[h=2]Xahoi - Hơn hai thập kỷ nay, người xã Đức Hồng, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) bị ám ánh lớn bởi cái tên “ma độc”.[/h]
Đường vào hai bản Nà Ngườm, Nà Khiêu (xã Đức Hồng).
Nghe những người già trong vùng kể, “ma độc” mỗi năm phải giết chết được số lượng người nhất định vì nếu không thực hiện được thì lời nguyền sẽ phản chủ lên những người nuôi ma độc. Nhẹ thì trâu bò, lợn, gà bị chết, còn nặng thì một trong những thành viên trong gia đình sẽ bị mất mạng.
Chúng tôi thực hiện cuộc hành trình để "giải mã" những thực hư tục bỏ độc ở miền biên viễn này.
Những cái chết bất thường
Xã Đức Hồng nằm ven Tỉnh lộ 206, cách Thành phố Cao Bằng gần 60 km về phía đông. Những năm thập niên 90 của thế kỷ trước, khắp vùng sơn cước của huyện Trùng Khánh rộ lên tin đồn về loài độc dược gây chết người (người dân bản địa hay gọi với cái tên “ma độc”). Và đã không ít chuyện đau lòng xảy ra gắn với thứ độc dược ghê rợn này.
Hơn hai thập kỷ trôi qua, từng ấy chuyện tưởng như đã đi vào quên lãng. Tuy nhiên, thời gian gần đây tin đồn “ma độc” lại rộ lên, trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với đồng bào dân tộc Tày, Nùng trên dải đất Cao Bằng.
Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Ngân Văn Tiến, một già bản có tuổi đời ngoại lục tuần ở Nà Khiêu, xã Đức Hồng, ánh mắt mờ đục vẫn không giấu được vẻ sợ sệt mỗi khi nhắc đến “ma độc”.
Ông Tiến kể: Cách đây ít năm, trong vùng này bống dưng xuất hiện một trường hợp chết một cách lạ lùng. Đó là chuyện một cậu thanh niên tên Nghiên quê ở làng Nà Ngườm làm ăn ở ngoài thị xã Cao Bằng vào làng Sộc Khăm dự đám cưới của người bạn. Ngay tối hôm đó, khi anh quay ra thị xã thì đột nhiên lăn đùng ra chết mà không rõ nguyên nhân.
Theo kinh nghiệm được đúc kết từ xa xưa, những biểu hiện như cơ thể tím tái, môi và móng chân, tay của nạn nhân, người dân cho rằng thủ phạm chỉ có thể là “ma độc”. Thực hư thế nào chưa rõ, câu chuyện người thanh niên kia cứ người này truyền tai người khác rồi lan nhanh ra các bản làng trong xã.
Không những thế, sự việc còn bị nhiều người thêu dệt, hoặc “dị bản” theo hướng nghiêm trọng hóa.
Lại có một câu chuyện gây xôn xao dư luận suốt một thời gian dài. Cụ Lưu Văn Sú (75 tuổi) ở xóm Bản Khuông, xã Thông Huề, Trùng Khánh không khỏi rùng mình khi nhắc lại.
Chuyện xảy ra tại làng Cổ Phương, xã Đức Hồng. Hôm đó, có một người đàn ông từ nơi khác đến chơi với người bạn ở làng Cổ Phương, tuy nhiên, sau khi trở về nhà thì người khách này đột nhiên lăn đùng ra ốm.
Các thầy lang dùng hết cách chữa trị vẫn không hề thuyên giảm. Khoảng vài ngày sau, người đàn ông tắt thở. Cái chết bất thường làm mọi người đều cảm thấy có gì đó khuất tất, lạ lùng. Và do tai tiếng của làng Cổ Phương về tục bỏ độc dược có từ trước nên người dân nghi ngờ, suy đoán người đàn ông chết do bị hạ độc.
Sau cái chết của hai trường hợp trên và nhiều trường hợp xảy ra một cách bí ẩn, không có kết luận rõ ràng càng khiến người dân trong vùng hoang mang, kinh hãi và càng tin vào sự hiện diện của “ma độc”.
Bí ẩn độc dược vô phương cứu chữa
Tin đồn về cách bỏ độc giết chết người ở xã Đức Hồng còn kinh hoàng, khủng khiếp hơn nhiều. Những kẻ bỏ độc ở đây có thể giết chết bất cứ ai nếu muốn, bằng cách dùng ngón tay đã tẩm độc sẵn rồi mời nước hoặc rượu.
Để không bị nghi ngờ họ sẽ uống rượu trước rồi mới mời lại khách. Nhưng không ai ngờ rằng, trước khi người khách đón lấy chén rượu thì kẻ bỏ độc đã dùng ngón trỏ bôi độc lên mép chén.
Kinh khủng hơn nữa, kẻ bỏ độc có thể dùng độc bôi vào các loại cây ăn quả mọc dại ven đường để bẫy người không may ăn phải. Bằng cách này, họ không bị phát hiện và không phải áy náy khi giết người. Đồng thời, con “ma độc” cũng thực hiện được lời nguyền man rợ mỗi năm phải giết chết được số lượng người đã quy định. Ngược lại, nếu không thực hiện được thì lời nguyền sẽ phản chủ như đã nói.
Theo một số già làng ở xã Đức Hồng thì loài thuốc độc đã ám ảnh người dân vùng sơn cước này từ hàng chục năm nay có nguồn gốc từ hai loại cây là cây màu đỏ và trắng.
Hai cây này được những kẻ bỏ độc trồng ở nơi kín đáo, ẩm thấp, chỗ nào càng bẩn thì độc tính càng cao. Tùy theo từng trường hợp, người hạ độc sẽ dùng một trong hai cây đó để giết người.
Trong đám đông, họ không bao giờ dùng loại cây thuốc độc màu đỏ bởi vì loài này gây chết người ngay tức khắc, không thể cứu chữa kịp thời và dễ bị phát hiện. Với cây thuốc độc màu trắng, nạn nhân sau vài ngày bị dính độc mới bắt đầu phát tác, sau đó toàn thân mất hết sức lực, khản giọng, cơ thể run rẩy… Vì vậy, nạn nhân có thể cứu chữa được nếu gặp được thầy lang “cao tay” nắm giữ cách trị độc.
Nhưng đáng sợ nhất vẫn là cây thuốc “Riu” (theo cách gọi của Tày, Nùng), một loại độc dược phá hủy nội tạng con người. Những ai xấu số dính phải chất kịch độc này không hề biết mình đang dần đối mặt với cái chết.
Ruột gan nạn nhân sẽ có biến chứng, thối rữa trong một thời gian ngắn. Đặc biệt, loại cây độc này có khả năng biến hóa khôn lường. Nếu người trúng độc đã từng dùng phương thuốc của thầy lang y này chữa khỏi, và lần tiếp theo lại bị “ma thuốc độc” tấn công thì nạn nhân phải tìm đến một thầy thuốc khác mới có thể cứu sống.
Chính vì những tin đồn kinh hoàng như vậy, nhiều người luôn có cảm giác nơm nớp lo sợ, đề cao cảnh giác khi đến một số bản ở Đức Hồng. Và càng không có chuyện người lạ dám uống nước, thưởng rượu cùng người trong xã khi có đám hiểu hỷ.
(Còn nữa)
(Kỳ 2: Tường trình từ những nạn nhất trúng độc suýt vong mạng)
Đường vào hai bản Nà Ngườm, Nà Khiêu (xã Đức Hồng).
Nghe những người già trong vùng kể, “ma độc” mỗi năm phải giết chết được số lượng người nhất định vì nếu không thực hiện được thì lời nguyền sẽ phản chủ lên những người nuôi ma độc. Nhẹ thì trâu bò, lợn, gà bị chết, còn nặng thì một trong những thành viên trong gia đình sẽ bị mất mạng.
Chúng tôi thực hiện cuộc hành trình để "giải mã" những thực hư tục bỏ độc ở miền biên viễn này.
Những cái chết bất thường
Xã Đức Hồng nằm ven Tỉnh lộ 206, cách Thành phố Cao Bằng gần 60 km về phía đông. Những năm thập niên 90 của thế kỷ trước, khắp vùng sơn cước của huyện Trùng Khánh rộ lên tin đồn về loài độc dược gây chết người (người dân bản địa hay gọi với cái tên “ma độc”). Và đã không ít chuyện đau lòng xảy ra gắn với thứ độc dược ghê rợn này.
Hơn hai thập kỷ trôi qua, từng ấy chuyện tưởng như đã đi vào quên lãng. Tuy nhiên, thời gian gần đây tin đồn “ma độc” lại rộ lên, trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với đồng bào dân tộc Tày, Nùng trên dải đất Cao Bằng.
Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Ngân Văn Tiến, một già bản có tuổi đời ngoại lục tuần ở Nà Khiêu, xã Đức Hồng, ánh mắt mờ đục vẫn không giấu được vẻ sợ sệt mỗi khi nhắc đến “ma độc”.
Ông Tiến kể: Cách đây ít năm, trong vùng này bống dưng xuất hiện một trường hợp chết một cách lạ lùng. Đó là chuyện một cậu thanh niên tên Nghiên quê ở làng Nà Ngườm làm ăn ở ngoài thị xã Cao Bằng vào làng Sộc Khăm dự đám cưới của người bạn. Ngay tối hôm đó, khi anh quay ra thị xã thì đột nhiên lăn đùng ra chết mà không rõ nguyên nhân.
Theo kinh nghiệm được đúc kết từ xa xưa, những biểu hiện như cơ thể tím tái, môi và móng chân, tay của nạn nhân, người dân cho rằng thủ phạm chỉ có thể là “ma độc”. Thực hư thế nào chưa rõ, câu chuyện người thanh niên kia cứ người này truyền tai người khác rồi lan nhanh ra các bản làng trong xã.
