Gỏi đu đủ (hay còn gọi là nộm đu đủ) không phải là một món ăn xa lạ với người Việt Nam, nó thường xuất hiện trong những buổi quà vặt, những mâm cỗ cưới hay những bữa ăn gia đình… Gỏi đu đủ dễ ăn, hương vị lại đặc biệt nên có thể nói rằng đây là một món ăn hoàn hảo cho mùa hè nóng bức. Ở Việt Nam, ta không chỉ thấy xuất hiện món gỏi đu đủ của người Việt mà còn thấy những cái tên như “Sôm Tằm”, “Lap”, “Gohu” được xướng lên trong danh sách ẩm thực đúng hem? Thực chất, đó cũng chính là món gỏi đu đủ thôi nhưng chúng đến từ Thái Lan, Lào, Indonesia… mang theo những hương vị rất đặc trưng, lạ miệng và ngon không kém phần gỏi đu đủ Việt Nam.
Món gỏi đu đủ của Thái Lan nhìn qua thì rất giống với gỏi đu đủ của người Việt nhưng hương vị lại khác nhau rõ rệt. Người Thái đặt tên cho món ăn này là: sôm tằm hay ta còn gọi là gỏi đu đủ ba khía Thái Lan. Món ăn có vị chua cay khá nổi bật. Nếu như món gỏi đu đủ của người Việt thường được chế biến từ những sợi đu đủ bào thì với loại gỏi Thái này, đu đủ được gọt vỏ rồi băm bằng dao theo chiều dọc sau đó mới xắt sợi tạo nên độ giòn cho miếng đu đủ. Thông thường, món gỏi đu đủ của Việt Nam được chế biến rất đơn giản, với đu đủ xanh, tỏi, ớt, chanh, đường… trong khi món gỏi đu đủ ba khía Thái Lan lại được chế biến cầu kỳ hơn với nước mắm, dưa chuột xắt lát, ớt khô Thái, rau húng quế Thái, nước chanh… Những nguyên liệu như: tỏi, ớt thường phải được giã nát, rồi thêm tép khô còn vỏ, tép mỡ, đu đủ sợi, cà chua xắt múi, nước cốt chanh, nêm vừa mắm sau đó vừa giã vừa trộn sao cho nguyên liệu với gia vị được ngấm đều mà món gỏi không bị nát. Điều lạ của món gỏi đu đủ này đó là gỏi được ăn cùng với bắp cải sống được xắt thành từng miếng nên ăn rất lạ miệng với đủ vị mặn, ngọt, chua, cay.
Đến với đất nước Lào, nơi đây lại có món gỏi đu đủ truyền thống cực ngon với cái tên rất lạ: “lap”. Đu đủ để chế biến món này phải là món đu đủ không xanh non quá mà cũng không được chín. Cũng giống người Việt, ở Lào, đu đủ được bào thành sợi trước khi chế biến. Thế nhưng, người Lào lại trộn gỏi trong cối, họ sẽ dùng chày giã nhẹ, để sợi gỏi thấm đều gia vị, sau đó ăn cùng với mắm nêm cá đồng hoặc mắm ruốc pha với tỏi, ớt, chanh, trộn cùng với cà chua và vài trái cà pháo. Món lap cũng có vị cay đặc trưng và rất giòn. Ở một số nơi, người Lào còn trộn thêm thịt và xương cua đồng đã được hấp chín vào gỏi, tất cả đều được giã hơi giập tạo nên một món lap đậm hương cua đồng.
Đi xa hơn một chút là Indonesia, đảo quốc xinh đẹp này từ lâu đã nổi tiếng với món gỏi đu đủ “Gohu”, không chỉ được dùng như một loại salad mà còn có thể ăn kèm cùng cà ri, bánh cá… Được làm từ đu đủ xanh xắt thành sợi nhỏ trộn cùng bakasang (làm từ ruột cá ngừ hoặc trứng cá, nó gần giống với shiokara của Nhật Bản), nếu thiếu nguyên liệu này, người ta có thể thay thế nó bằng tôm khô. Tỏi, ớt, hẹ, gừng, bakasang và muối sẽ được giã đều sau đó đem đun sôi với nước, đường, gia vị và giấm tạo nên hỗn hợp nước trộn Gohu. Sau khi trộn tất cả các nguyên liệu với nhau, Gohu thường được giữ trong tủ lạnh một lúc rồi mới lấy ra dùng để gia vị thấm đều và món ăn thêm mát.
Trở lại với Việt Nam, món gỏi đu đủ của người Việt dường như đơn giản hơn cả, chỉ một chút đu đủ bào thành sợi nhỏ, ít sợi cà rốt, trộn đều cùng với rau thơm, rau húng quế, lạc rang giã nhỏ, sao cho ngấm đều nước mắm chua ngọt là đã tạo nên một món gỏi ăn hoài không chán. Chế biến đơn giản như vậy nên nước mắm chua ngọt trở thành một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của món gỏi đu đủ, có người chỉ thích dùng giấm, có người lại chỉ thích dùng nước cốt chanh để pha nước mắm chua ngọt. Ở nhiều nơi, món gỏi đu đủ được trộn thêm với thịt bò khô, gan cháy, dạ dày… làm cho món ăn càng thêm phần hấp dẫn. Món gỏi đu đủ của người Việt được chế biến rất nhanh, do đó thực khách thường tự tay trộn đều các nguyên liệu này với nhau và cảm nhận món ngon một cách từ từ. Sợi đu đủ vừa thấm đều vị chua ngọt, lại mát, dễ ăn nên ở Việt Nam món gỏi đu đủ được rất nhiều người yêu thích.
