Ông Jochen Schmid, giám đốc kinh doanh của công ty sản xuất máy bay Eurocopter, Pháp hôm 11 tháng 12, 2013 xác nhận rằng nhu cầu mua máy bay trực thăng ở Việt Nam đang tăng vọt.
Xuất hiện tại buổi lễ “trình làng” loại máy bay trực thăng tầm trung EC175 tại thành phố Vũng Tàu, ông Jochen Schmid cho rằng, tỉ lệ mua máy bay trực thăng ở Việt Nam tăng cao, so với các quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Indonesia.
Ông Jochen Schmid còn nói rằng, đã cần đến 7 ngày mới đủ để tiếp xúc với khách hàng Việt Nam muốn tìm hiểu tính năng hoạt động của loại máy bay EC175. Trong khi đó, ông Jochen Schmid cho biết, chỉ cần khoảng 4 ngày tại các quốc gia khác.
Báo Tuổi Trẻ dẫn phúc trình của công ty Emrocopter nói rằng, máy bay của Eurocopter đang chiếm đa số trong tổng số 17 chiếc trực thăng mà công ty bay trực thăng miền Nam đang sử dụng.
Ông Jochen Schmid cũng xác nhận rằng triển vọng sử dụng trực thăng ở Việt Nam tăng vọt cho nhu cầu vận chuyển, bay dịch vụ của các ngành khai thác, thăm dò dầu khí...
Có thể nói, thương nhân Việt Nam đầu tiên sắm máy bay riêng là ông Ðoàn Nguyên Ðức, biệt danh “Bầu Ðức,” chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của công ty Hoàng Anh-Gia Lai. Ông này đã mua chiếc máy bay do Hoa Kỳ sản xuất trị giá 7 triệu đôla hồi năm 2008. Ông Ðức đã phải thuê một phi hành đoàn gồm 2 phi công và một nhân viên phục vụ điều hành. Trong khi đó thì thương nhân Việt Nam mua máy bay trực thăng đầu tiên tại Việt Nam là chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Hòa Phát, ông Trần Ðình Long.
Năm 2010, ông Trần Ðình Long đã chi 5 triệu đô để mua trực thăng riêng, chưa kể phải tốn khoảng 1 tỉ đồng, tương đương 50,000 đôla mỗi tháng để bảo quản, vận hành. Ông Long cũng đã thuê gần mười héc ta đất tại tỉnh Yên Bái làm bãi đậu cho chiếc máy bay trực thăng riêng.
Theo báo mạng Người Ðưa Tin, sau đó, ông Long cũng đã mua chiếc máy bay trực thăng thứ hai có 12 chỗ ngồi với giá 7 triệu đôla để đi lại.
Người thứ ba bước vào lĩnh vực này là ông Cao Văn Sơn, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị công ty Hành Tinh Xanh. Ông Sơn đã mua một loạt 10 chiếc máy bay cá nhân loại 2 chỗ ngồi, giá thấp nhất là 2 triệu và đắt nhất là 14 triệu đô. Trong số này, có hai chiếc do Cộng Hòa Czech sản xuất, còn lại là của Mỹ.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông giám đốc thương mại của công ty Vinacopter Jussi Hoikka cho biết, Việt Nam có tổng cộng 20 chiếc máy bay trực thăng đang hoạt động. Con số này, theo ông Jussi Hoikka, là không đáng kể so với khu vực tư nhân Philippines: 150 chiếc; Indonesia: 130 chiếc; Malaysia: 70 chiếc; Thái Lan: 45 chiếc.
Ông Jussi Hoikka cũng xác định rằng chỉ có 2 trong số 20 máy bay trực thăng đang hoạt động tại Việt Nam thuộc sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, ông Jussi Hoikka tiên đoán rằng, số máy bay trực thăng của tư nhân ở Việt Nam sẽ lên đến 100 chiếc trong vòng mười năm tới. (PL)
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Xuất hiện tại buổi lễ “trình làng” loại máy bay trực thăng tầm trung EC175 tại thành phố Vũng Tàu, ông Jochen Schmid cho rằng, tỉ lệ mua máy bay trực thăng ở Việt Nam tăng cao, so với các quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Indonesia.
Máy bay trực thăng tầm trung của Eurocopter, Pháp bay trình diễn tại Vũng Tàu. (Hình: báo Tuổi Trẻ) |
Báo Tuổi Trẻ dẫn phúc trình của công ty Emrocopter nói rằng, máy bay của Eurocopter đang chiếm đa số trong tổng số 17 chiếc trực thăng mà công ty bay trực thăng miền Nam đang sử dụng.
Ông Jochen Schmid cũng xác nhận rằng triển vọng sử dụng trực thăng ở Việt Nam tăng vọt cho nhu cầu vận chuyển, bay dịch vụ của các ngành khai thác, thăm dò dầu khí...
Có thể nói, thương nhân Việt Nam đầu tiên sắm máy bay riêng là ông Ðoàn Nguyên Ðức, biệt danh “Bầu Ðức,” chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của công ty Hoàng Anh-Gia Lai. Ông này đã mua chiếc máy bay do Hoa Kỳ sản xuất trị giá 7 triệu đôla hồi năm 2008. Ông Ðức đã phải thuê một phi hành đoàn gồm 2 phi công và một nhân viên phục vụ điều hành. Trong khi đó thì thương nhân Việt Nam mua máy bay trực thăng đầu tiên tại Việt Nam là chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Hòa Phát, ông Trần Ðình Long.
Năm 2010, ông Trần Ðình Long đã chi 5 triệu đô để mua trực thăng riêng, chưa kể phải tốn khoảng 1 tỉ đồng, tương đương 50,000 đôla mỗi tháng để bảo quản, vận hành. Ông Long cũng đã thuê gần mười héc ta đất tại tỉnh Yên Bái làm bãi đậu cho chiếc máy bay trực thăng riêng.
Theo báo mạng Người Ðưa Tin, sau đó, ông Long cũng đã mua chiếc máy bay trực thăng thứ hai có 12 chỗ ngồi với giá 7 triệu đôla để đi lại.
Người thứ ba bước vào lĩnh vực này là ông Cao Văn Sơn, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị công ty Hành Tinh Xanh. Ông Sơn đã mua một loạt 10 chiếc máy bay cá nhân loại 2 chỗ ngồi, giá thấp nhất là 2 triệu và đắt nhất là 14 triệu đô. Trong số này, có hai chiếc do Cộng Hòa Czech sản xuất, còn lại là của Mỹ.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông giám đốc thương mại của công ty Vinacopter Jussi Hoikka cho biết, Việt Nam có tổng cộng 20 chiếc máy bay trực thăng đang hoạt động. Con số này, theo ông Jussi Hoikka, là không đáng kể so với khu vực tư nhân Philippines: 150 chiếc; Indonesia: 130 chiếc; Malaysia: 70 chiếc; Thái Lan: 45 chiếc.
Ông Jussi Hoikka cũng xác định rằng chỉ có 2 trong số 20 máy bay trực thăng đang hoạt động tại Việt Nam thuộc sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, ông Jussi Hoikka tiên đoán rằng, số máy bay trực thăng của tư nhân ở Việt Nam sẽ lên đến 100 chiếc trong vòng mười năm tới. (PL)
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn