BOSTON – Vào năm 2009, Nguyễn Duy Hân đã tự tử trong lúc theo học để lấy bằng tiến sĩ khoa học tại trường kỹ thuật cao cấp Massachusetts Institute of Technology (MIT). Theo tin của một nhật báo, gia đình của Hân đã nộp đơn kiện trường đại học, kiện cả hai giáo sư và một phó trưởng khoa. Gia đình cho rằng nhà trường và các giáo sư đã không làm đầy đủ để giúp Hân mặc dù họ đã có nhiều tháng để quan tâm về tình trạng tâm lý của sinh viên gốc Việt này.
Nguyễn Duy Hân. (Rocheleau Globe)
Nhật báo Rocheleau Globe cho biết gia đình đã làm đơn kiện vào năm 2011, đến tháng Giêng năm nay thì đơn được chuyển lên tòa thượng thẩm Hạt Middlesex để có thể được xét xử.
Tòa đã bác bỏ một yêu cầu của trường MIT về việc gạt bỏ vụ kiện này dựa theo một lý do kỹ thuật. Trường đại học đã lý luận rằng sinh viên họ Nguyễn phải được xem là một nhân viên chứ không phải một sinh viên của trường, và như thế trách nhiệm của nhà trường được giới hạn. MIT cho biết anh Hân là một phụ tá nghiên cứu của một khoa học gia trong trường, và như thế anh cũng là một nhân viên.
Theo hồ sơ của tòa án, các giáo sư tại phân khoa Sloan School of Management đã biết Nguyễn Duy Hân từng có những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Họ biết anh đã được chăm sóc bởi một bác sĩ tâm thần, và thường bị căng thẳng mỗi khi sắp đến giờ làm bài thi. Đơn kiện không liệt kê số tiền bồi thường mà gia đình muốn là bao nhiêu.
Trong những thư email, nhà trường từng cho biết họ lo lắng Hân có nguy cơ gây hại cho chính anh ta, vì vậy họ thường cho anh thêm thời giờ để hoàn tất bài thi, và họ cũng quyết tâm giúp anh được thi đậu. Hồ sơ của trường cho thấy điều đó.
Tuy nhiên, theo đơn kiện của gia đình, từ giải pháp dễ dãi đó, nhà trường đã có hành động khác hẳn. Một giáo sư đã gọi điện thoại cho Hân để rầy mắng anh về một thư email có lời lẽ khinh suất mà anh đã gởi cho một giáo sư đang cứu xét việc nhận anh vào một vai trò nghiên cứu. Vài phút sau khi bị rầy, Nguyễn Duy Hân, 25 tuổi, đã nhảy từ trên một tòa nhà và thiệt mạng.
Luật sư Jeffrey Beeler đại diện cho gia đình họ Nguyễn nói rằng cuộc điện đàm đó đã “thật sự đẩy người thanh niên trẻ tuổi này – người mà các bị cáo biết có vấn đề tâm lý-vượt quá bờ vực nói đúng theo nghĩa đen.”
Trường MIT và các giáo sư đã phủ nhận những hành động của họ đưa đến cái chết của anh Hân. Họ cũng không nhận có trách nhiệm trong việc gây ra những vấn đề tâm lý cho sinh viên Hân.
Đơn kiện này cho thấy thêm một trường hợp đau lòng xảy ra trong lúc trường MIT đang có nỗ lực để đối phó tình trạng sinh viên bị căng thẳng, bị những vấn đề về tâm thần, và nghĩ đến sự quyên sinh.
Trường MIT là một trong những trường đại học cao cấp có chương trình cố vấn tâm lý bao quát nhất tại Hoa Kỳ. Chương trình này là thành quả mà MIT đã cố gắng tạo dựng trong nỗ lực cải thiện sau hai thập niên bị chỉ trích vì có những vụ tự tử của sinh viên.
Vào tháng 10 năm 2013, các luật sư của trường đã nạp đơn kiến nghị tòa hãy hủy bỏ đơn kiện của gia đình anh Hân. Các luật sư lý luận rằng anh Hân là nhân viên của trường và cái chết của anh xảy ra trong lúc anh làm việc. Điều đó cho phép gia đình được hội đủ điều kiện để xin bồi thường nghề nghiệp nhưng không thể nạp đơn kiện nhà trường gây ra cái chết cho Hân.
Các luật sư của MIT nói rằng Hân đã chuẩn bị nhận một việc làm trong vai trò phụ tá nghiên cứu vào mùa hè, và vị trí đó khác với vai trò phụ tá mà sinh viên hậu cử nhân thường làm trong khóa học mùa thu. Họ cũng lập luận rằng việc làm của Hân không nằm trong điều kiện để lấy bằng tiến sĩ và thuộc một phân khóa khác, không liên quan đến ngành học mà Hân đã theo đuổi ở phân khoa Sloan.
Thế nhưng luật sư Beeler phản bác, nói rằng công việc của Hân cũng không khác công việc của các sinh viên hậu cử nhân. Luật sư cũng cho biết thêm rằng trường MIT đã tự mâu thuẫn với chính họ, vì MIT và nhiều trường tư nhân khác không muốn nhìn nhận sinh viên là nhân viên khi họ giữ vai trò nghiên cứu sinh, nhằm tránh cho sinh viên không thể gia nhập nghiệp đoàn như trong trường hợp họ là nhân viên. Luật sư nói rằng nhà trường không thể giữ lập trường đi hàng hai, vừa xem Hân là nhân viên mà trước đây lại không cho sinh viên làm việc như nhân viên.
Vào ngày 6 tháng Giêng vừa qua, Thẩm Phán Bruce R. Henry nói rằng cuộc tranh luận này cần được giải quyết trước một bồi thẩm đoàn. Thẩm phán cũng nhận thấy có quá nhiều thông tin trái ngược nhau. Tuy nhiên, ông cũng viết trong phán quyết rằng cú điện thoại mà Hân đã nhận từ một giáo sư là giọt nước làm tràn ly khiến Hân đi đến quyết định tự tử.
Theo hồ sơ tòa, vào ngày 2 tháng Sáu, 2009, Hân gởi một thư email với lời lẽ gây phản cảm cho một khoa học gia của trường MIT. Khoa học gia này đã gặp Hân một ngày trước đó và có ý định thuê Hân làm phụ tá theo đề nghị của hai giáo sư Birger Wernerfelt và Drazen Prelec. Trong nhiều tháng, hai giáo sư này cùng với một số giáo sư khác đã tỏ vẻ quan tâm về tình trạng tâm thần của Nguyễn Duy Hân, một người từng sống ở San Francisco.
Sau khi được xem nội dung email mà Hân đã gởi cho khoa học gia, hai giáo sư đồng ý rằng họ cần nói chuyện với Hân. Vào sáng hôm đó, giáo sư Wernerfelt đã nặng lời chỉ trích Hân trong cuộc điện đàm dài tám phút. Ông cũng đề nghị sinh viên này hãy bỏ ý định học để lấy cho được bằng tiến sĩ.
Cũng theo hồ sơ tòa, sau đó giáo sư Wernerfel đã viết thư email cho giáo sư Prelec để cho biết ông đã nói gì với Hân. Trong lúc ông viết thư email đó và chuẩn bị bấm gởi thư cho ông Prelec, Hân đã bước lên tầng cao nhất của tòa nhà MIT Building E-19, và rồi anh nhảy từ trên mái nhà cao sáu tầng xuống bãi đậu xe ở bên dưới.
Ngoài trường MIT và hai giáo sư nói trên, đơn kiện cũng nêu tên một bị cáo khác là ông David W. Randall, phó trưởng khoa của ban Dịch Vụ Hỗ Trợ Sinh Viên (Student Support Services). Đơn kiện nói rằng ông Randall và nhiều giáo chức khác đã biết Hân gặp khó khăn từ năm 2007, khi mà anh còn là sinh viên năm thứ nhì tại trường MIT. Ông đã từng liên lạc với một bác sĩ tâm thần tại bệnh viện Massachusetts General để bày tỏ sự quan tâm về tình trạng của Hân.
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Nguyễn Duy Hân. (Rocheleau Globe)
Nhật báo Rocheleau Globe cho biết gia đình đã làm đơn kiện vào năm 2011, đến tháng Giêng năm nay thì đơn được chuyển lên tòa thượng thẩm Hạt Middlesex để có thể được xét xử.
Tòa đã bác bỏ một yêu cầu của trường MIT về việc gạt bỏ vụ kiện này dựa theo một lý do kỹ thuật. Trường đại học đã lý luận rằng sinh viên họ Nguyễn phải được xem là một nhân viên chứ không phải một sinh viên của trường, và như thế trách nhiệm của nhà trường được giới hạn. MIT cho biết anh Hân là một phụ tá nghiên cứu của một khoa học gia trong trường, và như thế anh cũng là một nhân viên.
Theo hồ sơ của tòa án, các giáo sư tại phân khoa Sloan School of Management đã biết Nguyễn Duy Hân từng có những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Họ biết anh đã được chăm sóc bởi một bác sĩ tâm thần, và thường bị căng thẳng mỗi khi sắp đến giờ làm bài thi. Đơn kiện không liệt kê số tiền bồi thường mà gia đình muốn là bao nhiêu.
Trong những thư email, nhà trường từng cho biết họ lo lắng Hân có nguy cơ gây hại cho chính anh ta, vì vậy họ thường cho anh thêm thời giờ để hoàn tất bài thi, và họ cũng quyết tâm giúp anh được thi đậu. Hồ sơ của trường cho thấy điều đó.
Tuy nhiên, theo đơn kiện của gia đình, từ giải pháp dễ dãi đó, nhà trường đã có hành động khác hẳn. Một giáo sư đã gọi điện thoại cho Hân để rầy mắng anh về một thư email có lời lẽ khinh suất mà anh đã gởi cho một giáo sư đang cứu xét việc nhận anh vào một vai trò nghiên cứu. Vài phút sau khi bị rầy, Nguyễn Duy Hân, 25 tuổi, đã nhảy từ trên một tòa nhà và thiệt mạng.
Luật sư Jeffrey Beeler đại diện cho gia đình họ Nguyễn nói rằng cuộc điện đàm đó đã “thật sự đẩy người thanh niên trẻ tuổi này – người mà các bị cáo biết có vấn đề tâm lý-vượt quá bờ vực nói đúng theo nghĩa đen.”
Trường MIT và các giáo sư đã phủ nhận những hành động của họ đưa đến cái chết của anh Hân. Họ cũng không nhận có trách nhiệm trong việc gây ra những vấn đề tâm lý cho sinh viên Hân.
Đơn kiện này cho thấy thêm một trường hợp đau lòng xảy ra trong lúc trường MIT đang có nỗ lực để đối phó tình trạng sinh viên bị căng thẳng, bị những vấn đề về tâm thần, và nghĩ đến sự quyên sinh.
Trường MIT là một trong những trường đại học cao cấp có chương trình cố vấn tâm lý bao quát nhất tại Hoa Kỳ. Chương trình này là thành quả mà MIT đã cố gắng tạo dựng trong nỗ lực cải thiện sau hai thập niên bị chỉ trích vì có những vụ tự tử của sinh viên.
Vào tháng 10 năm 2013, các luật sư của trường đã nạp đơn kiến nghị tòa hãy hủy bỏ đơn kiện của gia đình anh Hân. Các luật sư lý luận rằng anh Hân là nhân viên của trường và cái chết của anh xảy ra trong lúc anh làm việc. Điều đó cho phép gia đình được hội đủ điều kiện để xin bồi thường nghề nghiệp nhưng không thể nạp đơn kiện nhà trường gây ra cái chết cho Hân.
