Sau thông tin huyện Đông Anh có văn bản xin đề nghị lắp đặt 20 nhà vệ sinh công cộng bằng thép tại 16 điểm trên địa bàn, huyện Thường Tín và Chương Mỹ cho biết họ cũng có nhu cầu lắp khoảng 10-15 điểm do nhu cầu bức thiết cần phải có.
Nhiều huyện ngoại thành xin xây nhà vệ sinh tiền tỷ
Đông Anh được sao Chương Mỹ thì không?
Ông Lê Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tin chia sẻ, nếu được thành phố quan tâm thì huyện sẽ đề xuất xin lắp đặt nhà vệ sinh công cộng tại khoảng 10-15 điểm trên địa bàn.
Theo đó, các vị trí ông Sơn đề xuất là các trung tâm thương mại, các khu vực lễ hội như Chùa Đậu nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như yêu cầu về mỹ quan đô thị.
Ông Sơn lý giải, tại các nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi đông người, hoặc nơi có nhiều hoạt động du lịch thiếu nhà vệ sinh là điều rất bất cập. Do điều kiện kinh tế, xã hội nên mới chỉ có những nhà vệ sinh xây tạm không đảm bảo yêu cầu, kỹ thuật nhất là trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển hiện đại, văn minh.
Ví dụ, khi khách đi Chùa Hương, do thiếu nhà vệ sinh công cộng mà du khách phóng uế bừa bãi gây mất vệ sinh, ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường.
Ông Sơn kể lại câu chuyện ông từng chứng kiến, khi ông được tiếp một đoàn khách của Liên Hiệp Quốc. Trong đoàn có một nữ đại sứ vì không có nhà vệ sinh công cộng mà bà phải nhịn cả mấy tiếng đồng hồ, từ Hà Nội về tỉnh, rồi lại từ tỉnh về thành phố. Từ đầu tới cuối cuộc họp vẫn không tìm được nơi đi vệ sinh.
Ông Sơn cho rằng, nhà vệ sinh công cộng vừa là nhu cầu vừa là sự văn minh. Tất nhiên, cũng phải tiến hành khảo sát những địa điểm phù hợp chứ không phải chỗ nào cũng lắp đặt.
Cùng quan điểm, ông Vũ Văn Đông - Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho biết, huyện đã đề xuất xin thành phố xây dựng và lắp đặt nhà vệ sinh công cộng 4 buồng tại hai điểm thị trấn Chúc Sơn và Xuân Mai. Tuy nhiên, không được duyệt.
"Không biết do khó khăn về ngân sách hay vướng mắc về chủ trương mà đề nghị của Chương Mỹ không được duyệt". Theo lý giải của ông Đông, hai điểm thị trấn này là nơi tập trung rất đông người, vào những dịp tuyển quân, hội thao, hoạt động văn hóa khu vực này có thể lên đến vài nghìn người nhưng tại đây lại không có nhà vệ sinh công cộng.
"Có lúc sân vận động chứa tới 5000-7000 người, nhưng vì không có nhà vệ sinh công cộng nên ban tổ chức thường quây cót để phục vụ nhu cầu của người dân".
Ông Đông thắc mắc, Đông Anh là huyện ngoại thành nằm cách xa thành phố mà cũng được phê duyệt tới 17 địa điểm, không hiểu sao Chương Mỹ lại không được xem xét.
Đúng mục đích, xứng đáng đồng tiền bỏ ra
Theo đề án trình UBND thành phố Hà Nội, ông Hoàng Nam Sơn, phó giám đốc Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội, cho biết thành phố đã phê duyệt 17/20 điểm xây dựng nhà vệ sinh công cộng cho tuyến huyện là huyện Đông Anh.
Cụ thể, UBND huyện Đông Anh đề xuất bốn địa điểm xây hai nhà vệ sinh, gồm khu di tích Cổ Loa, khu đô thị Kim Chung, chợ Cổ Điển - Hải Bối, chợ đầu mối Bắc Thăng Long; 12 địa điểm còn lại xây mỗi điểm một nhà vệ sinh.
