[h=2]Mới 17 tuổi, Trâm phải lòng ông Danh. Lúc đó, dù đã gần 50 tuổi, nhưng vẻ bặt thiệp của ông đã cuốn hút cô gái 'chưa biết mùi đời'.[/h]
“Giới thiệu với mấy ông, đây, Trâm, vợ bé của tui” - ông Danh vừa nói vừa xoa xoa tay lên lưng Trâm, tay kia cầm ly bia lắc lư, ra chiều tự hào.
Cứ có bia rượu vô là ông Danh lại nói năng thiếu tế nhị như vậy. Mấy ông bạn nhậu, cũng U60 như ông Danh, ồ lên tán thưởng. Bỗng chốc, Trâm sa sầm nét mặt, đứng lên bỏ về, không thèm chào các bạn của chồng một câu. Theo ông Danh hơn 10 năm, đây là lần cô cảm thấy mất mặt nhất. Hai tiếng “vợ bé” được giới thiệu khơi khơi giữa đám đông như xát muối vào vết thương lòng âm ỉ của cô.
Khi mới 17 tuổi, đang phụ bán nước cho người dì ở Long Xuyên, Trâm phải lòng ông Danh. Lúc đó, dù đã gần 50 tuổi, nhưng vẻ bặt thiệp của ông đã cuốn hút cô gái “chưa biết mùi đời”. Ông Danh kết vẻ ngoài xinh xắn của Trâm. Mỗi lần xuống Long Xuyên công tác, ông đều ghé quán để "thăm" cô. “Ưng anh đi, anh cưới em về Sài Gòn” - câu bông đùa ban đầu của ông Danh được Trâm nhìn nhận như một lời hứa hẹn nghiêm túc.
Khi đó, ông Danh còn thề thốt: “Do công việc làm ăn rày đây mai đó, nên anh chưa cưới vợ lần nào”. Trâm tin ngay. Cô đã “nhân danh tình yêu” để cãi lời mẹ, bỏ lên Sài Gòn cùng người yêu lớn hơn mình mấy con giáp.
Trâm giục đăng ký kết hôn, ông cứ lần lữa, cuối cùng tung ra chiêu cũ mèm nhưng vẫn khiến nhiều phụ nữ tin là thật: “Anh đã có vợ con, nhưng ly thân từ lâu, việc ly hôn chỉ còn chờ thủ tục”. Trâm dấm dẳng đòi chia tay nhiều lần mà không xong. Chuyện còn nhùng nhằng thì Trâm mang thai. Đứa con ra đời trong nước mắt của người mẹ. Ngay từ việc làm giấy khai sinh - quyền cơ bản nhất của đứa con - cũng chỉ được ông Danh thực hiện khi Trâm khóc lên khóc xuống.
Ảnh minh họa.
Mỗi lần bị Trâm đòi danh phận cho mình, cho con, ông Danh lại nói: “Tụi mình chỉ cần yêu là đủ. Chỉ cần anh chăm sóc cho hai mẹ con là được rồi”. Trâm nghe, lại thấy xuôi tai, tiếp tục phận làm lẽ. Rồi có những ngày con bệnh, công việc bấp bênh, chồng thì tranh thủ về với vợ cả, rồi lén lút đến thăm vợ lẽ, Trâm chán ngán, bế con về với mẹ ở An Giang.
Cô từng quyết tâm bỏ hết quá khứ để làm lại từ đầu, coi như đứa con là một món quà trời ban cho nhẹ lòng. Nhưng, đời không đơn giản như suy nghĩ của cô. Ông Danh lại tìm về, ngọt nhạt đủ điều, thề thốt, lại tin vào những lời “bọc đường”, Trâm bồng bế con lên lại Sài Gòn, gửi nhà trẻ, mưu sinh bằng việc buôn bán mỹ phẩm.
Con được sáu tuổi, Trâm cũng “già đời” hơn ở tuổi 25, cảm nhận rõ hơn về sự bế tắc khi chịu “kiếp chồng chung”. Mình có sức khỏe, nhan sắc, tuổi trẻ, sao phải chịu cảnh “ăn đồ thừa” với một người phụ nữ khác? Cô quyết liệt hơn trong chuyện tình cảm, muốn bán căn nhà, chia đôi, đường ai nấy đi nhưng ông Danh không đồng ý. Ông không sợ mất nửa căn nhà nhỏ, chỉ sợ mất… vợ nhỏ.
Mệt mỏi với sự cù nhầy của ông, Trâm buông xuôi, mặc kệ. Chỉ riêng chuyện ứng xử, Trâm lạnh lùng và gắt gỏng nhiều hơn. Điều này khiến ông Danh thường xuyên bực dọc, thậm chí nổi thói côn đồ. Hôm bị giới thiệu “đây là vợ bé của tui”, Trâm bỏ về. Tối đến, ông nồng nặc mùi rượu, gây sự. Trâm cũng to tiếng qua lại. Ông đã cầm gạt tàn ném vào đầu Trâm, cầm dao đuổi Trâm chạy khắp xóm. Nhờ có người can ngăn, Trâm mới thoát.
Sau lần đó, Trâm thật sự hết sạch mọi hy vọng. Cô nhận ra, xưa nay mình bấu víu vào những thứ hết sức mơ hồ. Có thể hy vọng vào một người đàn ông đã nói dối mình ngay từ ngày đầu gặp gỡ, sau đó là chống chế, bao biện hết ngày này qua tháng nọ? Mình là một phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp sao không làm chủ cuộc sống của mình mà cứ trói buộc vào một mối quan hệ bấp bênh như thế?
Trâm tâm sự: “Em định nhờ báo can thiệp, nhưng cũng chẳng biết phải can thiệp điều gì. Em dại, em chịu! Em chỉ muốn chia sẻ sai lầm của em để những cô gái khác đừng dại như em ngày trước. Hai mẹ con em đã chủ động tìm cuộc sống riêng, không liên quan đến ông Danh nữa. Em từng tin vào tình yêu, nghĩ chỉ cần yêu nhau là đủ, nhưng với những gì đã trải qua, em mới thấy tình yêu cũng chỉ là cảm giác nhất thời. Nếu tình yêu đó không được vun đắp, người trong cuộc phải ngập trong đau khổ thì yêu hay không yêu chẳng có nghĩa lý gì nữa cả”.
Năm lần bảy lượt quyết tâm “làm lại cuộc đời” không thành, lần này có vẻ như Trâm đã đủ chín chắn để cứng rắn với chính mình hơn.
Theo Phunuonline
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
“Giới thiệu với mấy ông, đây, Trâm, vợ bé của tui” - ông Danh vừa nói vừa xoa xoa tay lên lưng Trâm, tay kia cầm ly bia lắc lư, ra chiều tự hào.
Cứ có bia rượu vô là ông Danh lại nói năng thiếu tế nhị như vậy. Mấy ông bạn nhậu, cũng U60 như ông Danh, ồ lên tán thưởng. Bỗng chốc, Trâm sa sầm nét mặt, đứng lên bỏ về, không thèm chào các bạn của chồng một câu. Theo ông Danh hơn 10 năm, đây là lần cô cảm thấy mất mặt nhất. Hai tiếng “vợ bé” được giới thiệu khơi khơi giữa đám đông như xát muối vào vết thương lòng âm ỉ của cô.
Khi mới 17 tuổi, đang phụ bán nước cho người dì ở Long Xuyên, Trâm phải lòng ông Danh. Lúc đó, dù đã gần 50 tuổi, nhưng vẻ bặt thiệp của ông đã cuốn hút cô gái “chưa biết mùi đời”. Ông Danh kết vẻ ngoài xinh xắn của Trâm. Mỗi lần xuống Long Xuyên công tác, ông đều ghé quán để "thăm" cô. “Ưng anh đi, anh cưới em về Sài Gòn” - câu bông đùa ban đầu của ông Danh được Trâm nhìn nhận như một lời hứa hẹn nghiêm túc.
Khi đó, ông Danh còn thề thốt: “Do công việc làm ăn rày đây mai đó, nên anh chưa cưới vợ lần nào”. Trâm tin ngay. Cô đã “nhân danh tình yêu” để cãi lời mẹ, bỏ lên Sài Gòn cùng người yêu lớn hơn mình mấy con giáp.
Trâm giục đăng ký kết hôn, ông cứ lần lữa, cuối cùng tung ra chiêu cũ mèm nhưng vẫn khiến nhiều phụ nữ tin là thật: “Anh đã có vợ con, nhưng ly thân từ lâu, việc ly hôn chỉ còn chờ thủ tục”. Trâm dấm dẳng đòi chia tay nhiều lần mà không xong. Chuyện còn nhùng nhằng thì Trâm mang thai. Đứa con ra đời trong nước mắt của người mẹ. Ngay từ việc làm giấy khai sinh - quyền cơ bản nhất của đứa con - cũng chỉ được ông Danh thực hiện khi Trâm khóc lên khóc xuống.
Ảnh minh họa.
Mỗi lần bị Trâm đòi danh phận cho mình, cho con, ông Danh lại nói: “Tụi mình chỉ cần yêu là đủ. Chỉ cần anh chăm sóc cho hai mẹ con là được rồi”. Trâm nghe, lại thấy xuôi tai, tiếp tục phận làm lẽ. Rồi có những ngày con bệnh, công việc bấp bênh, chồng thì tranh thủ về với vợ cả, rồi lén lút đến thăm vợ lẽ, Trâm chán ngán, bế con về với mẹ ở An Giang.
Cô từng quyết tâm bỏ hết quá khứ để làm lại từ đầu, coi như đứa con là một món quà trời ban cho nhẹ lòng. Nhưng, đời không đơn giản như suy nghĩ của cô. Ông Danh lại tìm về, ngọt nhạt đủ điều, thề thốt, lại tin vào những lời “bọc đường”, Trâm bồng bế con lên lại Sài Gòn, gửi nhà trẻ, mưu sinh bằng việc buôn bán mỹ phẩm.
Con được sáu tuổi, Trâm cũng “già đời” hơn ở tuổi 25, cảm nhận rõ hơn về sự bế tắc khi chịu “kiếp chồng chung”. Mình có sức khỏe, nhan sắc, tuổi trẻ, sao phải chịu cảnh “ăn đồ thừa” với một người phụ nữ khác? Cô quyết liệt hơn trong chuyện tình cảm, muốn bán căn nhà, chia đôi, đường ai nấy đi nhưng ông Danh không đồng ý. Ông không sợ mất nửa căn nhà nhỏ, chỉ sợ mất… vợ nhỏ.
Mệt mỏi với sự cù nhầy của ông, Trâm buông xuôi, mặc kệ. Chỉ riêng chuyện ứng xử, Trâm lạnh lùng và gắt gỏng nhiều hơn. Điều này khiến ông Danh thường xuyên bực dọc, thậm chí nổi thói côn đồ. Hôm bị giới thiệu “đây là vợ bé của tui”, Trâm bỏ về. Tối đến, ông nồng nặc mùi rượu, gây sự. Trâm cũng to tiếng qua lại. Ông đã cầm gạt tàn ném vào đầu Trâm, cầm dao đuổi Trâm chạy khắp xóm. Nhờ có người can ngăn, Trâm mới thoát.
Sau lần đó, Trâm thật sự hết sạch mọi hy vọng. Cô nhận ra, xưa nay mình bấu víu vào những thứ hết sức mơ hồ. Có thể hy vọng vào một người đàn ông đã nói dối mình ngay từ ngày đầu gặp gỡ, sau đó là chống chế, bao biện hết ngày này qua tháng nọ? Mình là một phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp sao không làm chủ cuộc sống của mình mà cứ trói buộc vào một mối quan hệ bấp bênh như thế?
Trâm tâm sự: “Em định nhờ báo can thiệp, nhưng cũng chẳng biết phải can thiệp điều gì. Em dại, em chịu! Em chỉ muốn chia sẻ sai lầm của em để những cô gái khác đừng dại như em ngày trước. Hai mẹ con em đã chủ động tìm cuộc sống riêng, không liên quan đến ông Danh nữa. Em từng tin vào tình yêu, nghĩ chỉ cần yêu nhau là đủ, nhưng với những gì đã trải qua, em mới thấy tình yêu cũng chỉ là cảm giác nhất thời. Nếu tình yêu đó không được vun đắp, người trong cuộc phải ngập trong đau khổ thì yêu hay không yêu chẳng có nghĩa lý gì nữa cả”.
Năm lần bảy lượt quyết tâm “làm lại cuộc đời” không thành, lần này có vẻ như Trâm đã đủ chín chắn để cứng rắn với chính mình hơn.
Theo Phunuonline
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn