Giảm căng thẳng vùng Kachin nhờ TQ

T

T$

Guest
(ThuVienBao.com) -
130126151520_kia_kachin_kio_304x171_bbc_nocredit.jpg
Phiến quân Kachin thuộc KIO là nhóm vũ trang lớn duy nhất chưa ký hiệp ước hòa bình với chính phủ Miến Điện

Phiến quân Kachin nói họ đã đạt được thỏa thuận nhằm làm giảm căng thẳng với chính phủ Miến Điện sau mấy ngày hội đàm dưới sự bảo trợ của Trung Quốc.
Hội đàm bắt đầu hôm 4/2/2013 tại Thuỵ Lệ thuộc tỉnh Vân Nam, nằm ở bên này biên giới với vùng của người Kachin, Miến Điện đã đạt được một số thỏa thuận, theo tin tức hôm 5/2.
Theo BBC Miến Điện từ Thái Lan, đại diện chính phủ Miến Điện là Ủy ban Hòa bình Trung ương và Tổ chức Kachin Độc lập (KIO), cùng Quân đội Kachin Độc lập (KIA) đã đồng ý giảm căng thẳng quân sự và mở ra các kênh thông tin.
Hai bên cũng đồng ý mời quan sát viên vào cho tới khi họp mặt trở lại cuối tháng 2 năm nay.
Cho tới nay, KIO là nhóm phiến quân vũ trang thuộc loại đông đảo duy nhất còn lại không ký thỏa thuận ngưng bắn với chính phủ của Tổng thống Thein Sein sau khi nước này bước vào quá trình dân chủ hóa.
Trung Quốc, nước đóng vai trò trung gian hòa giải giữa hai phe của Miến Điện, đã hoan nghênh thỏa thuận này.
Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bày tỏ sự ủng hộ cho “tiến trình hòa bình” ở Liên bang Myanmar.
Ngược lại, hai bên Miến Điện “bày tỏ sự cảm kích về nỗ lực của Trung Quốc”, theo các hãng thông tấn.
Tuy vấn đề được bàn đến là an ninh vùng của người sắc tộc Kachin, tại cuộc họp ở Thụy Lệ cũng có đại diện của một nhóm vũ trang Karen là KNU (Liên hiệp Quốc gia Karen).
Theo các hãng thông tấn, Trung Quốc từ lâu nay lo ngại về tình hình an ninh tại vùng Kachin và hậu quả của cuộc giao tranh.
120806212420_kachin_dance_2_304x171_bbc_nocredit.jpg
Người sắc tộc Kachin hay Jinghpaw thuộc nhóm văn hóa Đông Nam Á nhưng nay đa phần theo Thiên Chúa giáo

Trung Quốc cũng chuẩn bị cơ sở để đón hàng nghìn người tỵ nạn có thể tràn sang tỉnh Vân Nam vì lý do bất ổn bên kia biên giới Miến Điện.
Hồi tháng 12/2012, Quan chức cao cấp phụ trách vấn đề nhân đạo của Liên hiệp quốc, bà Valerie Amos, đã lên tiếng kêu gọi phải được tiếp cận khẩn cấp tới khoảng 40.000 người dân ở miền Bắc Miến Điện bị ly tán do giao tranh.
Trong gần hai năm qua, Quân đội Miến Điện chỉ cho một số ít xe chở hàng cứu trợ đi vào khu vực này.
Giao tranh có nguồn gốc từ hai thập niên qua, đã lại bùng lên hồi tháng 6/2011, khi một thỏa thuận ngừng bắn có từ lâu bị phá vỡ.
Tin tức từ khu vực này cũng nói đến tình trạng vi phạm nhân quyền xảy ra tại vùng của người sắc tộc Kachin.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top