T
T$
Guest
AFP
Image caption
Tổng thống Lukashenko đã thả các nhà chính trị đối lập
Liên hiệp Châu Âu (EU) sẽ đình chỉ hầu hết các biện pháp trừng phạt đối với Belarus, bao gồm phong tỏa tài sản và cấm đi lại đối với Tổng thống Alexander Lukashenko.
Quyết định này được thông qua sau khi sáu tù nhân chính trị cuối cùng của nước này được trả tự do hồi tháng Tám.
Mỹ cũng cho biết sẽ nới lỏng trừng phạt, nhưng kêu gọi Belarus “cải thiện thành tích của mình trong việc tôn trọng quyền con người và dân chủ”.
Ông Lukashenko được cho là muốn tăng quan hệ với các nước phương Tây.
Có tin cho rằng ông cố gắng giảm sự phụ thuộc vào Nga vì bị áp lực khi Moscow đòi đặt một căn cứ không quân Nga tại Belarus.
Nga muốn thành lập căn cứ không quân để đối phó với chiến lược mà Nga cho là tiến về phía Đông của Nato, nhưng Belarus nói rằng làm như vậy sẽ không làm giảm căng thẳng quân sự và chính trị trong khu vực.
[h=2]Cấm đi lại[/h]Trong một thông cáo về quyết định của mình, EU nói rằng đã có xem xét đến “bối cảnh thúc đẩy quan hệ EU - Belarus”.
Từ thứ Bảy 31/10, EU sẽ đình chỉ trong bốn tháng “lệnh phong tỏa tài sản và cấm đi lại áp dụng cho 170 cá nhân và ba tổ chức ở Belarus” – Thông cáo phát đi từ Hội đồng EU cho biết.
Tuy nhiên lệnh cấm vận vũ khí và lệnh trừng phạt bốn lãnh đạo ngành an ninh của Tổng thống Lukashenko vẫn còn hiệu lực. Những người này bị cho là đã ra lệnh thanh trừng các nhà bất đồng chính kiến.
Image copyright
Other
Image caption
Phe chống ông Lukashenko không mạnh, ông vẫn đắc cử với số phiếu áp đảo
Lệnh đình chỉ sẽ được xem xét lại vào cuối tháng Hai và chế tài có thể được áp dụng trở lại nếu EU thấy nếu có vi phạm nhân quyền, pháp quyền hay tự do báo chí.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết từ thứ Bảy sẽ cho phép chín tổ chức bị trừng phạt ở Belarus được phép thực hiện hầu hết các giao dịch trong sáu tháng tới.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết Mỹ đưa quyết định “vì chính phủ Belarus đã có hành động tích cực khi thả sáu tù chính trị vào ngày 22 tháng Tám”.
Ông Kirby cho biết hành động này sẽ “mở ra cánh cửa để mở rộng quan hệ thương mại” trong khi đó vẫn cảnh báo chính phủ Belarus cần phải làm nhiều hơn để “cải thiện tình trạng tôn trọng nhân quyền và dân chủ”.
Các phóng viên cho biết các quan chức EU muốn dân chủ ở các quốc gia láng giềng với EU ở khu vực Đông Âu và Trung Âu.
Tổng thống Alexander Lukashenko đắc cử lần thứ năm với số phiếu áp đảo chiếm 83,5% trong cuộc bầu cử ngày 12 tháng Mười vừa qua.
Nhưng các nhà quan sát của Tổ chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu (OSCE) nói cuộc bầu cử xa rời các cam kết dân chủ của quốc gia này.
Ông Lukashenko, 61 tuổi, đã điều hành quốc gia thuộc khối Soviet trước đây trong gần 21 năm mà không có thách thức gì.
[h=2]Bầu cử ở Belarus[/h]
Image copyright
RIA Novosti
Image caption
Kiểm phiếu trong bầu cử ở Belarus
- Belarus với bảy triệu cử tri đi bầu vào tháng Mười 2015, trong kỳ bầu cử lần thứ năm trong vòng 21 năm – và lần nào ông Alexander Lukashenko cũng đắc cử.
- Tổng thống chưa bao giờ có số phiếu ít hơn 75% trong cả năm kỳ bầu cử.
- Trong ba người tranh cử, hai người kia được coi là “về mặt kỹ thuật” là các ứng cử viên ủng hộ ông Lukashenko
- Chỉ có một phụ nữ trong các ứng cử viên, bà Tatsiana Karatkevich, là một nhà hoạt động bị hầu hết các đảng đối lập từ chối, ngoại trừ phong trào “Nói sự thật” của bà.