Chỉ một chút biến tấu với đu đủ xanh mà đã tạo nên bốn món gỏi đu đủ khác nhau, món nào cũng có một hương vị riêng đặc trưng cho mỗi đất nước, lại mang một hương vị chung của am thuc viet nam cũng như ẩm thức Đông Nam Á.
Món gỏi đu đủ của Thái Lan nhìn qua thì rất giống với gỏi đu đủ của người Việt nhưng hương vị lại khác nhau rõ rệt. Người Thái đặt tên cho món ăn này là: sôm tằm hay ta còn gọi là gỏi đu đủ ba khía Thái Lan. Món ăn có vị chua cay khá nổi bật. Nếu như món gỏi đu đủ của người Việt thường được chế biến từ những sợi đu đủ bào thì với loại gỏi Thái này, đu đủ được gọt vỏ rồi băm bằng dao theo chiều dọc sau đó mới xắt sợi tạo nên độ giòn cho miếng đu đủ. Thông thường, món gỏi đu đủ của Việt Nam được chế biến rất đơn giản, với đu đủ xanh, tỏi, ớt, chanh, đường… trong khi món gỏi đu đủ ba khía Thái Lan lại được chế biến cầu kỳ hơn với nước mắm, dưa chuột xắt lát, ớt khô Thái, rau húng quế Thái, nước chanh… Những nguyên liệu như: tỏi, ớt thường phải được giã nát, rồi thêm tép khô còn vỏ, tép mỡ, đu đủ sợi, cà chua xắt múi, nước cốt chanh, nêm vừa mắm sau đó vừa giã vừa trộn sao cho nguyên liệu với gia vị được ngấm đều mà món gỏi không bị nát. Điều lạ của món gỏi đu đủ này đó là gỏi được ăn cùng với bắp cải sống được xắt thành từng miếng nên ăn rất lạ miệng với đủ vị mặn, ngọt, chua, cay.
Đến với đất nước Lào, nơi đây lại có món gỏi đu đủ truyền thống cực ngon với cái tên rất lạ: “lap”. Đu đủ để chế biến món này phải là món đu đủ không xanh non quá mà cũng không được chín. Cũng giống người Việt, ở Lào, đu đủ được bào thành sợi trước khi chế biến. Thế nhưng, người Lào lại trộn gỏi trong cối, họ sẽ dùng chày giã nhẹ, để sợi gỏi thấm đều gia vị, sau đó ăn cùng với mắm nêm cá đồng hoặc mắm ruốc pha với tỏi, ớt, chanh, trộn cùng với cà chua và vài trái cà pháo. Món lap cũng có vị cay đặc trưng và rất giòn. Ở một số nơi, người Lào còn trộn thêm thịt và xương cua đồng đã được hấp chín vào gỏi, tất cả đều được giã hơi giập tạo nên một món lap đậm hương cua đồng.
Đi xa hơn một chút là Indonesia, đảo quốc xinh đẹp này từ lâu đã nổi tiếng với món gỏi đu đủ “Gohu”, không chỉ được dùng như một loại salad mà còn có thể ăn kèm cùng cà ri, bánh cá… Được làm từ đu đủ xanh xắt thành sợi nhỏ trộn cùng bakasang (làm từ ruột cá ngừ hoặc trứng cá, nó gần giống với shiokara của Nhật Bản), nếu thiếu nguyên liệu này, người ta có thể thay thế nó bằng tôm khô. Tỏi, ớt, hẹ, gừng, bakasang và muối sẽ được giã đều sau đó đem đun sôi với nước, đường, gia vị và giấm tạo nên hỗn hợp nước trộn Gohu. Sau khi trộn tất cả các nguyên liệu với nhau, Gohu thường được giữ trong tủ lạnh một lúc rồi mới lấy ra dùng để gia vị thấm đều và món ăn thêm mát.
Trở lại với Việt Nam, món gỏi đu đủ của người Việt dường như đơn giản hơn cả, chỉ một chút đu đủ bào thành sợi nhỏ, ít sợi cà rốt, trộn đều cùng với rau thơm, rau húng quế, lạc rang giã nhỏ, sao cho ngấm đều nước mắm chua ngọt là đã tạo nên một món gỏi ăn hoài không chán. Chế biến đơn giản như vậy nên nước mắm chua ngọt trở thành một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của món gỏi đu đủ, có người chỉ thích dùng giấm, có người lại chỉ thích dùng nước cốt chanh để pha nước mắm chua ngọt. Ở nhiều nơi, món gỏi đu đủ được trộn thêm với thịt bò khô, gan cháy, dạ dày… làm cho món ăn càng thêm phần hấp dẫn. Món gỏi đu đủ của người Việt được chế biến rất nhanh, do đó thực khách thường tự tay trộn đều các nguyên liệu này với nhau và cảm nhận món ngon một cách từ từ. Sợi đu đủ vừa thấm đều vị chua ngọt, lại mát, dễ ăn nên ở Việt Nam món gỏi đu đủ được rất nhiều người yêu thích.
Chỉ một chút biến tấu với đu đủ xanh mà đã tạo nên bốn món gỏi đu đủ khác nhau, món nào cũng có một hương vị riêng đặc trưng cho mỗi đất nước, lại mang một hương vị chung của am thuc viet nam cũng như ẩm thức Đông Nam Á.