Cuộc đời của họ không phân định thời gian, thường nhật ngày qua ngày, đi sớm về muộn. Sáng sớm nhảy tàu đi, chập tối lại nhảy tàu ra về; nhưng thu nhập chẳng được bao nhiêu. Vất vả và gian khổ là vậy nhưng nhiều năm qua chính cái nghề này đã trở thành “kế sinh nhai” của hàng chục phận đời như họ. Họ là những nữ tiều phu nhảy tàu ở làng chài nhỏ Nam Ô dọc đường ray xe lửa ga Kim Liên (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng).
Những tiều phu ngồi trên nóc tàu trong hành trình vào rừng
Nghề đi sớm về muộn
4 giờ sáng! Không gian vẫn tràn ngập trong bóng màng sương đêm mờ ảo. Thi thoảng lại rộn vài tiếng còi và sáng bưng ánh đèn tàu… rồi lại chìm trong không gian tĩnh lặng.
Túp lều của những bác tiều phu xóm nhà ga Kim Liên đã le lói ánh đèn. Đều đặn, cứ 4 giờ sáng họ lại lục đục thức dậy để chuẩn bị “cơm đùm cơm nắm” cho hành trình mưu sinh của một ngày mới.
Một cây rựa, một chiếc nón cời, một bộ đồ đã sờn đôi vai, một đôi dép lào và một chai nước cùng cặp bánh chưng (có khi là cơm nắm) là hành trang họ phải mang theo. Gà gáy canh năm cũng là lúc họ có mặt tại nhà ga Kim Liên để bắt đầu ngày mưu sinh trên những chuyến tàu sinh tử. Vài phút sau, chuyến tàu hàng đầu tiên chầm chậm đáp sân ga, họ vội vã nhảy lên bám níu vào những toa tàu để đi ké (đi nhờ - PV). Ngồi trong toa tàu hàng, bóng tối không nhìn thấy mặt nhau, chỉ nghe được tiếng trò chuyện, tiếng ngáp ngủ tranh thủ, cùng tiếng động cơ phát ra từ dưới gầm tàu.
Hành trình từ nhà ga Kim Liên qua ga Hải Vân Bắc (cách địa điểm các tiều phu sẽ nhảy xuống tàu để đi bộ vào rừng kiếm củi khoảng 500 mét) dài 30 km, vượt qua 6 hầm, 18 cầu, đường có độ dốc cao, dựng đứng, tàu phải chạy mất 1 giờ đồng hồ. Tàu vừa băng qua những khúc cua ngặt và nguy hiểm của đường đèo Hải Vân quanh co, khúc khuỷu cũng là lúc mặt trời hé những tia nắng ban mai qua khung cửa toa tàu. Tàu vào ga Hải Vân Bắc bắt đầu hãm phanh, tốc độ giảm xuống 10 km/h, không đợi tàu dừng hẳn, “phi đội” tiều phu lập tức nhảy xuống. Rất sành sỏi, không hề có sai sót nào trong khi nhảy. Họ tiếp đất nhẹ nhàng bằng cả hai chân, trong khi trên tay vẫn cầm cây rựa, cuộn dây để bó củi và một ba lô lương khô sau lưng. “Họ nhảy tàu như rứa quen rồi. Đến đây là họ tranh thủ nhảy để khi tàu dừng hẳn khỏi phải đi bộ một khoảng cách mỏi chân. Nhảy xuống đây là họ chỉ cần đi bộ một đoạn ngắn là có đường đi thẳng vào rừng” - chị Hồng, một người bán hàng rong trên tàu chia sẻ.
Để vào được nơi đốn củi, họ phải đi bộ thêm khoảng 5 km đường rừng nham nhở, chằng chịt cây cối. Con đường dẫn đến chỗ đốn củi của các tiều phu hẹp, dốc dựng đứng, hai bên là bụi bờ rậm rạp, gai gốc mọc um tùm khó đi. Muốn kiếm được củi khô bán kiếm tiền cao là các tiều phu phải vào sâu trong rừng mới cơ may kiếm được cửi chắc, tốt. Người lượm, người chặt, người leo lên cây cao chót vót để chặt những cành củi khô lôi xuống, thậm chí củi trong các bụi gai sắc nhọn cũng phải rúc vào. 12 giờ trưa, không ai bảo ai, mọi người thấy đói là tự giác lấy cặp bánh chưng đem theo khi sáng ra một tay cầm bánh ăn một tay vác rựa chặt củi. Phần ăn trưa mang theo là những đùm cơm vắt tròn to bằng cái tô cuộn trong mảnh vải mỏng màu trắng, khi ăn phải lấy dao xẻ ra thành từng miếng chấm với muối vừng. Bữa cơm đạm bạc.
Chị Nguyễn Thị Hoa (45 tuổi, trú tổ 6, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) nói thêm: “Vào rừng lỡ gặp mưa người ướt lạnh, rít ráy khó chịu lắm. Muỗi vằn, vắt, bọ bu bám… gây sốt rét trong rừng là chuyện bình thường”.
Ăn xong, không kịp nghỉ ngơi mọi người lại tiếp tục bắt tay vào công việc. Với những thao tác nhanh thoăn thoắt, cây củi được chặt ra từng khúc dài tầm 1 m, xếp thành từng ôm. 15 giờ, củi đã kiếm đầy, và được bó lại thành từng bó gọn gàng. Mỗi bó nặng chừng 30 kg (3 bó/ngày). Mọi người lần lượt cất củi lên vai và vác ra tập kết ở hai bên đường ray gần ga Hải Vân Bắc.
Hơn 18 giờ đoàn tàu hàng chầm chậm vào ga, đợi đến lúc chuẩn bị tàu dừng, các tiều phu bốc vội củi lên toa tàu trống. Để bốc được những bó củi nặng lên khoang tàu phải có sự phối hợp ăn ý của 2 người. Người ở dưới cất lên, người ở trên cửa tàu vịn lại và giữ chặt không cho rơi xuống trước khi đẩy vào vị trí an toàn. Tất nhiên lúc này động tác phải nhanh, mạnh, dứt khoát nếu không tàu chuyển bánh sẽ rất khó khăn đưa lên. Bà Thanh năm nay ngoài 60 tuổi (ở phường Hòa Hiệp Bắc, quân Liên Chiểu) mồ hôi nhễ nhại, miệng thở hổn hển: “Mệt lắm, nhưng người làm nghề này ai cũng phải khỏe cả, có khỏe mới vác nổi những bó củi chứ”.
Khi củi được chuyển lên hết, cũng là lúc đoàn tàu chuyển bánh qua ga một quãng. Đoàn tàu băng băng giữa màn đêm vượt đèo Hải Vân. Trong toa tàu các tiều phu tạm thời được nghỉ ngơi trò chuyện, trước khi tiến hành khâu cuối cùng của một ngày làm việc là lăn củi xuống bên đường ray thả người xuống theo.
Hồi còi tàu vang lên, báo hiệu đoàn tàu vừa dừng lại ở ga cuối Kim Liên, trong khi ở phía đằng xa củi của các tiều phu đã chuyển về tới ngõ.
Nghề “an phận thủ thường”
Mỗi ngày kiếm được 3 bó củi, giá mỗi bó chỉ không đến 20.000 đồng. Trừ những ngày mưa gió, ốm đau thu nhập của những người làm nghề tiều phu nơi đây chỉ còn lại khoảng dưới 1,5 triệu đồng/tháng. Khoản thu nhập ấy chẳng đáng là bao so với mồ hôi, công sức họ đổ ra. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay hơn 20 hộ gia đình ở các xóm nhỏ dọc đường ray xe lửa gần ga Kim Liên vẫn bám trụ với cái nghề vất vả, nặng nhọc này.