Ông Phạm Văn Châm - Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho rằng lý do huyện đề xuất là do: "Tất cả những điểm này đều là nơi công cộng, đồng người. Những địa điểm công cộng này không còn mặt bằng để xây”.
Theo tính toán sơ bộ, nếu xây dựng 20 nhà vệ sinh công cộng bằng thép ở huyện Đông Anh sẽ tốn hơn 20 tỉ đồng.
Sau Đông Anh, hàng loạt các quận, huyện đã đề xuất xây dựng nhà vệ sinh công cộng. Quận Long Biên đề xuất lắp đặt 2 nhà vệ sinh bằng thép, quận Ba Đình đề xuất 5 cái, quận Cầu Giấy đề xuất lắp đặt 22 cái.Đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội cho biết, "Xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng là việc hết sức cần thiết nên cần phải làm ngay trong thời gian tới để khắc phục tình trạng môi trường vệ sinh, xã hội".
Tuy nhiên, vị này cũng nhấn mạnh, việc này được tiến hành trong sự đảm bảo hiệu quả, đầu tư đúng mục đích, xứng đáng với số tiền bỏ ra.Mặc dù hiện tại, 4 quận nội thành cũ của Hà Nội có 310 nhà vệ sinh công cộng do Công ty Môi trường đô thị Hà Nội quản lý, riêng khu phố cổ và quanh hồ Hoàn Kiếm (nơi tập trung đông khách du lịch) cũng có đến 16 điểm nhưng hiệu quả sử dụng lại không cao.
Nhiều điểm nhà vệ sinh bị biến thành nơi bán trà đá, nước giải khát. Có điểm còn kèm theo dịch vụ tắm nóng lạnh và trông giữ mũ bảo hiểm xa máy.
Trả lời báo chí, ông Lê Văn Dục - Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội vẫn cho rằng, tất cả nhà vệ sinh công cộng được đầu tư trên địa bàn TP đều phát huy hiệu quả.
Theo báo Đất Việt
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Nhiều huyện ngoại thành xin xây nhà vệ sinh tiền tỷ
Đông Anh được sao Chương Mỹ thì không?
Ông Lê Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tin chia sẻ, nếu được thành phố quan tâm thì huyện sẽ đề xuất xin lắp đặt nhà vệ sinh công cộng tại khoảng 10-15 điểm trên địa bàn.
Theo đó, các vị trí ông Sơn đề xuất là các trung tâm thương mại, các khu vực lễ hội như Chùa Đậu nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như yêu cầu về mỹ quan đô thị.
Ông Sơn lý giải, tại các nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi đông người, hoặc nơi có nhiều hoạt động du lịch thiếu nhà vệ sinh là điều rất bất cập. Do điều kiện kinh tế, xã hội nên mới chỉ có những nhà vệ sinh xây tạm không đảm bảo yêu cầu, kỹ thuật nhất là trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển hiện đại, văn minh.
Ví dụ, khi khách đi Chùa Hương, do thiếu nhà vệ sinh công cộng mà du khách phóng uế bừa bãi gây mất vệ sinh, ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường.
Ông Sơn kể lại câu chuyện ông từng chứng kiến, khi ông được tiếp một đoàn khách của Liên Hiệp Quốc. Trong đoàn có một nữ đại sứ vì không có nhà vệ sinh công cộng mà bà phải nhịn cả mấy tiếng đồng hồ, từ Hà Nội về tỉnh, rồi lại từ tỉnh về thành phố. Từ đầu tới cuối cuộc họp vẫn không tìm được nơi đi vệ sinh.
Ông Sơn cho rằng, nhà vệ sinh công cộng vừa là nhu cầu vừa là sự văn minh. Tất nhiên, cũng phải tiến hành khảo sát những địa điểm phù hợp chứ không phải chỗ nào cũng lắp đặt.
Cùng quan điểm, ông Vũ Văn Đông - Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho biết, huyện đã đề xuất xin thành phố xây dựng và lắp đặt nhà vệ sinh công cộng 4 buồng tại hai điểm thị trấn Chúc Sơn và Xuân Mai. Tuy nhiên, không được duyệt.
"Không biết do khó khăn về ngân sách hay vướng mắc về chủ trương mà đề nghị của Chương Mỹ không được duyệt". Theo lý giải của ông Đông, hai điểm thị trấn này là nơi tập trung rất đông người, vào những dịp tuyển quân, hội thao, hoạt động văn hóa khu vực này có thể lên đến vài nghìn người nhưng tại đây lại không có nhà vệ sinh công cộng.
"Có lúc sân vận động chứa tới 5000-7000 người, nhưng vì không có nhà vệ sinh công cộng nên ban tổ chức thường quây cót để phục vụ nhu cầu của người dân".
Ông Đông thắc mắc, Đông Anh là huyện ngoại thành nằm cách xa thành phố mà cũng được phê duyệt tới 17 địa điểm, không hiểu sao Chương Mỹ lại không được xem xét.
Đúng mục đích, xứng đáng đồng tiền bỏ ra
Theo đề án trình UBND thành phố Hà Nội, ông Hoàng Nam Sơn, phó giám đốc Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội, cho biết thành phố đã phê duyệt 17/20 điểm xây dựng nhà vệ sinh công cộng cho tuyến huyện là huyện Đông Anh.
Cụ thể, UBND huyện Đông Anh đề xuất bốn địa điểm xây hai nhà vệ sinh, gồm khu di tích Cổ Loa, khu đô thị Kim Chung, chợ Cổ Điển - Hải Bối, chợ đầu mối Bắc Thăng Long; 12 địa điểm còn lại xây mỗi điểm một nhà vệ sinh.
Ông Phạm Văn Châm - Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho rằng lý do huyện đề xuất là do: "Tất cả những điểm này đều là nơi công cộng, đồng người. Những địa điểm công cộng này không còn mặt bằng để xây”.
Theo tính toán sơ bộ, nếu xây dựng 20 nhà vệ sinh công cộng bằng thép ở huyện Đông Anh sẽ tốn hơn 20 tỉ đồng.
Sau Đông Anh, hàng loạt các quận, huyện đã đề xuất xây dựng nhà vệ sinh công cộng. Quận Long Biên đề xuất lắp đặt 2 nhà vệ sinh bằng thép, quận Ba Đình đề xuất 5 cái, quận Cầu Giấy đề xuất lắp đặt 22 cái.Đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội cho biết, "Xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng là việc hết sức cần thiết nên cần phải làm ngay trong thời gian tới để khắc phục tình trạng môi trường vệ sinh, xã hội".
Tuy nhiên, vị này cũng nhấn mạnh, việc này được tiến hành trong sự đảm bảo hiệu quả, đầu tư đúng mục đích, xứng đáng với số tiền bỏ ra.Mặc dù hiện tại, 4 quận nội thành cũ của Hà Nội có 310 nhà vệ sinh công cộng do Công ty Môi trường đô thị Hà Nội quản lý, riêng khu phố cổ và quanh hồ Hoàn Kiếm (nơi tập trung đông khách du lịch) cũng có đến 16 điểm nhưng hiệu quả sử dụng lại không cao.
Nhiều điểm nhà vệ sinh bị biến thành nơi bán trà đá, nước giải khát. Có điểm còn kèm theo dịch vụ tắm nóng lạnh và trông giữ mũ bảo hiểm xa máy.
Trả lời báo chí, ông Lê Văn Dục - Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội vẫn cho rằng, tất cả nhà vệ sinh công cộng được đầu tư trên địa bàn TP đều phát huy hiệu quả.
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn