[h=2]Vì lợi nhuận khổng lồ từ loài vật được coi là 'bỏ đi', người dân các huyện ngoại thành Hà Nội đổ xô đi bắt ốc bươu vàng bán cho các chủ thầu thu gom. Tuy nhiên, việc chế biến và xử lý các phụ phẩm từ hàng chục tấn ốc bươu vàng mỗi ngày đang khiến nhiều làng quê rơi vào cảnh 'dở khóc dở cười'.[/h]
Thời gian gần đây, người dân các huyện ngoại thành Hà Nội như Hoài Đức, Thạch Thất, Từ Liêm... rỉ tai nhau về một phương thức làm giàu mới: bắt và bán ốc bươu vàng. Con vật gây hại mùa màng, thường bị người dân bắt vứt đi vì ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa, nay lại làm ra tiền, khiến không ít người phấn khởi.
Theo tiết lộ của một người dân, mỗi kg thịt ốc bươu vàng, thương lái thu mua với giá 17.000 đồng. "Đấy là giá đã qua đợt 'sốt' vừa rồi rồi đấy, chứ thời gian đầu, chúng tôi bán được 25.000 đồng/kg nữa cơ", người dân này cho biết.
Vỏ ốc được đổ tràn ra đường, khắp các ao hồ, kênh mương... gây ô nhiễm môi trường.
Tranh thủ thời gian rỗi, thậm chí bỏ cả ruộng vườn, nhiều người dân ngày đêm đi bắt ốc bươu để bán. Từ chỗ chỉ bắt ở đồng gần trong xã, trong huyện, sau đó, người dân tìmđến các cánh đồng thuộc nhiều huyện khác, nay họ phải đi rất xa tới cáctỉnh như Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình... để bắt ốc.
Là một trong những địa điểm thu gom lớn bậc nhất tại miền Bắc, chuyên thu mua ốc bươu vàng tại các huyện ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận từ Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương..., xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội thời gian gần đây luôn tấp nập khách ra vào.
Anh Nguyễn Mạnh Hùng (thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội), một trong những chủ thầu, cho biết, cứ hai ngày một lần, gia đình anh lại thu gom được một xe tải loại 20 tấn thịt ốc để vận chuyển đi Móng Cái, Quảng Ninh tập hợp, trước khi xuất hàng sang cho các thương lái Trung Quốc.
Theo anh Hùng, các thương lái Trung Quốc chỉ mua phần thịt ở miệng ốc, còn ruột và vỏ ốc thì không mua. Do đó, để có 1kg thịt ốc để bán, người dân cần bắt 3, 4kg ốc bươu vàng.
Theo đó, ốc bắt về được luộc chín, chỉ moi lấy mặt, miệng ốc, các phần còn lại đều loại bỏ. Chỉ tính riêng ở thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, mỗi ngày có hàng tấn ốc được thu gom và các đại lý chi hàng tỷ đồng để thu mua số ốc này.
Từ đây, vấn nạn về môi trường bắt đầu nảy sinh khi mỗi ngày người dân đổ hàng tấn vỏ ốc ra bờ đê, kênh mương ngay gần khu sinh sống. Phần ruột còn lại bên trong vỏ ốc bị để lâu và bắt đầu phân hủy tạo mùi hôi thối rất khó chịu.
Bà Phạm Thị Là, một hộ dân sống gần đê Cấn Thượng, xã Cấn Hữu cho biết: "Mỗi buổi trưa oi nắng, chiều tà, hoặc khi trời bắt đầu mưa lớn, mùi hôi thối bốc lên từ những núi vỏ ốc trên triền đê sộc thẳng vào làng, khiến dân xóm tôi cảm thấy vô cùng khó thở, ngột ngạt. Đến trẻ con cũng phải nôn oẹ, rởn người vì thứ mùi thối nồng nặc ấy".
"Họ còn ngang nhiên đổ thẳng xuống sông, kênh mương gây tắc cống rãnh liên tục. Những hôm mưa to, nước không thoát kịp nên trào lên mặt đường. Nước mưa cộng với nước cống rãnh và thịt ốc thối tràn cả vào nhà dân, khiến cuộc sống của chúng tôi vô cùng khổ sở", ông Đăng, một hộ dân thôn Cấn Thượng nói thêm.
Trao đổi về vấn đề này, ông Đỗ Văn Hùng, phó chủ tịch UBND xã Cấn Hữu cho biết: "Chúng tôi đã khuyến cáo và cấm người dân đổ vỏ ốc tràn lan ra đường, kênh mương. Thậm chí, xã đã quy hoạch hẳn cả một khu bãi rác để đổ vỏ ốc nhưng không 'ăn thua' so với lượng vỏ ốc mỗi ngày quy tụ về đây. Cho người giám sát chặt chẽ tại các con đường vào ban ngày, dân lại lén lút đem vỏ ốc đi đổ trộm vào ban đêm. Thực sự, chúng tôi không thể kiểm soát nổi".
Theo quan sát của phóng viên, dọc các con đường dẫn vào xã Cấn Hữu, trên khắp các bờ ruộng, kênh mương, từng đống vỏ ốc được đổ ngổn ngang, thậm chí, có chỗ chất cao thành núi. Mùi hôi thối từ các đống vỏ ốc khiến nhiều người liên tưởng tới mùi xác chết, khiến nhiều người không khỏi sốc khi lần đầu đi ngang qua.
Trước đó, người dân các vùng quê đã nhiều phen vì mải mê lợi nhuận trước mắt mà bỏ hết việc đồng áng để tập trung cho những công việc "trời ơi đất hỡi" mà thương lái Trung Quốc đánh tiếng như mua móng trâu, râu ngô, lá điều, rễ hồi, lá vải thiều... Đến mùa làm đồng, trâu mất móng không thể cày bừa; lá vải thiều đang xanh non bị người dân bứt hết, đến mùa, cây vải không thể trổ nổi hoa chứ đừng nói đậu quả; hay phong trào nuôi đỉa để rồi sau đó khi các thương lái tuyên bố không mua nữa, dân làng sống dở chết dở tìm cách thiêu hủy...
Vỏ ốc đổ tràn lan, dày đặc ở khu vực đê Cấn Thượng.
Các bao tải vỏ ốc nằm lăn lóc bên vệ đường.
Vỏ ốc tràn cả xuống ao hồ, bờ sông.
Mặc dù xã đã có biển cảnh báo vị trí đổ vỏ ốc nhưng bãi rác dành riêng cho loại phế phẩm
đặc biệt này cũng không đủ chỗ để chứa.
Cả một đoạn mương tưới tiêu bị phủ kín bởi vỏ ốc.
Ruột ốc thối xen lẫn mùi nước bẩn khiến cả khu vực gần đó ô nhiễm nặng.
Núi vỏ ốc cao chất ngất bên vệ đường.
Lớp vỏ cũ chưa kịp khô, đống vỏ ốc mới đã được đổ chồng lên.
Trên khắp các bờ ruộng, kênh mương, từng đống vỏ ốc đổ ngổn ngang.
Theo Tri thức thời đại
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Thời gian gần đây, người dân các huyện ngoại thành Hà Nội như Hoài Đức, Thạch Thất, Từ Liêm... rỉ tai nhau về một phương thức làm giàu mới: bắt và bán ốc bươu vàng. Con vật gây hại mùa màng, thường bị người dân bắt vứt đi vì ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa, nay lại làm ra tiền, khiến không ít người phấn khởi.
Theo tiết lộ của một người dân, mỗi kg thịt ốc bươu vàng, thương lái thu mua với giá 17.000 đồng. "Đấy là giá đã qua đợt 'sốt' vừa rồi rồi đấy, chứ thời gian đầu, chúng tôi bán được 25.000 đồng/kg nữa cơ", người dân này cho biết.
Vỏ ốc được đổ tràn ra đường, khắp các ao hồ, kênh mương... gây ô nhiễm môi trường.
Tranh thủ thời gian rỗi, thậm chí bỏ cả ruộng vườn, nhiều người dân ngày đêm đi bắt ốc bươu để bán. Từ chỗ chỉ bắt ở đồng gần trong xã, trong huyện, sau đó, người dân tìmđến các cánh đồng thuộc nhiều huyện khác, nay họ phải đi rất xa tới cáctỉnh như Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình... để bắt ốc.
Là một trong những địa điểm thu gom lớn bậc nhất tại miền Bắc, chuyên thu mua ốc bươu vàng tại các huyện ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận từ Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương..., xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội thời gian gần đây luôn tấp nập khách ra vào.
Anh Nguyễn Mạnh Hùng (thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội), một trong những chủ thầu, cho biết, cứ hai ngày một lần, gia đình anh lại thu gom được một xe tải loại 20 tấn thịt ốc để vận chuyển đi Móng Cái, Quảng Ninh tập hợp, trước khi xuất hàng sang cho các thương lái Trung Quốc.
Theo anh Hùng, các thương lái Trung Quốc chỉ mua phần thịt ở miệng ốc, còn ruột và vỏ ốc thì không mua. Do đó, để có 1kg thịt ốc để bán, người dân cần bắt 3, 4kg ốc bươu vàng.
Theo đó, ốc bắt về được luộc chín, chỉ moi lấy mặt, miệng ốc, các phần còn lại đều loại bỏ. Chỉ tính riêng ở thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, mỗi ngày có hàng tấn ốc được thu gom và các đại lý chi hàng tỷ đồng để thu mua số ốc này.
Từ đây, vấn nạn về môi trường bắt đầu nảy sinh khi mỗi ngày người dân đổ hàng tấn vỏ ốc ra bờ đê, kênh mương ngay gần khu sinh sống. Phần ruột còn lại bên trong vỏ ốc bị để lâu và bắt đầu phân hủy tạo mùi hôi thối rất khó chịu.
Bà Phạm Thị Là, một hộ dân sống gần đê Cấn Thượng, xã Cấn Hữu cho biết: "Mỗi buổi trưa oi nắng, chiều tà, hoặc khi trời bắt đầu mưa lớn, mùi hôi thối bốc lên từ những núi vỏ ốc trên triền đê sộc thẳng vào làng, khiến dân xóm tôi cảm thấy vô cùng khó thở, ngột ngạt. Đến trẻ con cũng phải nôn oẹ, rởn người vì thứ mùi thối nồng nặc ấy".
"Họ còn ngang nhiên đổ thẳng xuống sông, kênh mương gây tắc cống rãnh liên tục. Những hôm mưa to, nước không thoát kịp nên trào lên mặt đường. Nước mưa cộng với nước cống rãnh và thịt ốc thối tràn cả vào nhà dân, khiến cuộc sống của chúng tôi vô cùng khổ sở", ông Đăng, một hộ dân thôn Cấn Thượng nói thêm.
Trao đổi về vấn đề này, ông Đỗ Văn Hùng, phó chủ tịch UBND xã Cấn Hữu cho biết: "Chúng tôi đã khuyến cáo và cấm người dân đổ vỏ ốc tràn lan ra đường, kênh mương. Thậm chí, xã đã quy hoạch hẳn cả một khu bãi rác để đổ vỏ ốc nhưng không 'ăn thua' so với lượng vỏ ốc mỗi ngày quy tụ về đây. Cho người giám sát chặt chẽ tại các con đường vào ban ngày, dân lại lén lút đem vỏ ốc đi đổ trộm vào ban đêm. Thực sự, chúng tôi không thể kiểm soát nổi".
Theo quan sát của phóng viên, dọc các con đường dẫn vào xã Cấn Hữu, trên khắp các bờ ruộng, kênh mương, từng đống vỏ ốc được đổ ngổn ngang, thậm chí, có chỗ chất cao thành núi. Mùi hôi thối từ các đống vỏ ốc khiến nhiều người liên tưởng tới mùi xác chết, khiến nhiều người không khỏi sốc khi lần đầu đi ngang qua.
Trước đó, người dân các vùng quê đã nhiều phen vì mải mê lợi nhuận trước mắt mà bỏ hết việc đồng áng để tập trung cho những công việc "trời ơi đất hỡi" mà thương lái Trung Quốc đánh tiếng như mua móng trâu, râu ngô, lá điều, rễ hồi, lá vải thiều... Đến mùa làm đồng, trâu mất móng không thể cày bừa; lá vải thiều đang xanh non bị người dân bứt hết, đến mùa, cây vải không thể trổ nổi hoa chứ đừng nói đậu quả; hay phong trào nuôi đỉa để rồi sau đó khi các thương lái tuyên bố không mua nữa, dân làng sống dở chết dở tìm cách thiêu hủy...
Vỏ ốc đổ tràn lan, dày đặc ở khu vực đê Cấn Thượng.
Các bao tải vỏ ốc nằm lăn lóc bên vệ đường.
Vỏ ốc tràn cả xuống ao hồ, bờ sông.
Mặc dù xã đã có biển cảnh báo vị trí đổ vỏ ốc nhưng bãi rác dành riêng cho loại phế phẩm
đặc biệt này cũng không đủ chỗ để chứa.
Cả một đoạn mương tưới tiêu bị phủ kín bởi vỏ ốc.
Ruột ốc thối xen lẫn mùi nước bẩn khiến cả khu vực gần đó ô nhiễm nặng.
Núi vỏ ốc cao chất ngất bên vệ đường.
Lớp vỏ cũ chưa kịp khô, đống vỏ ốc mới đã được đổ chồng lên.
Trên khắp các bờ ruộng, kênh mương, từng đống vỏ ốc đổ ngổn ngang.
Theo Tri thức thời đại
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn