T
T$
Guest
Quân đội Thái Lan và Kampuchea đã nổ súng qua lại hồi chiều nay và hai bên đã đổ lỗi cho nhau là khai chiến trước.
Người ta nghe thấy tiếng súng nhỏ và đại bác, và thường dân đã được sơ tán ra khỏi khu vực
Phát ngôn viên chính phủ Thái, ông Panitan Wattanayagorn nói những vụ xung đột thỉnh thoảng vẫn xảy ra vì bản chất thiếu an ninh ở biên giới. Ông nói sự kiện này chứng tỏ cần phải tăng cường các nỗ lực theo một biên bản ghi nhớ nhằm giải quyết vụ xung đột về lãnh thổ một cách ôn hòa.
Ông nói: “Đó là lý do vì sao chúng tôi kêu gọi Kampuchea hợp tác với chúng tôi nhanh chóng hơn theo biên bản ghi nhớ để thương nghị việc định các đường biên rõ ràng để có thể bảo vệ biên giới một cách hữu hiệu hơn.”
Ông Panitan nói vụ đụng độ đang được điều tra và cả hai bên cần phải hợp tác chặt chẽ hơn để bảo đảm các sự cố như thế không ảnh hưởng đến bang giao toàn diện.
Tuy nhiên, ban Khmer của đài VOA, tường trình rằng cuộc giao tranh rất lớn, với các vụ xung đột bằng trọng pháo và xe tăng.
Vụ nổ súng bùng ra vào lúc các giới chức Thái đang có mặt tại Kampuchea để mở các cuộc đàm phán nhằm giải quyết vụ tranh chấp biên giới.
Các giới chức cũng đã gặp hai người Thái theo chủ nghĩa dân tộc bị một tòa án Kampuchea kết án nhiều năm tù về tội làm gián điệp và xâm nhập lãnh thổ sau khi vào vùng đất có tranh chấp.
Hàng trăm người Thái theo chủ nghĩa dân tộc thuộc Liên minh Dân tộc tranh đấu cho Dân chủ, còn được gọi là phe Áo Vàng, hay PAD, đã biểu tình gần các công ốc của chính phủ trong 2 tuần lễ để đòi phải có chủ trương cứng rắn đối với Kampuchea.
Ông Panthep Pourpongphan là một người phát ngôn của PAD, liên minh kêu gọi hủy bỏ biên bản ghi nhớ. Ông nói vụ xung đột mới nhất cho thấy văn bản đó không có hiệu lực.
Ông nói: “Vụ giao tranh này là một bằng chứng, bằng chứng khá rõ ràng là loại văn bản ghi nhớ như thế này có quá nhiều vấn đề và ta cần phải đình chỉ và bắt đầu các cuộc thương nghị mới cho một biên bản ghi nhớ mới.”
Giao tranh xảy ra gần ngôi đền cổ Preah Vihear dọc theo biên giới. Thái Lan và Kampuchea cùng đòi chủ quyền vùng đất gần ngôi đền này.
Hai bên đã đụng độ vì vấn đề biên giới trước đây và cả hai bên đều chịu nhiều tử vong kể từ năm 2008.
Người ta nghe thấy tiếng súng nhỏ và đại bác, và thường dân đã được sơ tán ra khỏi khu vực
Phát ngôn viên chính phủ Thái, ông Panitan Wattanayagorn nói những vụ xung đột thỉnh thoảng vẫn xảy ra vì bản chất thiếu an ninh ở biên giới. Ông nói sự kiện này chứng tỏ cần phải tăng cường các nỗ lực theo một biên bản ghi nhớ nhằm giải quyết vụ xung đột về lãnh thổ một cách ôn hòa.
Ông nói: “Đó là lý do vì sao chúng tôi kêu gọi Kampuchea hợp tác với chúng tôi nhanh chóng hơn theo biên bản ghi nhớ để thương nghị việc định các đường biên rõ ràng để có thể bảo vệ biên giới một cách hữu hiệu hơn.”
Ông Panitan nói vụ đụng độ đang được điều tra và cả hai bên cần phải hợp tác chặt chẽ hơn để bảo đảm các sự cố như thế không ảnh hưởng đến bang giao toàn diện.
Tuy nhiên, ban Khmer của đài VOA, tường trình rằng cuộc giao tranh rất lớn, với các vụ xung đột bằng trọng pháo và xe tăng.
Vụ nổ súng bùng ra vào lúc các giới chức Thái đang có mặt tại Kampuchea để mở các cuộc đàm phán nhằm giải quyết vụ tranh chấp biên giới.
Các giới chức cũng đã gặp hai người Thái theo chủ nghĩa dân tộc bị một tòa án Kampuchea kết án nhiều năm tù về tội làm gián điệp và xâm nhập lãnh thổ sau khi vào vùng đất có tranh chấp.
Hàng trăm người Thái theo chủ nghĩa dân tộc thuộc Liên minh Dân tộc tranh đấu cho Dân chủ, còn được gọi là phe Áo Vàng, hay PAD, đã biểu tình gần các công ốc của chính phủ trong 2 tuần lễ để đòi phải có chủ trương cứng rắn đối với Kampuchea.
Ông Panthep Pourpongphan là một người phát ngôn của PAD, liên minh kêu gọi hủy bỏ biên bản ghi nhớ. Ông nói vụ xung đột mới nhất cho thấy văn bản đó không có hiệu lực.
Ông nói: “Vụ giao tranh này là một bằng chứng, bằng chứng khá rõ ràng là loại văn bản ghi nhớ như thế này có quá nhiều vấn đề và ta cần phải đình chỉ và bắt đầu các cuộc thương nghị mới cho một biên bản ghi nhớ mới.”
Giao tranh xảy ra gần ngôi đền cổ Preah Vihear dọc theo biên giới. Thái Lan và Kampuchea cùng đòi chủ quyền vùng đất gần ngôi đền này.
Hai bên đã đụng độ vì vấn đề biên giới trước đây và cả hai bên đều chịu nhiều tử vong kể từ năm 2008.