Gặp hai học trò nghèo “nổi danh” đất Phú Yên

xd5pnhn

Junior Member

Gặp hai học trò nghèo “nổi danh” đất Phú Yên
“Cty TNHH thiết kế xây dựng phương nam chuyên mục: thiet ke nha, thiet ke nha dep
CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI: ĐƠN GIÁ THIẾT KẾ : NHÀ PHỐ 70.000/M2. BIỆT THỰ 100.000/M2
website: http://kientrucsaigon.net/THIET-KE-NHA-DEP.html
website: http://kientrucsaigon.net/THIET-KE-NHA.html


Chúng tôi vừa tìm đến nhà thăm hai học sinh mới được Huyện đoàn Tuy An (Phú Yên) tuyên dương, khen thưởng. Đó là em Phạm Văn Phong (đã dũng cảm cứu 3 người bị đuối nước) và em Lê Văn Thảo (đã trả lại 1,2 tỷ đồng mà em nhặt được cho người bị mất).
Hai em Lê Văn Thảo và Phạm Văn Phong cùng trú tại vùng 1, thôn Phú Tân 1, xã An Cư, huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên) và là học sinh lớp 8A Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Cả hai em đều là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Lê Văn Thảo: Vừa học vừa đảm đang phụ giúp bố mẹ
Tới thăm nhà mới biết gia đình ông Lê Lợi (bố của em Lê Văn Thảo) có tổng cộng tới 6 nhân khẩu. Với diện tích đất khoảng 2.000 m2 cả ruộng lẫn rẫy, tính luôn 2 con bò người thân nhờ nuôi giúp, bố mẹ Thảo làm quần quật cả ngày cũng không đủ lo kinh tế gia đình. Đã vậy, bố Thảo lại bị bệnh dạ dày kinh niên, mẹ Thảo thường xuyên đau ốm, nằm một chỗ nên tiền thuốc men hằng tháng cũng ngốn phần lớn trong cái ngân quỹ không mấy dư giả của gia đình.
5207.jpg

Trong khi đó, mấy anh em Thảo lại đang phải lo học hành, không thể sớm ra đời phụ giúp bố mẹ: anh hai Lê Văn Đức hiện đang năm 3 Trường ĐH Xây dựng miền Trung, anh ba Lê Quốc Trung đang học năm 2 ngành cơ khí của Trường CĐ Công nghiệp Tuy Hòa, anh tư Lê Văn Hoàng đang học lớp 11 Trường THPT Trần Phú (huyện Tuy An, Phú Yên) và cuối cùng là Thảo.

Ông Lê Lợi (46 tuổi), bố thiet ke nha dep của Thảo, không giấu được vẻ hài lòng khi kể về cậu con út: “Hai thằng lớn đang bận học ở Tuy Hòa một tháng về nhà được vài lần; thằng thằng thứ ba đang tích cực học, chuẩn bị năm sau thi cuối cấp nên mọi việc lớn nhỏ trong gia đình từ quét nhà, nấu cơm, giặt giũ đến chăm sóc bò nghé đều do một tay thằng Thảo đảm đương hết”.


Em Lê Văn Thảo đang học bài.
Được biết, hơn một tháng qua, ông ngoại của Thảo ở thôn Tân Long (xã An Cư) bị bệnh nặng nên mẹ em là bà Nguyễn Thị Chín (43 tuổi) phải về nhà để săn sóc cho ông. Vậy là công việc nhà dồn lên đôi vai gầy của em. Chị Trần Thị Thanh Hường, một người dân ở xã An Cư, tấm tắc khen: “Thằng bé rất lễ phép, hiền lành, hễ đi học về là thay đồ, lao vào phụ giúp bố mẹ chẳng dám đi đâu chơi. Có đứa con như vậy cũng mát lòng, mát dạ”.

Hằng ngày, ngoài lo cơm nước, cho bò ăn, Thảo còn phụ với bố làm chiếu cói. Vào mùa vụ, ngoài công việc nhà, Thảo còn phải ra đồng cắt lúa, gánh rơm. Đã vậy cứ cách ngày, em lại phải đạp xe chở nước, đồ ăn lên rẫy cách nhà gần 2 cây số.

Một lần trên rẫy trở về nhà, vào lúc 17 giờ 30 phút chiều ngày 18/6/2011, khi đi qua con đường đất thuộc vùng 1, thôn Phú Tân, xã An Cư, em Lê Văn Thảo nhặt được túi xách chứa trong đó hơn 1,2 tỷ đồng. Khi em đi được gần 200 mét, có một cặp vợ chồng trung niên chạy xe đến gặp Thảo để xin lại túi xách vừa đánh rơi và em không ngần ngại trao lại cho họ. Sau đó qua lời kể của người dân địa phương, Thảo mới biết người mà mình trao túi xách chính là vợ chồng ông Tô Hiền ở thôn Mỹ Phú, xã An Cư.

Có ngày làm việc mệt mỏi, về nhà đầu óc quay cuồng, chân tay tê mỏi, mắt cứ díu lại nên Thảo chẳng thể ngồi vào bàn học. Tuy vậy, Thảo vẫn cố gắng vượt khó để đến lớp.

Em Lê Văn Hoàng, anh trai Thảo, cho biết: “Thảo cũng chăm học lắm, nửa đêm hôm em nó thức dậy, chong đèn ôn bài. Nhiều lần thấy thương, thiet ke nha em có nói với nó rằng Em cứ lo học đi, công việc đã có anh và bố đỡ đỡ đần nhưng hễ cứ thấy em và bố làm việc, Thảo lại rời khỏi bàn để phụ giúp..”.

Lực học bình thường nhưng em Thảo được nhiều bạn bè, thầy cô quý mến cũng bởi tính em hiền lành, hay quan tâm giúp đỡ người khác.


Em Lê Văn Thảo được bạn bè và thầy cô quý mến.
Phạm Thanh Phong: Ăn tối xong là đi bắt ốc mưu sinh

Giống như hoàn cảnh cậu bạn Lê Văn Thảo, gia đình Phạm Thanh Phong cũng thuộc diện cận nghèo, phải chạy ăn từng bữa. Anh Phạm Văn Thành (48 tuổi), bố của Phong, cho biết: “Nghề chính của hai vợ chồng tôi là ban ngày đi sõng câu chài lưới, vớt rau câu, ban đêm đi mò cua bắt ốc đắp đổi qua ngày. Cứ nghĩ “trời sinh voi, sinh cỏ” nên vợ chồng tôi cứ đẻ thả cửa, lần lượt 6 đứa con ra đời, Phong là đứa thứ 5..”.

Đông con, bố mẹ làm cật lực mà vẫn cứ thiếu trước hụt sau, vậy là 4 người anh trai Phong đâm ra nản chí, nghỉ học, đi làm thuê làm mướn. Từ sau Tết đến nay, cả 4 người anh trai Phong theo bạn bè, người thân phiêu bạc khắp các tỉnh Nam Trung bộ - Tây Nguyên để kiếm việc. Vậy là ở nhà chỉ còn Phong và cô em gái 13 tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” là còn đi học. Sau giờ lên lớp, ngoài việc cơm nước, quét dọn nhà cửa, Phong còn kèm em gái học bài bởi “nhà nghèo, bố mẹ không có tiền cho 2 đứa đi học thêm”.


Dù không biết bơi, em Phong đã dũng cảm cứu 3 thanh niên bị đuối nước.
Hàng đêm, khi vừa xong bữa cơm chiều, thay vì nghỉ ngơi, xem ti vi rồi ngồi vào bàn ôn bài như các bạn, Phọng lại lặng lẽ thu xếp dụng cụ, chuẩn bị đồ nghề theo bố, mẹ đi bắt ốc ngoài đầm Ô Loan. Lặn ngụp dưới nước hàng giờ đồng hồ, đỏ cả mắt, toàn thân tím tái, run bần bật vì lạnh nhưng số ốc thu về cũng chỉ khoảng 4 - 5 ký, đem ra chợ bán được 20 - 25 ngàn đồng. Toàn bộ tiền bán ốc, Phong đều đưa cho mẹ giữ để lo tiền trường, mua sách vở, quần áo cho mình và cô em gái… Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng Phong vẫn cố gắng học tập, nhiệt tình tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, lớp. Trong nhiều năm liền, Phong đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.

Vào khoảng 8 giờ sáng ngày 21/6/2011, khi đang chèo sõng đi vớt rau câu, bắt ốc tại khu vực đầm Ô Loan, Phong nghe thấy nhiều tiếng kêu la thất thanh. Khi chèo đến nơi, Phong thấy 3 thanh niên gồm Nam, Quốc và Tân (cùng ngụ tại xã An cư, huyện Tuy An) bị đuối nước, kêu cứu. Không chút chần chừ, chèo ghe (sõng) ra cứu, dù bản thân em cũng… không biết bơi (bình thường em Phong cũng chỉ chèo sõng vớt rau câu ở khu vực gần bờ). Vật lộn một hồi lâu cuối cùng Phong đã đưa được 3 người vào bờ an toàn. Khi được hỏi về cảm giác sau khi cứu người, Phong tâm sự: “Thực sự giờ nghĩ lại em cũng hơi run nhưng trước hoàn cảnh ấy, em nghĩ người khác cũng sẽ hành động như vậy thôi. Thời gian đến, ngoài việc phụ giúp bố mẹ, em sẽ cố gắng học thật giỏi để thi đậu đại học để không phụ lòng mọi người”.


Em Phong đang chèo sõng vớt rong câu trên đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).
Ông Nguyễn Văn Ngữ, Trương thôn Phú Tân 1, cho biết: “Hoàn cảnh gia đình của hai cháu Phong và Thảo đều hết sức khó khăn. Tuy nhiên, vượt lên những trở ngại ấy, hai cháu vẫn cố gắng học hành, phụ giúp bố mẹ và người dân xung quanh. Đấy thực sự là những tấm gương sáng của người dân vùng 1”.

Thầy Phan Văn Thi, hiệu trưởng Trường THCS Đinh Tiên Hoàng, cho biết: “Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng Thảo và Phong vẫn cố gắng học hành, làm được nhiều việc tốt. Vừa qua, cả 2 em đã được Huyện đoàn Tuy An trao tặng bằng khen và phần thưởng trị giá 200.000 đồng. Hiện trường đã gửi báo cáo thành tích của hai em lên Phòng GD-ĐT huyện, Hội Đồng đội huyện, xã; đồng thời đang ra sức liên hệ, vận động cho 2 em có được một suất học bổng nhằm giúp đỡ các em vững vàng trên con đường học tập và cuộc sống về sau”.
 
Back
Top