T
T$
Guest
Trao đổi với Zing.vn, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, Việt Nam sẽ phải đối diện thách thức rất lớn trong EVFTA, vì EU là thị trường cạnh tranh cao nhất thế giới.
- Thưa ông, ngày mai, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có buổi ký kết chính thức Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) tại Brussels, Bỉ. Ông đánh giá thế nào về tác động của hiệp định này tới thương mại Việt Nam - EU?
- Giống như hiệp định với Hoa kỳ, FTA Việt Nam - EU là một hiệp định thế hệ mới, giữa Việt Nam và các đối tác thơng mại đầu tư hàng đầu. Điều này cũng đồng nghĩa Việt Nam sẽ kết nối với các nền kinh tế có sức cạnh tranh cao nhất, tiềm lực kinh tế mạnh nhất, là thị trường lớn nhất cho các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của nước ta.
Chúng ta sẽ có cơ hội đẩy mạnh những ngành kinh tế cốt lõi như dệt may, giày dép, thủy sản và một số mặt hàng khác. Việt Nam cũng có cơ hội để nhập khẩu từ thị trường này những thiết bị đầu vào cho sản xuất với mức thuế bằng 0.
Thực tế, phải nhìn nhận rằng, EVFTA sẽ mở ra cơ hội để Việt Nam lựa chọn nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, vật tư, thiết bị từ những thị trường tiên tiến của thế giới. Bởi EU hiện là cái nôi, cội nguồn của nhiều công nghệ hàng đầu thế giới.
Điều này vừa giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa giảm được chi phí nhờ thuế về 0%, lại làm tăng khả năng xâm nhập của hàng hóa trong nước vào thị trường EU nói riêng, và các thị trường lớn ngoài EVFTA nói chung.
- Đầu tư của EU vào Việt Nam trong năm 2015 có những điểm sáng trở lại sau thời gian dài giảm tốc liên tục. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, riêng 6 tháng đầu năm, vốn đăng ký từ EU vào Việt Nam đã vượt mức của năm 2014 và xấp xỉ mức của năm 2013. Vậy theo ông, với EVFTA, đầu tư vào Việt Nam của EU trong giai đoạn tới đây sẽ phát triển theo hướng nào?
- Về đầu tư, có thể nhìn thấy trên hai khía cạnh là đầu tư từ các nước vào Việt Nam trong ngành sản xuất hàng xuất khẩu để xuất sang EU chắc chắn sẽ tăng lên rất mạnh. Đồng thời, khu vực này cũng cung cấp cho Việt Nam những đối tác quan trọng trong lộ trình tái cơ cấu kinh tế.
Trong bối cảnh hiện nay, việc tăng cường thu hút đầu tư không nên chỉ dừng lại ở đầu tư trực tiếp, mà còn phải xét tới luồng vốn đầu tư gián tiếp thông qua đầu tư tài chính vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhà nước đang đẩy mạnh cổ phần hóa, doanh nghiệp tư nhân đang cần đối tác.
Trước làn sóng sáp nhập doanh nghiệp mạnh mẽ hiện nay, các nhà đầu tư tiềm năng tai EU sẽ trở thành các đối tác quan trọng của Việt Nam, giúp thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp và nền kinh tế theo hướng tích cực hơn.
- Ông đánh giá đâu là khó khăn lớn nhất của Việt Nam đưa hiệp định này vào thực thi?
- Tất nhiên, Việt Nam tham gia vào hiệp định thương mại tự do với EU thì cần vượt qua những quy định về rào cản kỹ thuật, như an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ... và đặc biệt là quy tắc xuất xứ.
Những quy định về xuất xứ nội khối, tỷ lệ nội địa hóa sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng tỷ lệ nguyên liệu phụ tùng cho các sản phẩm theo các quy tắc khắt khe. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam, vì nhiều nguyên liệu chúng ta đang nhập từ Trung Quốc và các nước không thuộc khối, không thuộc các đối tác có FTA với Việt Nam.
Theo đánh giá của tôi, đây vừa là khó khăn, cũng là cơ hội để các ngành sản xuất sản phẩm phụ trợ cho công nghiệp xuất khẩu phát triển. Thị trường này khó tính, nhưng giá trị gia tăng lớn, và có thể tạo ra sức ép đủ lớn để giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng tầm lên trong hội nhập, có sản phẩm đáp ứng được yêu cầu quốc tế.
Tác động cộng hưởng của việc Việt Nam gia nhập TPP, ký kết các hiệp định thương mại tự do với EU, Mỹ hay với Hàn Quốc mới đây đã giúp Việt Nam càng kết nối với nhiều nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong khi nước ta là quốc gia có trình độ phát triển thấp hơn, cơ chế thị trường chưa hoàn thiện nhất.
Sự kết nối này sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện cơ cấu thị trường, và là sự bổ sung rất tốt cho cơ cấu kinh tế để chúng ta có thể đẩy mạnh được thương mại và đầu tư. Xét trên mọi mặt, các đối tác của Việt Nam ở TPP, EU, Hàn Quốc đều có trình độ phát triển kinh tế cao hơn, cơ cấu vùng khí hậu của họ có tính bổ sung tổt cho Việt Nam, tạo ra động lực phát triển trong nội tại của chúng ta.
- Nhiều doanh nghiệp cho biết họ từng kỳ vọng về các FTA nhưng rồi không thấy lợi ích gì nhiều. Theo ông điều này bắt nguồn từ đâu?
- Ở đây có 2 vấn đề. Một mặt là các doanh nghiệp đạt đủ điều kiện hưởng FTA nhưng họ không nắm được thông tin, nên vẫn làm theo cách cũ và bỏ lỡ cơ hội. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện của FTA, và phải xuất khẩu vào các thị trường đó với thuế của chế độ tối huệ quốc chứ không phải FTA, nên không hưởng lợi được trọn vẹn những lợi ích mà hiệp định này mang lại.
Thực tế, muốn được hưởng lợi trọn vẹn thì doanh nghiệp, hàng hóa phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, lao động, quản trị (nhất là quản trị tài chính). Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải lột xác, tái cấu trúc, chuyển mình để tham gia vào chuỗi giá trị, tiếp cận được các thị trường.
Không có bữa ăn nào miễn phí, lợi ích rất lớn nhưng thách thức cũng rất lớn, và chỉ có những người vượt qua thách thức thì mới tận dụng được cơ hội. Đây là mệnh lệnh của sự tồn tại, bởi nếu không hội nhập được TPP và FTA với EU, thì doanh nghiệp trong nước vẫn phải gồng mình lên cạnh tranh với ASEAN, Trung Quốc. Trong khi đó, với các tiêu chuẩn hàng đầu mà Việt Nam phải đáp ứng trong sân chơi chung cùng EU, doanh nghiệp sẽ có gia tốc lớn hơn, mạnh hơn, đòi hỏi gắt gao hơn để vươn mình lớn mạnh.
- Thưa ông, ngày mai, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có buổi ký kết chính thức Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) tại Brussels, Bỉ. Ông đánh giá thế nào về tác động của hiệp định này tới thương mại Việt Nam - EU?
- Giống như hiệp định với Hoa kỳ, FTA Việt Nam - EU là một hiệp định thế hệ mới, giữa Việt Nam và các đối tác thơng mại đầu tư hàng đầu. Điều này cũng đồng nghĩa Việt Nam sẽ kết nối với các nền kinh tế có sức cạnh tranh cao nhất, tiềm lực kinh tế mạnh nhất, là thị trường lớn nhất cho các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của nước ta.
Chúng ta sẽ có cơ hội đẩy mạnh những ngành kinh tế cốt lõi như dệt may, giày dép, thủy sản và một số mặt hàng khác. Việt Nam cũng có cơ hội để nhập khẩu từ thị trường này những thiết bị đầu vào cho sản xuất với mức thuế bằng 0.
Thực tế, phải nhìn nhận rằng, EVFTA sẽ mở ra cơ hội để Việt Nam lựa chọn nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, vật tư, thiết bị từ những thị trường tiên tiến của thế giới. Bởi EU hiện là cái nôi, cội nguồn của nhiều công nghệ hàng đầu thế giới.
Điều này vừa giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa giảm được chi phí nhờ thuế về 0%, lại làm tăng khả năng xâm nhập của hàng hóa trong nước vào thị trường EU nói riêng, và các thị trường lớn ngoài EVFTA nói chung.
|
Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc. |
- Về đầu tư, có thể nhìn thấy trên hai khía cạnh là đầu tư từ các nước vào Việt Nam trong ngành sản xuất hàng xuất khẩu để xuất sang EU chắc chắn sẽ tăng lên rất mạnh. Đồng thời, khu vực này cũng cung cấp cho Việt Nam những đối tác quan trọng trong lộ trình tái cơ cấu kinh tế.
Trong bối cảnh hiện nay, việc tăng cường thu hút đầu tư không nên chỉ dừng lại ở đầu tư trực tiếp, mà còn phải xét tới luồng vốn đầu tư gián tiếp thông qua đầu tư tài chính vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhà nước đang đẩy mạnh cổ phần hóa, doanh nghiệp tư nhân đang cần đối tác.
Trước làn sóng sáp nhập doanh nghiệp mạnh mẽ hiện nay, các nhà đầu tư tiềm năng tai EU sẽ trở thành các đối tác quan trọng của Việt Nam, giúp thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp và nền kinh tế theo hướng tích cực hơn.
- Ông đánh giá đâu là khó khăn lớn nhất của Việt Nam đưa hiệp định này vào thực thi?
- Tất nhiên, Việt Nam tham gia vào hiệp định thương mại tự do với EU thì cần vượt qua những quy định về rào cản kỹ thuật, như an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ... và đặc biệt là quy tắc xuất xứ.
Những quy định về xuất xứ nội khối, tỷ lệ nội địa hóa sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng tỷ lệ nguyên liệu phụ tùng cho các sản phẩm theo các quy tắc khắt khe. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam, vì nhiều nguyên liệu chúng ta đang nhập từ Trung Quốc và các nước không thuộc khối, không thuộc các đối tác có FTA với Việt Nam.
Theo đánh giá của tôi, đây vừa là khó khăn, cũng là cơ hội để các ngành sản xuất sản phẩm phụ trợ cho công nghiệp xuất khẩu phát triển. Thị trường này khó tính, nhưng giá trị gia tăng lớn, và có thể tạo ra sức ép đủ lớn để giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng tầm lên trong hội nhập, có sản phẩm đáp ứng được yêu cầu quốc tế.
Tác động cộng hưởng của việc Việt Nam gia nhập TPP, ký kết các hiệp định thương mại tự do với EU, Mỹ hay với Hàn Quốc mới đây đã giúp Việt Nam càng kết nối với nhiều nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong khi nước ta là quốc gia có trình độ phát triển thấp hơn, cơ chế thị trường chưa hoàn thiện nhất.
Sự kết nối này sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện cơ cấu thị trường, và là sự bổ sung rất tốt cho cơ cấu kinh tế để chúng ta có thể đẩy mạnh được thương mại và đầu tư. Xét trên mọi mặt, các đối tác của Việt Nam ở TPP, EU, Hàn Quốc đều có trình độ phát triển kinh tế cao hơn, cơ cấu vùng khí hậu của họ có tính bổ sung tổt cho Việt Nam, tạo ra động lực phát triển trong nội tại của chúng ta.
- Nhiều doanh nghiệp cho biết họ từng kỳ vọng về các FTA nhưng rồi không thấy lợi ích gì nhiều. Theo ông điều này bắt nguồn từ đâu?
- Ở đây có 2 vấn đề. Một mặt là các doanh nghiệp đạt đủ điều kiện hưởng FTA nhưng họ không nắm được thông tin, nên vẫn làm theo cách cũ và bỏ lỡ cơ hội. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện của FTA, và phải xuất khẩu vào các thị trường đó với thuế của chế độ tối huệ quốc chứ không phải FTA, nên không hưởng lợi được trọn vẹn những lợi ích mà hiệp định này mang lại.
Thực tế, muốn được hưởng lợi trọn vẹn thì doanh nghiệp, hàng hóa phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, lao động, quản trị (nhất là quản trị tài chính). Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải lột xác, tái cấu trúc, chuyển mình để tham gia vào chuỗi giá trị, tiếp cận được các thị trường.
Không có bữa ăn nào miễn phí, lợi ích rất lớn nhưng thách thức cũng rất lớn, và chỉ có những người vượt qua thách thức thì mới tận dụng được cơ hội. Đây là mệnh lệnh của sự tồn tại, bởi nếu không hội nhập được TPP và FTA với EU, thì doanh nghiệp trong nước vẫn phải gồng mình lên cạnh tranh với ASEAN, Trung Quốc. Trong khi đó, với các tiêu chuẩn hàng đầu mà Việt Nam phải đáp ứng trong sân chơi chung cùng EU, doanh nghiệp sẽ có gia tốc lớn hơn, mạnh hơn, đòi hỏi gắt gao hơn để vươn mình lớn mạnh.
Theo tin từ ông Tomaso Andreatta - Phó chủ tịch EuroCham, Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam sẽ được ký kết chính thức vào ngày mai tại Brussels, Bỉ. |