Trong số những người gắn bó với nghề tiều phu, ông Trần Văn Khánh (60 tuổi, trú ở tổ 6, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) là người cao tuổi nhất. Đi rừng từ năm 15 tuổi đến nay ông đã có 45 năm trong nghề, nhưng sức vẫn còn dẻo dai, đôi chân vẫn còn khỏe lắm. Nhìn chị em vất vả với nghề, ông cảm thán: “Nghề đi rừng đốn củi ở đây đã có từ bao đời, khoảng hơn 10 năm trở về trước cả khu vực này đều làm nghề này. Thậm chí người ở tít dưới tận các phường Hòa Minh, phường Hòa Khánh cũng lên đây để đi rừng. Riêng tui, từ thời ba mẹ tui đã đi rừng, lớn choai choai tui cũng phải xách rựa vào rừng đốn củi. Nhà nghèo, học hành ít nên đành phải vào rừng mà kiếm sống thôi”.
Củi ở đây bán khá chạy. Khách hàng mua củi đa số là những chủ làm lò mì, lò bún. Ngoài ra cũng không thể thiếu vị khách hàng quen thuộc, đó là nhà buôn. Chính điều này tạo thêm động cơ giúp các tiều phu hăng hái, gắn bó dài lâu với công việc đi rừng. “Nhiều khi mình túng tiền, những người mua củi quen lâu rồi họ sẵn sàng cho ứng tiền trước rồi đi củi về trừ lại”. – chị Tám (47 tuổi) cho biết thêm.
Tuy chấp nhận an phận với nghề, nhưng không bao giờ các nữ tiều phu ở đây để con cái của mình phải vào rừng đốn củi. Dường như trong thâm tâm, họ đã nhận ra cần có sự thay đổi về công việc cho con em mình chứ không thể cha truyền con nối mãi cái nghề này. Vì thế, tạo điều kiện để con cái học chữ, học nghề mong có được tương lai tươi sáng là điều các tiều phu luôn mong muốn.
Rời bến tàu Kim Liên ra về nhưng hình ảnh phận đời nhỏ nhoi của những nữ tiều phu sắc mặt bơ phờ đi về dưới màn đêm tối tăm, cặp mắt trông xa xăm như ngóng trông ở một điều gì kỳ diệu có thể thay đổi phận đời của họ, rồi cứ mãi hiện hữu trong tâm trí chúng tôi, làm chúng tôi không khỏi ngậm ngùi xót xa cho những phận nữ trót lỡ mang “kiếp tiều phu”…
Vẫn biết cái nghề này là cực, là khổ nhưng nhiều chị em chỉ biết cười “lỡ bám níu hắn rồi phải theo thôi, chứ biết làm nghề chi bây chừ”. Đang ngồi trong nhà nhờ người con gái út bóp chân, chị Giang (trú tổ 9, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, người nhiều năm theo đuổi nghề này) than thở: “Cô thấy đấy, đứng tuổi, từng trải và chân khỏe như ri thì không chịu nổi, huống chi là lớp trẻ”. Vừa nói chị Giang đưa tay chỉ những vết sẹo ở tay, ở chân mà chị đi rừng bị trượt ngã, hay bị lưỡi cây rựa sắc liếm phải. Các vết sẹo dăm dít cả cũ lẫn mới làm cho chân tay chị xù xì như vỏ cây thông.
http://www.xaluan.com/
Những tiều phu ngồi trên nóc tàu trong hành trình vào rừng
Nghề đi sớm về muộn
4 giờ sáng! Không gian vẫn tràn ngập trong bóng màng sương đêm mờ ảo. Thi thoảng lại rộn vài tiếng còi và sáng bưng ánh đèn tàu… rồi lại chìm trong không gian tĩnh lặng.
Túp lều của những bác tiều phu xóm nhà ga Kim Liên đã le lói ánh đèn. Đều đặn, cứ 4 giờ sáng họ lại lục đục thức dậy để chuẩn bị “cơm đùm cơm nắm” cho hành trình mưu sinh của một ngày mới.
Một cây rựa, một chiếc nón cời, một bộ đồ đã sờn đôi vai, một đôi dép lào và một chai nước cùng cặp bánh chưng (có khi là cơm nắm) là hành trang họ phải mang theo. Gà gáy canh năm cũng là lúc họ có mặt tại nhà ga Kim Liên để bắt đầu ngày mưu sinh trên những chuyến tàu sinh tử. Vài phút sau, chuyến tàu hàng đầu tiên chầm chậm đáp sân ga, họ vội vã nhảy lên bám níu vào những toa tàu để đi ké (đi nhờ - PV). Ngồi trong toa tàu hàng, bóng tối không nhìn thấy mặt nhau, chỉ nghe được tiếng trò chuyện, tiếng ngáp ngủ tranh thủ, cùng tiếng động cơ phát ra từ dưới gầm tàu.
Hành trình từ nhà ga Kim Liên qua ga Hải Vân Bắc (cách địa điểm các tiều phu sẽ nhảy xuống tàu để đi bộ vào rừng kiếm củi khoảng 500 mét) dài 30 km, vượt qua 6 hầm, 18 cầu, đường có độ dốc cao, dựng đứng, tàu phải chạy mất 1 giờ đồng hồ. Tàu vừa băng qua những khúc cua ngặt và nguy hiểm của đường đèo Hải Vân quanh co, khúc khuỷu cũng là lúc mặt trời hé những tia nắng ban mai qua khung cửa toa tàu. Tàu vào ga Hải Vân Bắc bắt đầu hãm phanh, tốc độ giảm xuống 10 km/h, không đợi tàu dừng hẳn, “phi đội” tiều phu lập tức nhảy xuống. Rất sành sỏi, không hề có sai sót nào trong khi nhảy. Họ tiếp đất nhẹ nhàng bằng cả hai chân, trong khi trên tay vẫn cầm cây rựa, cuộn dây để bó củi và một ba lô lương khô sau lưng. “Họ nhảy tàu như rứa quen rồi. Đến đây là họ tranh thủ nhảy để khi tàu dừng hẳn khỏi phải đi bộ một khoảng cách mỏi chân. Nhảy xuống đây là họ chỉ cần đi bộ một đoạn ngắn là có đường đi thẳng vào rừng” - chị Hồng, một người bán hàng rong trên tàu chia sẻ.
Các tiều phu vác củi ra tập kết |
Chị Nguyễn Thị Hoa (45 tuổi, trú tổ 6, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) nói thêm: “Vào rừng lỡ gặp mưa người ướt lạnh, rít ráy khó chịu lắm. Muỗi vằn, vắt, bọ bu bám… gây sốt rét trong rừng là chuyện bình thường”.
Ăn xong, không kịp nghỉ ngơi mọi người lại tiếp tục bắt tay vào công việc. Với những thao tác nhanh thoăn thoắt, cây củi được chặt ra từng khúc dài tầm 1 m, xếp thành từng ôm. 15 giờ, củi đã kiếm đầy, và được bó lại thành từng bó gọn gàng. Mỗi bó nặng chừng 30 kg (3 bó/ngày). Mọi người lần lượt cất củi lên vai và vác ra tập kết ở hai bên đường ray gần ga Hải Vân Bắc.
Hơn 18 giờ đoàn tàu hàng chầm chậm vào ga, đợi đến lúc chuẩn bị tàu dừng, các tiều phu bốc vội củi lên toa tàu trống. Để bốc được những bó củi nặng lên khoang tàu phải có sự phối hợp ăn ý của 2 người. Người ở dưới cất lên, người ở trên cửa tàu vịn lại và giữ chặt không cho rơi xuống trước khi đẩy vào vị trí an toàn. Tất nhiên lúc này động tác phải nhanh, mạnh, dứt khoát nếu không tàu chuyển bánh sẽ rất khó khăn đưa lên. Bà Thanh năm nay ngoài 60 tuổi (ở phường Hòa Hiệp Bắc, quân Liên Chiểu) mồ hôi nhễ nhại, miệng thở hổn hển: “Mệt lắm, nhưng người làm nghề này ai cũng phải khỏe cả, có khỏe mới vác nổi những bó củi chứ”.
Những vất vả, khổ cực… |
Hồi còi tàu vang lên, báo hiệu đoàn tàu vừa dừng lại ở ga cuối Kim Liên, trong khi ở phía đằng xa củi của các tiều phu đã chuyển về tới ngõ.
Nghề “an phận thủ thường”
Mỗi ngày kiếm được 3 bó củi, giá mỗi bó chỉ không đến 20.000 đồng. Trừ những ngày mưa gió, ốm đau thu nhập của những người làm nghề tiều phu nơi đây chỉ còn lại khoảng dưới 1,5 triệu đồng/tháng. Khoản thu nhập ấy chẳng đáng là bao so với mồ hôi, công sức họ đổ ra. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay hơn 20 hộ gia đình ở các xóm nhỏ dọc đường ray xe lửa gần ga Kim Liên vẫn bám trụ với cái nghề vất vả, nặng nhọc này.
Trong số những người gắn bó với nghề tiều phu, ông Trần Văn Khánh (60 tuổi, trú ở tổ 6, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) là người cao tuổi nhất. Đi rừng từ năm 15 tuổi đến nay ông đã có 45 năm trong nghề, nhưng sức vẫn còn dẻo dai, đôi chân vẫn còn khỏe lắm. Nhìn chị em vất vả với nghề, ông cảm thán: “Nghề đi rừng đốn củi ở đây đã có từ bao đời, khoảng hơn 10 năm trở về trước cả khu vực này đều làm nghề này. Thậm chí người ở tít dưới tận các phường Hòa Minh, phường Hòa Khánh cũng lên đây để đi rừng. Riêng tui, từ thời ba mẹ tui đã đi rừng, lớn choai choai tui cũng phải xách rựa vào rừng đốn củi. Nhà nghèo, học hành ít nên đành phải vào rừng mà kiếm sống thôi”.
Củi ở đây bán khá chạy. Khách hàng mua củi đa số là những chủ làm lò mì, lò bún. Ngoài ra cũng không thể thiếu vị khách hàng quen thuộc, đó là nhà buôn. Chính điều này tạo thêm động cơ giúp các tiều phu hăng hái, gắn bó dài lâu với công việc đi rừng. “Nhiều khi mình túng tiền, những người mua củi quen lâu rồi họ sẵn sàng cho ứng tiền trước rồi đi củi về trừ lại”. – chị Tám (47 tuổi) cho biết thêm.
Tuy chấp nhận an phận với nghề, nhưng không bao giờ các nữ tiều phu ở đây để con cái của mình phải vào rừng đốn củi. Dường như trong thâm tâm, họ đã nhận ra cần có sự thay đổi về công việc cho con em mình chứ không thể cha truyền con nối mãi cái nghề này. Vì thế, tạo điều kiện để con cái học chữ, học nghề mong có được tương lai tươi sáng là điều các tiều phu luôn mong muốn.
Rời bến tàu Kim Liên ra về nhưng hình ảnh phận đời nhỏ nhoi của những nữ tiều phu sắc mặt bơ phờ đi về dưới màn đêm tối tăm, cặp mắt trông xa xăm như ngóng trông ở một điều gì kỳ diệu có thể thay đổi phận đời của họ, rồi cứ mãi hiện hữu trong tâm trí chúng tôi, làm chúng tôi không khỏi ngậm ngùi xót xa cho những phận nữ trót lỡ mang “kiếp tiều phu”…
Vẫn biết cái nghề này là cực, là khổ nhưng nhiều chị em chỉ biết cười “lỡ bám níu hắn rồi phải theo thôi, chứ biết làm nghề chi bây chừ”. Đang ngồi trong nhà nhờ người con gái út bóp chân, chị Giang (trú tổ 9, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, người nhiều năm theo đuổi nghề này) than thở: “Cô thấy đấy, đứng tuổi, từng trải và chân khỏe như ri thì không chịu nổi, huống chi là lớp trẻ”. Vừa nói chị Giang đưa tay chỉ những vết sẹo ở tay, ở chân mà chị đi rừng bị trượt ngã, hay bị lưỡi cây rựa sắc liếm phải. Các vết sẹo dăm dít cả cũ lẫn mới làm cho chân tay chị xù xì như vỏ cây thông.
http://www.xaluan.com/