Không những thế, sự việc còn bị nhiều người thêu dệt, hoặc “dị bản” theo hướng nghiêm trọng hóa.
Lại có một câu chuyện gây xôn xao dư luận suốt một thời gian dài. Cụ Lưu Văn Sú (75 tuổi) ở xóm Bản Khuông, xã Thông Huề, Trùng Khánh không khỏi rùng mình khi nhắc lại.
Chuyện xảy ra tại làng Cổ Phương, xã Đức Hồng. Hôm đó, có một người đàn ông từ nơi khác đến chơi với người bạn ở làng Cổ Phương, tuy nhiên, sau khi trở về nhà thì người khách này đột nhiên lăn đùng ra ốm.
Các thầy lang dùng hết cách chữa trị vẫn không hề thuyên giảm. Khoảng vài ngày sau, người đàn ông tắt thở. Cái chết bất thường làm mọi người đều cảm thấy có gì đó khuất tất, lạ lùng. Và do tai tiếng của làng Cổ Phương về tục bỏ độc dược có từ trước nên người dân nghi ngờ, suy đoán người đàn ông chết do bị hạ độc.
Sau cái chết của hai trường hợp trên và nhiều trường hợp xảy ra một cách bí ẩn, không có kết luận rõ ràng càng khiến người dân trong vùng hoang mang, kinh hãi và càng tin vào sự hiện diện của “ma độc”.
Bí ẩn độc dược vô phương cứu chữa
Tin đồn về cách bỏ độc giết chết người ở xã Đức Hồng còn kinh hoàng, khủng khiếp hơn nhiều. Những kẻ bỏ độc ở đây có thể giết chết bất cứ ai nếu muốn, bằng cách dùng ngón tay đã tẩm độc sẵn rồi mời nước hoặc rượu.
Để không bị nghi ngờ họ sẽ uống rượu trước rồi mới mời lại khách. Nhưng không ai ngờ rằng, trước khi người khách đón lấy chén rượu thì kẻ bỏ độc đã dùng ngón trỏ bôi độc lên mép chén.
Kinh khủng hơn nữa, kẻ bỏ độc có thể dùng độc bôi vào các loại cây ăn quả mọc dại ven đường để bẫy người không may ăn phải. Bằng cách này, họ không bị phát hiện và không phải áy náy khi giết người. Đồng thời, con “ma độc” cũng thực hiện được lời nguyền man rợ mỗi năm phải giết chết được số lượng người đã quy định. Ngược lại, nếu không thực hiện được thì lời nguyền sẽ phản chủ như đã nói.
Theo một số già làng ở xã Đức Hồng thì loài thuốc độc đã ám ảnh người dân vùng sơn cước này từ hàng chục năm nay có nguồn gốc từ hai loại cây là cây màu đỏ và trắng.
Hai cây này được những kẻ bỏ độc trồng ở nơi kín đáo, ẩm thấp, chỗ nào càng bẩn thì độc tính càng cao. Tùy theo từng trường hợp, người hạ độc sẽ dùng một trong hai cây đó để giết người.
Trong đám đông, họ không bao giờ dùng loại cây thuốc độc màu đỏ bởi vì loài này gây chết người ngay tức khắc, không thể cứu chữa kịp thời và dễ bị phát hiện. Với cây thuốc độc màu trắng, nạn nhân sau vài ngày bị dính độc mới bắt đầu phát tác, sau đó toàn thân mất hết sức lực, khản giọng, cơ thể run rẩy… Vì vậy, nạn nhân có thể cứu chữa được nếu gặp được thầy lang “cao tay” nắm giữ cách trị độc.
Nhưng đáng sợ nhất vẫn là cây thuốc “Riu” (theo cách gọi của Tày, Nùng), một loại độc dược phá hủy nội tạng con người. Những ai xấu số dính phải chất kịch độc này không hề biết mình đang dần đối mặt với cái chết.
Ruột gan nạn nhân sẽ có biến chứng, thối rữa trong một thời gian ngắn. Đặc biệt, loại cây độc này có khả năng biến hóa khôn lường. Nếu người trúng độc đã từng dùng phương thuốc của thầy lang y này chữa khỏi, và lần tiếp theo lại bị “ma thuốc độc” tấn công thì nạn nhân phải tìm đến một thầy thuốc khác mới có thể cứu sống.
Chính vì những tin đồn kinh hoàng như vậy, nhiều người luôn có cảm giác nơm nớp lo sợ, đề cao cảnh giác khi đến một số bản ở Đức Hồng. Và càng không có chuyện người lạ dám uống nước, thưởng rượu cùng người trong xã khi có đám hiểu hỷ.
(Còn nữa)
(Kỳ 2: Tường trình từ những nạn nhất trúng độc suýt vong mạng)