T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - Kể từ tháng 12 năm ngoái, ngày nào tôi cũng dán mắt vào màn hình TV để tự hỏi xem điều gì đang xảy ra với người Ả Rập. Tôi bị choáng khi thấy giới trẻ Tunisia lật đổ Ben Ali, và còn choáng hơn khi Mubarak bị tống ra khỏi cửa.
Làn sóng biểu tình đòi thay đổi thể chế lan từ Tunisia sang Ai Cập, Libya và xa hơn nữa
Tôi vẫn đang ngạc nhiên trước các diễn biến xảy ra ở Libya.
Vì khó tin vào quyền lực của nhân dân, do thiếu trải nghiệm thực nên người ta dễ nghĩ tới các thuyết về "âm mưu của Phương Tây", và này những chuyện này được trình bày ra với những người dân ít hiểu chuyện chính trị.
Các ý niệm kiểu như vậy khá phổ biến ở Trung Đông, nhưng cơ hội cho cuộc nổi dậy thực thụ, cho việc tạo ra biến đổi của chính người dân Ả Rập khắp nơi đang lớn dần lên.
Hy vọng tương lai
Giới trẻ trong vùng đang trả qua quá trình biến những gì diễn ra thành một niềm hy vọng.
Và không cần biết các khúc mắc lịch sử sẽ ra sao, hay các phong trào quần chúng ở từng nước riêng lẻ sẽ tạo biến đổi thế nào, cả Thế giới Ả Rập đang ghi nhận chuyển biến vì giới trẻ ở đây cần Hy Vọng.
Vùng Trung Đông ngày hôm nay cho thấy thay đổi đến từ người dân, từ sự bất bình, cho dù ta có công nhận rằng những gì diễn ra trước mắt thực sự đại diện cho toàn thể người dân hay không.
Sau nhiều năm nội chiến, quân đội có tiếng nói quyết định tại Lebanon
Người dân, vốn bị bỏ rơi từ lâu, muốn được thấy sự bình đẳng.
Nhưng cuộc đấu tranh vì quyền của nhân dân không phải là cuộc đấu tranh vì quyền của tất cả mọi người.
Vì vậy, dù tôi có cảm hứng từ niềm hy vọng kể trên, tôi tự bảo phải thực tế hơn để quyền lợi của chính mình nằm cùng chỗ những người biểu tình dũng cảm đang đấu tranh.
Mặt khác, dù tôi thấy thật vui khi được chứng kiến dân chúng ở các nước bị áp bức lâu nay dấn thân vào một tình thần đấu tranh dân quyền (civic engagement), tôi cũng lo sợ về hậu quả.
Những gì đã xảy ra ở Tunisia, Ai Cập và Libya, và nhiều khả năng sẽ xảy ra ở Bahrain, Yemen và thậm chí có thể cả ở Jordan và Tây Ngạn, chỉ là phần mở đầu của một thứ dễ trượt từ mục tiêu cải cách chính trị - xã hội vào điểm kết thúc đầy khủng hoảng.
Khi giới trẻ trong vùng đứng lên kêu gọi và nhận lấy vai trò thay đổi, họ còn ở rất xa quyền lực và xa cả đa số người dân.
Cảm xúc tự hào và tự quyền của họ sẽ phải mất vài thế hệ mới xây đắp thành một chuẩn mực cho cả dân tộc.
Với bản tính bất thường, dễ đổ vỡ, chính trị khu vực không thể nào chịu đựng được tác động của kinh tế toàn cầu vốn đang tranh giành những mảnh đất mà nay bị bỏ hoang vì bạo lực xảy ra bởi các cuộc nổi dậy.
Về phía mình, Phương Tây cũng sai lầm vì dân chủ không thể đến với Trung Đông qua biện pháp cưỡng bức.
Hồi giáo không cho phép sự can thiệp từ bên ngoài ở mức độ như đã xảy ra tại các vùng khác.
Là một người Lebanon trẻ tuổi nhưng tôi cũng biết các thay đổi ở chính đất nước mình ra sao.
Nhưng hy vọng về thay đổi và tiến triển của nền độc lập Lebanon nhanh chóng biến thành một trang sử dài về tranh chấp phe phái, đẩy quốc gia rơi vào cuộc nội chiến dài 25 năm.
Năm 2005, một niềm hy vọng mới lại đến cùng Cách mạng Cây Tùng (Cedar Revolution), khi một cửa sổ của cơ hội lại mở ra.
Chính trị Lebanon bị tác động mạnh của tranh chấp giữa các phái Hồi giáo Sunni, Shia và cả Thiên Chúa giáo
Những hứa hẹn ban đầu thật đáng kích lệ nhưng người Lebanon lại chưa sẵn sàng cho một nền dân chủ đại diện, và rút vào sự yên ổn của các nhóm tôn giáo riêng rẽ.
Kết quả là chính trị Lebanon trở lại nếp cũ.
Lo sợ về bước đi sai khiến người ta dễ dựa vào vòng tay ghì chặt như xiềng xích của Hồi giáo trong các xã hội Trung Đông.
Không biết đến bao giờ người ta mới thực sự chấp nhận sự phân tách quyền năng tôn giáo ra khỏi các hoạt động chính trị.
Nhưng dù viễn cảnh có bi quan thế nào thì vẫn có những người hy vọng.
Mới hôm vừa qua, 2500 thanh niên Lebanon, cả nam và nữ, đã tụ họp biểu tình trước khu Bảo tàng ở Beirut.
Trong khi đa số các cuộc biểu tình Ả Rập trong vùng đòi thay đổi chế độ, người Lebanon hô khẩu hiệu "đả đảo chế độ tranh chấp phe phái".
Dù cuộc biểu tình còn nhỏ, tôi nghĩ ý nghĩa của nó lại rất lớn.
Nó cho thấy thanh niên Lebanon muốn, và sẵn sàng tham gia quản trị đất nước, tách tôn giáo khỏi thể chế nhà nước.
Nếu coi Lebanon là hàn thử biểu cho thay đổi chính trị trong vùng, thì sự lựa chọn duy nhất mà chúng tôi, những người Ả Rập trẻ tuổi muốn có, là làm sao thế giới của chúng tôi thay đổi và đem lại hy vọng.
Lịch sử sẽ từ đó mà tiến lên.
Hiba Mikdashi tốt nghiệp trường Goldsmiths College, ĐH London và hiện giảng dạy tại Beirut, Lebanon. Bài viết theo đề nghị của BBC Tiếng Việt nhưng thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Theo BBC Vietnamese
Tôi vẫn đang ngạc nhiên trước các diễn biến xảy ra ở Libya.
Vì khó tin vào quyền lực của nhân dân, do thiếu trải nghiệm thực nên người ta dễ nghĩ tới các thuyết về "âm mưu của Phương Tây", và này những chuyện này được trình bày ra với những người dân ít hiểu chuyện chính trị.
Các ý niệm kiểu như vậy khá phổ biến ở Trung Đông, nhưng cơ hội cho cuộc nổi dậy thực thụ, cho việc tạo ra biến đổi của chính người dân Ả Rập khắp nơi đang lớn dần lên.
Hy vọng tương lai
Giới trẻ trong vùng đang trả qua quá trình biến những gì diễn ra thành một niềm hy vọng.
Và không cần biết các khúc mắc lịch sử sẽ ra sao, hay các phong trào quần chúng ở từng nước riêng lẻ sẽ tạo biến đổi thế nào, cả Thế giới Ả Rập đang ghi nhận chuyển biến vì giới trẻ ở đây cần Hy Vọng.
Vùng Trung Đông ngày hôm nay cho thấy thay đổi đến từ người dân, từ sự bất bình, cho dù ta có công nhận rằng những gì diễn ra trước mắt thực sự đại diện cho toàn thể người dân hay không.
Người dân, vốn bị bỏ rơi từ lâu, muốn được thấy sự bình đẳng.
Nhưng cuộc đấu tranh vì quyền của nhân dân không phải là cuộc đấu tranh vì quyền của tất cả mọi người.
Vì vậy, dù tôi có cảm hứng từ niềm hy vọng kể trên, tôi tự bảo phải thực tế hơn để quyền lợi của chính mình nằm cùng chỗ những người biểu tình dũng cảm đang đấu tranh.
Mặt khác, dù tôi thấy thật vui khi được chứng kiến dân chúng ở các nước bị áp bức lâu nay dấn thân vào một tình thần đấu tranh dân quyền (civic engagement), tôi cũng lo sợ về hậu quả.
Những gì đã xảy ra ở Tunisia, Ai Cập và Libya, và nhiều khả năng sẽ xảy ra ở Bahrain, Yemen và thậm chí có thể cả ở Jordan và Tây Ngạn, chỉ là phần mở đầu của một thứ dễ trượt từ mục tiêu cải cách chính trị - xã hội vào điểm kết thúc đầy khủng hoảng.
Khi giới trẻ trong vùng đứng lên kêu gọi và nhận lấy vai trò thay đổi, họ còn ở rất xa quyền lực và xa cả đa số người dân.
Cảm xúc tự hào và tự quyền của họ sẽ phải mất vài thế hệ mới xây đắp thành một chuẩn mực cho cả dân tộc.
Dân chủ không thể đến với Trung Đông qua biện pháp cưỡng bức
Nhưng điều rất rõ là cuộc biến là xã hội tiến hóa và có thể bùng lên tùy lúc và tùy địa điểm.
Với bản tính bất thường, dễ đổ vỡ, chính trị khu vực không thể nào chịu đựng được tác động của kinh tế toàn cầu vốn đang tranh giành những mảnh đất mà nay bị bỏ hoang vì bạo lực xảy ra bởi các cuộc nổi dậy.
Về phía mình, Phương Tây cũng sai lầm vì dân chủ không thể đến với Trung Đông qua biện pháp cưỡng bức.
Hồi giáo không cho phép sự can thiệp từ bên ngoài ở mức độ như đã xảy ra tại các vùng khác.
Là một người Lebanon trẻ tuổi nhưng tôi cũng biết các thay đổi ở chính đất nước mình ra sao.
Nhưng hy vọng về thay đổi và tiến triển của nền độc lập Lebanon nhanh chóng biến thành một trang sử dài về tranh chấp phe phái, đẩy quốc gia rơi vào cuộc nội chiến dài 25 năm.
Năm 2005, một niềm hy vọng mới lại đến cùng Cách mạng Cây Tùng (Cedar Revolution), khi một cửa sổ của cơ hội lại mở ra.
Những hứa hẹn ban đầu thật đáng kích lệ nhưng người Lebanon lại chưa sẵn sàng cho một nền dân chủ đại diện, và rút vào sự yên ổn của các nhóm tôn giáo riêng rẽ.
Kết quả là chính trị Lebanon trở lại nếp cũ.
Lo sợ về bước đi sai khiến người ta dễ dựa vào vòng tay ghì chặt như xiềng xích của Hồi giáo trong các xã hội Trung Đông.
Không biết đến bao giờ người ta mới thực sự chấp nhận sự phân tách quyền năng tôn giáo ra khỏi các hoạt động chính trị.
Nhưng dù viễn cảnh có bi quan thế nào thì vẫn có những người hy vọng.
Mới hôm vừa qua, 2500 thanh niên Lebanon, cả nam và nữ, đã tụ họp biểu tình trước khu Bảo tàng ở Beirut.
Trong khi đa số các cuộc biểu tình Ả Rập trong vùng đòi thay đổi chế độ, người Lebanon hô khẩu hiệu "đả đảo chế độ tranh chấp phe phái".
Dù cuộc biểu tình còn nhỏ, tôi nghĩ ý nghĩa của nó lại rất lớn.
Nó cho thấy thanh niên Lebanon muốn, và sẵn sàng tham gia quản trị đất nước, tách tôn giáo khỏi thể chế nhà nước.
Nếu coi Lebanon là hàn thử biểu cho thay đổi chính trị trong vùng, thì sự lựa chọn duy nhất mà chúng tôi, những người Ả Rập trẻ tuổi muốn có, là làm sao thế giới của chúng tôi thay đổi và đem lại hy vọng.
Lịch sử sẽ từ đó mà tiến lên.
Hiba Mikdashi tốt nghiệp trường Goldsmiths College, ĐH London và hiện giảng dạy tại Beirut, Lebanon. Bài viết theo đề nghị của BBC Tiếng Việt nhưng thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Theo BBC Vietnamese