[h=2]Đi rừng, uống nước suối, thợ rừng bị con đỉa rừng nhỏ chui vào khoang mũi rồi "định cư' ở đó hơn 2 tháng. Khi các bác sĩ phẫu thuật lấy ra thì đo chiều dài của con đỉa là... 8cm.[/h]
Ngày 22/5, bác sĩ Nguyễn Văn Phong, Trưởng khoa Tai - mũi - họng bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình), cho biết vừa tiến hành gắp thành công một con đỉa rừng dài 8cm từ trong thanh - khí phế quản của bệnh nhân Nguyễn Văn H. (SN 1978), trú xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình).
Đỉa rừng dài 8cm được gắp ra từ phế quản anh H.
Trước đó, anh H. nhập viện với các triệu chứng như khàn tiếng, ho ra máu và liên tục bị khó thở. Qua nội soi, các bác sĩ đã phát hiện và nhanh chóng gắp con đỉa này ra ngoài trong tình trạng còn sống, có màu đen, dài 8cm.
Anh H. cho biết, hơn 2 tháng trước có đi rừng, dùng nước suối để uống và khoảng một tuần sau thì xuất hiện các triệu chứng trên với mức độ nặng dần.
Cũng theo bác sĩ Phong đỉa rừng có tên khoa học là Dinobella Ferox, thường sống ở các khe suối, kích thước ban đầu chỉ vài mm nên dễ dàng chui vào các khoang mũi của người hay động vật uống nước suối, rồi ký sinh ở đó. Sau một thời gian hút máu, loài đỉa này sẽ lớn rất nhanh và gây ra các triệu chứng về hô hấp.
Theo Infonet
Ngày 22/5, bác sĩ Nguyễn Văn Phong, Trưởng khoa Tai - mũi - họng bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình), cho biết vừa tiến hành gắp thành công một con đỉa rừng dài 8cm từ trong thanh - khí phế quản của bệnh nhân Nguyễn Văn H. (SN 1978), trú xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình).
Đỉa rừng dài 8cm được gắp ra từ phế quản anh H.
Trước đó, anh H. nhập viện với các triệu chứng như khàn tiếng, ho ra máu và liên tục bị khó thở. Qua nội soi, các bác sĩ đã phát hiện và nhanh chóng gắp con đỉa này ra ngoài trong tình trạng còn sống, có màu đen, dài 8cm.
Anh H. cho biết, hơn 2 tháng trước có đi rừng, dùng nước suối để uống và khoảng một tuần sau thì xuất hiện các triệu chứng trên với mức độ nặng dần.
Cũng theo bác sĩ Phong đỉa rừng có tên khoa học là Dinobella Ferox, thường sống ở các khe suối, kích thước ban đầu chỉ vài mm nên dễ dàng chui vào các khoang mũi của người hay động vật uống nước suối, rồi ký sinh ở đó. Sau một thời gian hút máu, loài đỉa này sẽ lớn rất nhanh và gây ra các triệu chứng về hô hấp.
Theo Infonet