T
T$
Guest
Reuters
Image caption
Báo cáo của Ủy ban An toàn Hà Lan không nói bên nào chịu trách nhiệm gây ra thảm họa.
Ủy ban An toàn Hà Lan sắp công bố báo cáo chính thức về nguyên do chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines bị nổ trên không Ukraine năm 2014, khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng.
Kết luận sơ bộ cho biết máy bay bị "ngoại lực lớn bên ngoài máy bay" đâm trúng, khiến gây suy đoán rằng một tên lửa đất đối không đã bắn rơi MH17.
Phương Tây và Ukraina tuyên bố phiến quân do Nga hậu thuẫn bắn rơi máy bay Boeing 777, trong khi Nga lại đổ lỗi cho Ukraine. Nhưng báo cáo sẽ không nêu tên phía chịu trách nhiệm.
Moscow dự kiến sẽ đưa ra báo cáo riêng của họ.
Máy bay trên đường từ Amsterdam tới Kuala Lumpur thì bị rơi ở vùng đông Ukraine do ly khai kiểm soát ngày 17/7/2014 - cao điểm của cuộc xung đột giữa quân chính phủ và lực lượng ly khai thân Nga.
193 công dân Hà Lan nằm trong số các nạn nhân. Ủy ban An toàn Hà Lan dự kiến sẽ trình bày báo cáo trước hết cho gia đình và người thân của các nạn nhân và sau đó với các phóng viên tại căn cứ quân sự Gilze-Rijen.
Họ cũng sẽ đưa ra các bộ phận của máy bay được mang về từ khu vực Donetsk do phiến quân kiểm soát.
[h=2]'Còn quá sớm'[/h]
[h=2]Bốn điểm chính trong báo cáo[/h]
- Điều gì khiến chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines bị nổ trên không
- Tại sao MH17 bay trên khu vực xung đột
- Tại sao một số gia đình phải đợi bốn ngày trước khi được xác nhận chính thức rằng những người thân của họ có mặt trên chuyến bay
- Các hành khách và phi hành đoàn biết đến mức độ nào về những gì đang xảy ra trong giây phút cuối cùng
Điều này là do Ủy ban không có thẩm quyền qui trách nhiệm theo các qui định về điều tra tai nạn hàng không quốc tế.
Một cuộc điều tra hình sự riêng rẽ do Hà Lan thực hiện vẫn đang tiếp tục, kết quả dự kiến được công bố trong vài tháng tới.
Các công tố viên đặt giả định rằng MH17 nhiều khả năng bị một tên lửa đất đối không Buk bắn hạ.
Tháng 8/2015, họ cho biết đang điều tra các mảnh vỡ "có thể có nguồn gốc từ một tên lửa Buk".
Các quan chức chính phủ Ukraine và một số nước phương Tây Ukraine cho hay tên lửa được mang đến từ Nga và được phóng đi từ khu vực do phiến quân Ukraine kiểm soát.
Nga phủ nhận cáo buộc trên và tuyên bố rằng MH17 đã bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không hoặc một chiến đấu cơ của lực lượng Ukraine.
Chính phủ Kiev bác bỏ rằng cáo buộc này vô căn cứ.
Tháng 7/2015, Nga phủ quyết một dự thảo tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thành lập một tòa án quốc tế điều tra thảm họa MH17.
Tổng thống Vladimir Putin khi đó cho biết việc lập một tòa án như vậy là ‘còn quá sớm và phản tác dụng’.
Trước khi Hà Lan công bố báo cáo hôm thứ Ba 13/10, hãng sản xuất vũ khí Nga Almaz-Antey - nơi chế tạo tên lửa Buk - dự kiến cũng công bố kết quả điều tra riêng của họ về MH17.
Một số quan chức cấp cao của Nga cho biết các nhà điều tra Hà Lan không hợp tác với các chuyên gia Nga.
"Một loạt yếu tố (về vụ bắn rơi MH17) do Nga trình bày đã không được xem xét vì những lý do mà chúng tôi cũng không hiểu nổi", ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Vladimir Putin cho biết hôm thứ hai 12/10.
Theo BBC Vietnamese