[h=2]Hết đời cha, đời con rồi đến đời cháu đều có gương mặt “khác thường”, thân hình cao vượt trội tới 2m. Các đứa con “khổng lồ” trong gia đình biệt danh là “dị nhân” này mỗi ngày ăn hết 6kg gạo.[/h]
Nhà cao kều
Bà Trần Thị Láng (62 tuổi, ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) nói rằng từ khi “ông tổ ông tiên” của bà vượt biển đến đây thì bề ngoài của họ đã khác với đa phần những người ở xứ này. Gương mặt ngơ ngơ với đôi mắt xếch, mũi xẹp, giọng nói ngây ngây và đặc biệt là chiều cao dềnh dàng vượt trội của họ đã tạo ấn tượng mạnh với bất cứ ai mới gặp.
Bà Láng kể, gia đình bà mấy đời sống ở vùng ven biển Bạc Liêu. Ba của bà, ông Trần Là Hên từng nổi tiếng là người “bự con nhất Bạc Liêu”. Một lần ông Hên được giới thiệu với công tử Trần Trinh Huy (công tử Bạc Liêu), ông Huy đã đưa ông Hên lên Sài Gòn để đấu xảo (triển lãm, hội chợ). Bà Láng kể, do quen lao động khuân vác nặng nhọc, lại hay cúi mặt lượm lặt kiếm sống nên khi đo chiều cao, lưng ông Hên đã không vươn đứng thẳng được, đành thua quán quân năm ấy “chỉ 1 nhem”.
Ông Hên có 8 người con, tất cả đều cao kều. Cuộc sống khó khăn, mỗi người tản lạc một nơi nên bà Láng không còn biết nhiều anh chị em ruột của mình giờ sống thế nào. Chỉ duy nhất người em thứ tư tên Trần Văn Khén sống ở dưới kinh Mươn Tư là bà còn biết. Ông Khén có thân hình đồ sộ nên người ta hay lấy ông ra bày nhiều trò đánh cược. Một lần, ông nhận thách đấu, vác thùng phuy chứa đầy 300 lít dầu. Tuy đưa được phuy dầu lên vai nhưng khi bỏ xuống sai tư thế, ông Khén bị chấn thương cột sống, giờ phải nằm một chỗ.
Trong các anh chị em, bà Láng bị xem là “nhỏ con nhất” nhưng lại cao... trên 2m. Bà kể, thời con gái, đám thanh niên có chọc ghẹo bà thì cũng chỉ đứng từ xa, bởi đứng gần thì họ chỉ… tới vai bà. Đến năm 19 tuổi, được mai mối, bà Láng lấy ông Lê Văn Sụa, thấp hơn bà 40cm.
Vợ chồng bà Láng có 8 mặt con, 4 người giống cha có chiều cao trung bình, 4 người giống mẹ lại cao vượt trội. Bà Láng kể, sau người con đầu tên Lê Thị Ánh Vàng thấy bình thường bà mừng, đến khi sanh người con tiếp theo tên Lê Thị Ánh Hồng thấy gương mặt và chân tay dài bất thường, bà mụ vườn phán đứa bé phải đem cho. Thế nhưng, khi lớn lên một chút, Ánh Hồng lại tìm về với cha mẹ ruột.
Sau Ánh Hồng, đến Ánh Đại cũng cao bình thường, nhưng sang hai em trai của Ánh Đại là Lê Văn Lắm và Lê Văn Lem thì đặc biệt lại khác. Người ta nói Lắm và Lem ăn rất khỏe và rất mau lớn. Chẳng bù lại hai người em sau đó là Lê Văn Sáu và Lê Văn Bảy chỉ cao trên 1,6m. Rồi đến cô út Lê Thị Tám thì cũng giống chị Hồng, anh Lắm, anh Lem của mình, đều có gương mặt và chiều cao khác thường.
Lầm lũi mưu sinh
Trong số những người con “đặc biệt” của vợ chồng bà Láng, chỉ có Ánh Hồng (40 tuổi) được mai mối và lấy một người ở Cà Mau. Có chồng, sanh con, nhưng gia đình của Ánh Hồng vẫn dựng căn chòi bên cạnh cha mẹ, sinh sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Trong số những người con “dị thường” của mình, bà Láng nói bà lo lắng nhất là Lê Văn Lắm (33 tuổi). Trước đây, tánh tình của Lắm thất thường, hay bỏ theo các đoàn gánh hát. Người ta lợi dụng vóc dáng "khổng lồ" của Lắm để thu hút khán giả.
Trong một lần “tự ái” vì bị khán giả trêu chọc, Lắm đã bỏ gánh hát, lội bộ 7 ngày từ Ô Môn (Cần Thơ) về tới xóm biển. Thế nhưng hồi trước tết, do mổ bướu phải cắt đi vành tai, Lắm đã trở chứng bỏ nhà đi biệt xứ. Bà Láng bảo Lắm có tật ai chọc tức là đòi tự tử. Thỉnh thoảng nghe gần xa phát hiện xác chết là bà điếng người… nhưng cũng chỉ ở nhà nghe ngóng chứ không có tiền làm lộ phí đi tìm con. Mà sức khỏe của bà đi đứng trong nhà còn không được, thì làm sao lặn lội khắp nơi cho được.
Đáng thương nhất là Lê Văn Lem. Thời gian trước Lem cũng có tình yêu với con gái của một gia đình ở Vĩnh Hưng. Thấy Lem to khỏe, làm việc gấp hai, ba người thường nên kêu anh lại làm cho họ và hứa gả con cho. Mấy năm làm quần quật, đến khi Lem nhắn về nhà, gia đình bà Láng đi vay hỏi mua lễ vật đến nơi thì nhà gái lại lắc đầu không chịu gả con cho gia đình nghèo khó. Buồn tình, Lem theo một tàu đặt lợp ngoài biển. Thỉnh thoảng được chia tiền, Lem lại đem hết số tiền có được cho cha mẹ mua gạo và thuốc thang.
Đến cô gái út Lê Thị Tám (23 tuổi) mỗi khi nhắc đến chuyện có gia đình thì chỉ lắc đầu. Gặp khách lạ lại lẻn đi mất. Bà Láng giải thích rằng do bề ngoài “không như người ta” nên những thành viên trong gia đình bà phải sống trong mặc cảm, ít tiếp xúc với bên ngoài. Thậm chí các thành viên trong gia đình hầu hết đều không biết chữ vì không dám đến trường. Chỉ có duy nhất Ánh Hồng lúc làm con nuôi của một gia đình ở Vĩnh Lợi đã được học đến lớp 3. Mỗi ngày, cuộc sống của họ là lên rừng, xuống biển mò cua, bắt ốc đi bán… chỉ ở rừng, biển người ta không so đo vẻ bề ngoài, thậm chí không ai gọi họ là “những con quỷ”.
Cuộc sống lầm lũi bấy lâu đã đẩy gia đình các “dị nhân” vào cảnh khốn khó. Bà Láng cho biết, mỗi ngày các con “khổng lồ” của bà ăn hết… 6kg gạo. Nếu những ngày nước êm, đi mò cua bắt ốc có được thì đủ mua gạo, còn những ngày biển động thì phải ăn cháo thay cơm, thậm chí phải nhịn đói. Do ăn uống thất thường nên họ thường hay bị bệnh, hết bao tử, tới xương cốt, huyết áp, bướu… Đã nghèo, lại thêm bệnh tật “luân phiên” khiến gia đình thêm kiệt quệ. Vừa rồi, bà Láng bị bướu, phải mổ, lại lúc không tiền. Ông Thống, Chủ tịch UBND xã thấy vậy móc túi cho 500.000 đồng để bà thuốc thang.
Dạo trước, gia đình những người "khổng lồ" này sống trong căn chòi tí hon, ra vô lại đụng đầu. Đến khi căn chòi bị sập, gia đình bà phải đi vay hỏi để mua lá, mua tôn… cất lại căn nhà che nắng mưa. Bản thân nền đất nơi gia đình bà cất nhà cũng là đất chân đê. Cán bộ kiểm lâm đến nhắc nhở mấy lần, nhưng không nỡ đuổi.
Theo Thanh Niên
Nhà cao kều
Bà Trần Thị Láng (62 tuổi, ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) nói rằng từ khi “ông tổ ông tiên” của bà vượt biển đến đây thì bề ngoài của họ đã khác với đa phần những người ở xứ này. Gương mặt ngơ ngơ với đôi mắt xếch, mũi xẹp, giọng nói ngây ngây và đặc biệt là chiều cao dềnh dàng vượt trội của họ đã tạo ấn tượng mạnh với bất cứ ai mới gặp.
Bà Láng kể, gia đình bà mấy đời sống ở vùng ven biển Bạc Liêu. Ba của bà, ông Trần Là Hên từng nổi tiếng là người “bự con nhất Bạc Liêu”. Một lần ông Hên được giới thiệu với công tử Trần Trinh Huy (công tử Bạc Liêu), ông Huy đã đưa ông Hên lên Sài Gòn để đấu xảo (triển lãm, hội chợ). Bà Láng kể, do quen lao động khuân vác nặng nhọc, lại hay cúi mặt lượm lặt kiếm sống nên khi đo chiều cao, lưng ông Hên đã không vươn đứng thẳng được, đành thua quán quân năm ấy “chỉ 1 nhem”.
Ông Hên có 8 người con, tất cả đều cao kều. Cuộc sống khó khăn, mỗi người tản lạc một nơi nên bà Láng không còn biết nhiều anh chị em ruột của mình giờ sống thế nào. Chỉ duy nhất người em thứ tư tên Trần Văn Khén sống ở dưới kinh Mươn Tư là bà còn biết. Ông Khén có thân hình đồ sộ nên người ta hay lấy ông ra bày nhiều trò đánh cược. Một lần, ông nhận thách đấu, vác thùng phuy chứa đầy 300 lít dầu. Tuy đưa được phuy dầu lên vai nhưng khi bỏ xuống sai tư thế, ông Khén bị chấn thương cột sống, giờ phải nằm một chỗ.
Trong các anh chị em, bà Láng bị xem là “nhỏ con nhất” nhưng lại cao... trên 2m. Bà kể, thời con gái, đám thanh niên có chọc ghẹo bà thì cũng chỉ đứng từ xa, bởi đứng gần thì họ chỉ… tới vai bà. Đến năm 19 tuổi, được mai mối, bà Láng lấy ông Lê Văn Sụa, thấp hơn bà 40cm.
Vợ chồng bà Láng có 8 mặt con, 4 người giống cha có chiều cao trung bình, 4 người giống mẹ lại cao vượt trội. Bà Láng kể, sau người con đầu tên Lê Thị Ánh Vàng thấy bình thường bà mừng, đến khi sanh người con tiếp theo tên Lê Thị Ánh Hồng thấy gương mặt và chân tay dài bất thường, bà mụ vườn phán đứa bé phải đem cho. Thế nhưng, khi lớn lên một chút, Ánh Hồng lại tìm về với cha mẹ ruột.
Sau Ánh Hồng, đến Ánh Đại cũng cao bình thường, nhưng sang hai em trai của Ánh Đại là Lê Văn Lắm và Lê Văn Lem thì đặc biệt lại khác. Người ta nói Lắm và Lem ăn rất khỏe và rất mau lớn. Chẳng bù lại hai người em sau đó là Lê Văn Sáu và Lê Văn Bảy chỉ cao trên 1,6m. Rồi đến cô út Lê Thị Tám thì cũng giống chị Hồng, anh Lắm, anh Lem của mình, đều có gương mặt và chiều cao khác thường.
|
Ông Sụa thấp hơn vợ 40cm và càng thua xa cô con gái út. |
Trong số những người con “đặc biệt” của vợ chồng bà Láng, chỉ có Ánh Hồng (40 tuổi) được mai mối và lấy một người ở Cà Mau. Có chồng, sanh con, nhưng gia đình của Ánh Hồng vẫn dựng căn chòi bên cạnh cha mẹ, sinh sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Trong số những người con “dị thường” của mình, bà Láng nói bà lo lắng nhất là Lê Văn Lắm (33 tuổi). Trước đây, tánh tình của Lắm thất thường, hay bỏ theo các đoàn gánh hát. Người ta lợi dụng vóc dáng "khổng lồ" của Lắm để thu hút khán giả.
Trong một lần “tự ái” vì bị khán giả trêu chọc, Lắm đã bỏ gánh hát, lội bộ 7 ngày từ Ô Môn (Cần Thơ) về tới xóm biển. Thế nhưng hồi trước tết, do mổ bướu phải cắt đi vành tai, Lắm đã trở chứng bỏ nhà đi biệt xứ. Bà Láng bảo Lắm có tật ai chọc tức là đòi tự tử. Thỉnh thoảng nghe gần xa phát hiện xác chết là bà điếng người… nhưng cũng chỉ ở nhà nghe ngóng chứ không có tiền làm lộ phí đi tìm con. Mà sức khỏe của bà đi đứng trong nhà còn không được, thì làm sao lặn lội khắp nơi cho được.
Đáng thương nhất là Lê Văn Lem. Thời gian trước Lem cũng có tình yêu với con gái của một gia đình ở Vĩnh Hưng. Thấy Lem to khỏe, làm việc gấp hai, ba người thường nên kêu anh lại làm cho họ và hứa gả con cho. Mấy năm làm quần quật, đến khi Lem nhắn về nhà, gia đình bà Láng đi vay hỏi mua lễ vật đến nơi thì nhà gái lại lắc đầu không chịu gả con cho gia đình nghèo khó. Buồn tình, Lem theo một tàu đặt lợp ngoài biển. Thỉnh thoảng được chia tiền, Lem lại đem hết số tiền có được cho cha mẹ mua gạo và thuốc thang.
Đến cô gái út Lê Thị Tám (23 tuổi) mỗi khi nhắc đến chuyện có gia đình thì chỉ lắc đầu. Gặp khách lạ lại lẻn đi mất. Bà Láng giải thích rằng do bề ngoài “không như người ta” nên những thành viên trong gia đình bà phải sống trong mặc cảm, ít tiếp xúc với bên ngoài. Thậm chí các thành viên trong gia đình hầu hết đều không biết chữ vì không dám đến trường. Chỉ có duy nhất Ánh Hồng lúc làm con nuôi của một gia đình ở Vĩnh Lợi đã được học đến lớp 3. Mỗi ngày, cuộc sống của họ là lên rừng, xuống biển mò cua, bắt ốc đi bán… chỉ ở rừng, biển người ta không so đo vẻ bề ngoài, thậm chí không ai gọi họ là “những con quỷ”.
Cuộc sống lầm lũi bấy lâu đã đẩy gia đình các “dị nhân” vào cảnh khốn khó. Bà Láng cho biết, mỗi ngày các con “khổng lồ” của bà ăn hết… 6kg gạo. Nếu những ngày nước êm, đi mò cua bắt ốc có được thì đủ mua gạo, còn những ngày biển động thì phải ăn cháo thay cơm, thậm chí phải nhịn đói. Do ăn uống thất thường nên họ thường hay bị bệnh, hết bao tử, tới xương cốt, huyết áp, bướu… Đã nghèo, lại thêm bệnh tật “luân phiên” khiến gia đình thêm kiệt quệ. Vừa rồi, bà Láng bị bướu, phải mổ, lại lúc không tiền. Ông Thống, Chủ tịch UBND xã thấy vậy móc túi cho 500.000 đồng để bà thuốc thang.
Dạo trước, gia đình những người "khổng lồ" này sống trong căn chòi tí hon, ra vô lại đụng đầu. Đến khi căn chòi bị sập, gia đình bà phải đi vay hỏi để mua lá, mua tôn… cất lại căn nhà che nắng mưa. Bản thân nền đất nơi gia đình bà cất nhà cũng là đất chân đê. Cán bộ kiểm lâm đến nhắc nhở mấy lần, nhưng không nỡ đuổi.
Theo Thanh Niên