Hà Tĩnh: “ Thần y ” nhà quê chữa bệnh

Jolie

Member
[h=1]Chạy xe từ thành phố vinh theo hướng Bắc - Nam chừng 50km rẽ sang hướng đông hỏi đường về nhà “ Thần y” chữa bỏng thì ai cũng biết.[/h][h=1]Ông có dáng người ông cao to, nước da ngăm đen, chất phác như bác nông dân xứ Nghệ. Người dân khắp vùng này coi ông như người cha, người làng xóm ân tình, là vị cứu tinh mỗi khi gặp hoạn nạn. “ Thần y” đó là ông Nguyễn Cao Niên (sinh năm 1949), quê thôn Đại Lự, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà. Tên thật trước đây của ông là Nguyễn Trọng Niên nhưng người dân ở đây quý, mến nên đặt cho Nguyễn Cao Niên. Cái tên Cao Niên cứ theo sự nghiệp làm thầy thuốc của ông suốt cả chục năm trời.[/h][h=1]Ông nổi tiếng với người thầy thuốc “Lương y như từ mẫu” bởi tiền thuốc của ông rẻ như rau ngoài chợ, những người bệnh nghèo ông không lấy tiền thuốc, có những người ông còn cho tiền xe để về. Những người bệnh không có điều kiện đến nhà, thì ông lại đến tận nơi chữa trị. Ông chữa bệnh như tự mang lấy một nghiệp chướng, nếu người bệnh không khỏi thì ông nhất quyết không lấy tiền. Nói là thế nhưng chưa có trường hợp nào ông nhận chữa trị mà bệnh nhân không khỏi.[/h][h=1]Có những câu chuyện xung quanh người thầy thuốc này nghe như tiểu lâm dở khóc dở cười. Ông kể: “Đi chữa bệnh đến những vùng mà dân trí còn thấp, sợ người nhà tốn kém, lấy quả trứng gà để làm thuốc, trong nhà không có, ông liền bảo họ là phải có trứng gà đi xin mới chữa lành được bệnh. Người nhà cũng thật thà đi xin. Tôi nói thế để khỏi người nhà họ đi mua trứng tốn kém chú à, chứ trứng đi xin và trứng mua khác gì nhau”, Ông cười[/h][h=1]Nói về cái nghề làm thầy thuốc ông kể: Nối nghiệp gia truyền, các bài thuốc của ông được truyền từ đời này qua đời khác, nhưng đến đời ông thì biết kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, Ông bốc thuốc dựa trên những xét nghiệm, hay những tấm phim được bệnh viện cấp cho bệnh nhân. Ông làm nghề thầy thuốc với một tâm niệm “Buôn bán thì phải bán được hàng, thầy thuốc thì phải chữa được bệnh” và ông thường nói với vợ rằng “Khi người bệnh nghèo quá, không tiền trả cho mình, nhưng khi họ có nắm chè họ nghĩ đến mình, thế là đủ rồi, như thế có nghĩa trong nhà mình lúc nào cũng có mùa lộc vui là quý lắm rồi, bà con ta nhiều gia cảnh còn khổ lắm”.[/h][h=1]
413112102_anh_2_b2e96.jpg

Người bệnh không có điều kiện đến nhà, ông lại lặn lội tìm đến nhà người bệnh để chữa trị[/h]Nói về những vị thuốc đặc trị, ông bảo: “Nói chung là những loại cây thuốc đơn giản bình thường dễ kiếm, nhưng cốt ở chỗ mình biết cách pha chế nó. Đã có rất nhiều trường hợp người bệnh bị bệnh viện trả về nhưng ông lại dám nhận chữa trị, như trường hợp ông Hạnh quê ở xã Thanh Lương - Lộc Hà ( Hà Tĩnh) bị suy tim độ 3 ,bệnh viện trả về nhưng ông chữa khỏi. Hằng năm cứ tết đến là ông Hạnh và người nhà lại đến chúc tết vị cứu tinh của gia đình mình; hay như trường hợp Vợ chồng anh Dũng chị Lan quê huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) mắc căn bệnh suy thận, cũng bị bệnh viện trả về nhưng ông chữa khỏi và rất nhiều trường hợp tương tự mà giờ ông không thể nhớ hết…”. Ông Niên cười mãn nguyện.
[h=1]Nói về kỷ niệm của nghiệp làm thầy thuốc, ông chia sẻ: “ Giữa năm 2010 khi đang xem ti vi khi xem chương trình nhịp cầu nhân ái, ông thấy có cô gái người Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh bị bệnh thận, phải bán hết gia sản, nhưng vẫn chưa chữa trị được, trong chương trình có số điện thoại của người nhà , ông liền cầm điện thoại gọi cho gia đình đem ngay người bị bệnh đến nhà ông chữa trị, kết quả cô gái đã khỏi bệnh, ông bảo đấy là nỗi vui sướng khó tả của người thầy thuốc”.[/h][h=1]Không chỉ là người thầy thuốc tận tâm với con bệnh, ông trước đây còn là người lính của BT 169 Cục xăng dầu, Tổng cục hậu cần, đóng quân tại Quảng Trị và sau đó chuyển ra Hà Tuyên Thái, có một thời gia đóng ở Lào. Nói về những người lính cụ Hồ ông nói: “ Ông chữa bệnh nhưng có 240 gia đình cựu chiến binh cùng đơn vị, ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, khi gặp hoạn nạn, cần đến ông là ông chữa trị miễn phí 100% từ bố mẹ, cho đến vợ con của anh em”.[/h][h=1]Trao đổi với Dân trí,bác sỹ: Phan Duy Đức, Trưởng trạm y tế xã Hồng Lộc cho biết: “ Ông Niên là người thầy thuốc y đức, là người thầy thuốc có tâm với nghề, có bài thuốc bỏng và bài thuốc thận chữa trị rất hiệu quả, đã chữa trị rất nhiều người như viêm cầu thận cấp, sỏi thận, người dân các địa phương đến với ông với rất đông, giá cả ông lấy phải chăng, và ông còn hỗ trợ cho những người nghèo là không lấy tiền”.[/h][h=1]
725164057_anh_3_a3583.jpg

Lúc nào nhà của ông Niên cũng đông khách tìm đến để chữa trị[/h]Có những đêm cả gia đình ông đang chìm trong giấc ngủ, nghe tiếng chó sủa, tiếng bươc chân chạy, là ông biết có người đang cần cấp cứu, ông dậy trước lúc người ta gõ cửa: “Mình có làm thầy thuốc khi hoạn nạn người ta mới tìm đến, chứ khi bình thường thì ai về nhà nấy, con người ta cần nhau lúc hoạn nạn”, với tấm lòng ca cả của người thầy thuốc, ông luôn tận tâm với người bệnh.
[h=1]Cảm phục về “Thần y” ông Lê Viết Bình, Phó Chủ tịch xã Hồng Lộc cho biết: “Ông Niên là một trong những người thầy thuốc y đức của xã, luôn giúp đỡ người dân trong xã, đúng là người thầy thuốc “Lương y như từ mẫu””[/h][h=1]Tiếp chuyện với ông được chừng 20 phút thì ngoài sân đã có một số bệnh nhân đang đợi, ông hoãn câu chuyện với chúng tôi, ra ngoài hỏi tình hình từng người bệnh, rồi lấy thuốc cho từng người, Ông nói: “Bệnh nhân ở đây có những người ở Nghệ An, Quảng Bình, hay có cả những người ở tận Đak lak cũng về đây lấy thuốc, nên các chú thông cảm, lấy thuốc để cho họ về kẻo muộn”.[/h][h=1]Ngồi nhìn ông làm việc chúng tôi mới thấu hiểu tại sao người dân khắp các nơi đổ về đây chữa bệnh, mà gọi ông với biệt danh thân tình ấm áp “Thần y nhà quê”.[/h]Dantri



 
Back
Top