Các luật sư của MIT nói rằng Hân đã chuẩn bị nhận một việc làm trong vai trò phụ tá nghiên cứu vào mùa hè, và vị trí đó khác với vai trò phụ tá mà sinh viên hậu cử nhân thường làm trong khóa học mùa thu. Họ cũng lập luận rằng việc làm của Hân không nằm trong điều kiện để lấy bằng tiến sĩ và thuộc một phân khóa khác, không liên quan đến ngành học mà Hân đã theo đuổi ở phân khoa Sloan.
Thế nhưng luật sư Beeler phản bác, nói rằng công việc của Hân cũng không khác công việc của các sinh viên hậu cử nhân. Luật sư cũng cho biết thêm rằng trường MIT đã tự mâu thuẫn với chính họ, vì MIT và nhiều trường tư nhân khác không muốn nhìn nhận sinh viên là nhân viên khi họ giữ vai trò nghiên cứu sinh, nhằm tránh cho sinh viên không thể gia nhập nghiệp đoàn như trong trường hợp họ là nhân viên. Luật sư nói rằng nhà trường không thể giữ lập trường đi hàng hai, vừa xem Hân là nhân viên mà trước đây lại không cho sinh viên làm việc như nhân viên.
Vào ngày 6 tháng Giêng vừa qua, Thẩm Phán Bruce R. Henry nói rằng cuộc tranh luận này cần được giải quyết trước một bồi thẩm đoàn. Thẩm phán cũng nhận thấy có quá nhiều thông tin trái ngược nhau. Tuy nhiên, ông cũng viết trong phán quyết rằng cú điện thoại mà Hân đã nhận từ một giáo sư là giọt nước làm tràn ly khiến Hân đi đến quyết định tự tử.
Theo hồ sơ tòa, vào ngày 2 tháng Sáu, 2009, Hân gởi một thư email với lời lẽ gây phản cảm cho một khoa học gia của trường MIT. Khoa học gia này đã gặp Hân một ngày trước đó và có ý định thuê Hân làm phụ tá theo đề nghị của hai giáo sư Birger Wernerfelt và Drazen Prelec. Trong nhiều tháng, hai giáo sư này cùng với một số giáo sư khác đã tỏ vẻ quan tâm về tình trạng tâm thần của Nguyễn Duy Hân, một người từng sống ở San Francisco.
Sau khi được xem nội dung email mà Hân đã gởi cho khoa học gia, hai giáo sư đồng ý rằng họ cần nói chuyện với Hân. Vào sáng hôm đó, giáo sư Wernerfelt đã nặng lời chỉ trích Hân trong cuộc điện đàm dài tám phút. Ông cũng đề nghị sinh viên này hãy bỏ ý định học để lấy cho được bằng tiến sĩ.
Cũng theo hồ sơ tòa, sau đó giáo sư Wernerfel đã viết thư email cho giáo sư Prelec để cho biết ông đã nói gì với Hân. Trong lúc ông viết thư email đó và chuẩn bị bấm gởi thư cho ông Prelec, Hân đã bước lên tầng cao nhất của tòa nhà MIT Building E-19, và rồi anh nhảy từ trên mái nhà cao sáu tầng xuống bãi đậu xe ở bên dưới.
Ngoài trường MIT và hai giáo sư nói trên, đơn kiện cũng nêu tên một bị cáo khác là ông David W. Randall, phó trưởng khoa của ban Dịch Vụ Hỗ Trợ Sinh Viên (Student Support Services). Đơn kiện nói rằng ông Randall và nhiều giáo chức khác đã biết Hân gặp khó khăn từ năm 2007, khi mà anh còn là sinh viên năm thứ nhì tại trường MIT. Ông đã từng liên lạc với một bác sĩ tâm thần tại bệnh viện Massachusetts General để bày tỏ sự quan tâm về tình trạng của Hân.
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn