoan nghênh người tỵ nạn Syria và nói có thể giải quyết chừng 800.000 trường hợp riêng trong năm nay. Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel nói Đức có thể tiếp nhận 500.000 người mỗi năm trong 5 năm tới.
Hệ thống hạn ngạch mà EU đang cân nhắc có thể phân bổ 60% số di dân hiện đang tạm trú tại Ý, Hy Lạp và Hungary sang Đức, Pháp và Tây Ban Nha.
Con số người tới nước nào phụ thuộc vào GDP, dân số, tỷ lệ thất nghiệp và số đơn xin tỵ nạn đã xử lý của từng nước.
Các quốc gia không chịu nhận người tỵ nạn có thể bị phạt tiền.
EU cũng sẽ có biện pháp giúp phát triển kinh tế cho các nước ở Trung Đông và châu Phi, cũng như ngăn chặn nạn buôn người.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói hôm 8/9 rằng hạn ngạch là "bước đi quan trọng đầu tiên".
Bà nói thêm rằng EU cần có một hệ thống mở để "chia sẻ số người có quyền xin tỵ nạn".
Theo BBC Vietnamese