Tại Hà Nội có nhiều khu phố nhà cửa nằm ngay sát đường tàu. Hằng ngày người dân vẫn làm việc, sinh hoạt, vui chơi bên cạnh đường ray, bất chấp nguy hiểm có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Theo Luật đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt tính từ mép ray ngoài cùng trở ra mỗi bên là 15 m, nhưng hầu hết đường sắt đi trong nội đô Hà Nội đều không có được điều này. Đoạn đường sắt qua phố Trần Phú, cửa nhà chỉ cách đường chưa tới 3 m.
Người dân cho biết sống sát đường tàu rất ồn, rất nguy hiểm, nhưng vì thu nhập thấp, vì đất đai ở thành phố quá đắt đỏ, vả lại sống lâu dần thành quen, nên họ vẫn chấp nhận.
Hằng ngày trên đoạn đường sắt qua phố Khâm Thiên, một số người làm nghề ve chai vẫn lấy hành lang an toàn, thậm chí cả mặt đường tàu làm nơi tập kết phế thải.
Không chỉ người lớn mà cả trẻ con cũng ra khu vực này để nhặt rác kiếm tiền.
Đoạn qua phố Khâm Thiên, một số gia đình chiếm dụng cả đường ray làm nơi đóng đồ gỗ.
Nhiều người chọn đường ray làm nơi thư giãn, tán gẫu.
Thậm chí mang cả ghế ngồi giữa đường ray giao cắt với đường dân sinh, nơi có thể tàu hỏa, ôtô, xe máy qua lại, để buôn điện thoại.
Trẻ em lấy đường ray làm chốn vui đùa.
Trung bình mỗi ngày người dân phố Khâm Thiên đón 3 đoàn tàu qua lại, dịp cao điểm như lễ Tết là 5 chuyến.
Mỗi khi tàu qua, nhà cửa, đồ đạc rung chuyển.
vnxpress