Thời gian gần đây, có gần chục bệnh nhân tại Bắc Giang nhập viện Huyết học và Truyền máu TW do tự dưng bị chảy máu nội tạng.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Hiệu. (51 tuổi, Lạng Giang, Bắc Giang) đang điều trị tại BV Huyết học nhập viện do chảy máu dạ dày, chảy máu đại tràng
Theo GS. TS, Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, có trường hợp cả bố, mẹ và con bị xuất huyết. Đến nay đã có 9 bệnh nhân bị xuất huyết phải nhập viện điều trị. Điều trị xong, về địa phương, bệnh nhân mắc lại.
GS Trí cho biết, việc tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng xuất huyết này không phải dễ dàng nhưng GS Trí nghi ngờ, những bệnh nhân này đã cùng ăn, tiếp xúc 1 loại thuốc, 1 loại thức ăn nào đó. Chất này có thể có trong bim bim, kẹo, có trong bả chó, thuốc chuột.
“Những chất này làm rối loạn đông máu do thiếu các yếu tố đông máu nên bệnh nhân có thể tự bị chảy máu hoặc bị chảy máu không cầm được khi có ngoại cảnh tác động. Chất ức chế yếu tố đông máu có thể ở trong thực phẩm, quần áo, thuốc… xâm nhập vào cơ thể qua tiêu hóa và tiếp xúc”, GS Trí nói.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Hiệu. (51 tuổi, Lạng Giang, Bắc Giang) đang điều trị tại BV Huyết học nhập viện do chảy máu dạ dày, chảy máu đại tràng. Trên cơ thể xuất hiện nốt đỏ, to, đóng vảy trên tay và trong miệng. Nếu cạy bỏ vảy đó, máu sẽ chảy liên tục không thể cầm.
Trường hợp thứ hai là bé Nguyễn Ngọc Cẩm Tú, 6 tuổi (Tân Yên, Bắc Giang) bị chảy máu chân răng. Chị Liễu, mẹ cháu cho biết: Có lần, cháu nhổ ra đống máu đông từ miệng. Cháu đã vào viện điều trị, được xuất viện. Mới đây, cháu lại bị chảy máu cam, đi tiểu ra máu tươi, cơ thể mệt mỏi..
Bác sỹ Ngô Hòa, Trung tâm Hemopholia, Viện Huyết học Truyền máu TW cho biết, hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân nhưng có thể bé Tú bị nhiễm độc trong thức ăn.
Một điều đáng lưu ý là không chỉ cháu Tú, mà bố mẹ cháu cũng bị xuất huyết. Chỉ có điều vào những thời điểm khác nhau. Các bác sỹ nghi ngờ, cả gia đình này cùng tiếp xúc với chất độc nên có hiện tượng chảy máu trên. “Mẹ cháu bị cách đây 2 tháng. Khi tắm rửa kỳ cọ khiến tay trầy xước, chảy máu và không được. Còn bố cháu, bị đỉa cắn, máu chảy ra và cũng không cầm được. Quanh thị trấn nhà cháu Tú cũng có 9 người bị nhiễm độc tương tự. Như vậy, có thể thấy những người này bị nhiễm một chất độc nào đó khiến cơ thể không thể tổng hợp được các yếu tố đông máu”, BS Hòa nói.
Bé Nguyễn Ngọc Cẩm Tú, 6 tuổi (Tân Yên, Bắc Giang) bỗng dưng bị chảy máu
Bác sỹ Hòa lo ngại, nếu bệnh nhân bị chảy máu trong, chảy máu nội tạng, chảy máu não thì rất nguy hiểm đến tính mạng. Có người bị chảy máu mà không cần yếu tố ngoại cảnh tác động, có người, phải có yếu tố ngoại cảnh như đứt tay thì mới biết không thể cầm máu.
Theo BS Hòa, đến nay các bác sĩ Viện Huyết học Truyền máu Trung ương đã có hướng điều trị là bù vitamin K để cơ thể tự tổng hợp yếu tố đông máu, có bệnh nhân phải truyền huyết tương. Tuy nhiên, việc đáp ứng thuốc ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Có bệnh nhân nhiễm phải một chất nào đấy, ví dụ chất độc trong thuốc chuột hay chất bảo quản, chất chống ẩm rất bền vững trong cơ thể, nó tồn tại lâu dài khiến bệnh nhân bị xuất huyết tái đi tái lại.
Trước đó, ngày 11/12, viện Huyết học và Truyền máu TW đã phối hợp với Cục khám chữa bệnh, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai lên Bắc Giang tìm hiểu nguyên nhân, lấy cả mẫu đất, nước về xét nghiệm sau đó sẽ có cảnh báo tới nhân dân để đề phòng.
Theo Khám Phá
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Bệnh nhân Nguyễn Văn Hiệu. (51 tuổi, Lạng Giang, Bắc Giang) đang điều trị tại BV Huyết học nhập viện do chảy máu dạ dày, chảy máu đại tràng
Theo GS. TS, Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, có trường hợp cả bố, mẹ và con bị xuất huyết. Đến nay đã có 9 bệnh nhân bị xuất huyết phải nhập viện điều trị. Điều trị xong, về địa phương, bệnh nhân mắc lại.
GS Trí cho biết, việc tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng xuất huyết này không phải dễ dàng nhưng GS Trí nghi ngờ, những bệnh nhân này đã cùng ăn, tiếp xúc 1 loại thuốc, 1 loại thức ăn nào đó. Chất này có thể có trong bim bim, kẹo, có trong bả chó, thuốc chuột.
“Những chất này làm rối loạn đông máu do thiếu các yếu tố đông máu nên bệnh nhân có thể tự bị chảy máu hoặc bị chảy máu không cầm được khi có ngoại cảnh tác động. Chất ức chế yếu tố đông máu có thể ở trong thực phẩm, quần áo, thuốc… xâm nhập vào cơ thể qua tiêu hóa và tiếp xúc”, GS Trí nói.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Hiệu. (51 tuổi, Lạng Giang, Bắc Giang) đang điều trị tại BV Huyết học nhập viện do chảy máu dạ dày, chảy máu đại tràng. Trên cơ thể xuất hiện nốt đỏ, to, đóng vảy trên tay và trong miệng. Nếu cạy bỏ vảy đó, máu sẽ chảy liên tục không thể cầm.
Trường hợp thứ hai là bé Nguyễn Ngọc Cẩm Tú, 6 tuổi (Tân Yên, Bắc Giang) bị chảy máu chân răng. Chị Liễu, mẹ cháu cho biết: Có lần, cháu nhổ ra đống máu đông từ miệng. Cháu đã vào viện điều trị, được xuất viện. Mới đây, cháu lại bị chảy máu cam, đi tiểu ra máu tươi, cơ thể mệt mỏi..
Bác sỹ Ngô Hòa, Trung tâm Hemopholia, Viện Huyết học Truyền máu TW cho biết, hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân nhưng có thể bé Tú bị nhiễm độc trong thức ăn.
Một điều đáng lưu ý là không chỉ cháu Tú, mà bố mẹ cháu cũng bị xuất huyết. Chỉ có điều vào những thời điểm khác nhau. Các bác sỹ nghi ngờ, cả gia đình này cùng tiếp xúc với chất độc nên có hiện tượng chảy máu trên. “Mẹ cháu bị cách đây 2 tháng. Khi tắm rửa kỳ cọ khiến tay trầy xước, chảy máu và không được. Còn bố cháu, bị đỉa cắn, máu chảy ra và cũng không cầm được. Quanh thị trấn nhà cháu Tú cũng có 9 người bị nhiễm độc tương tự. Như vậy, có thể thấy những người này bị nhiễm một chất độc nào đó khiến cơ thể không thể tổng hợp được các yếu tố đông máu”, BS Hòa nói.
Bé Nguyễn Ngọc Cẩm Tú, 6 tuổi (Tân Yên, Bắc Giang) bỗng dưng bị chảy máu
Bác sỹ Hòa lo ngại, nếu bệnh nhân bị chảy máu trong, chảy máu nội tạng, chảy máu não thì rất nguy hiểm đến tính mạng. Có người bị chảy máu mà không cần yếu tố ngoại cảnh tác động, có người, phải có yếu tố ngoại cảnh như đứt tay thì mới biết không thể cầm máu.
Theo BS Hòa, đến nay các bác sĩ Viện Huyết học Truyền máu Trung ương đã có hướng điều trị là bù vitamin K để cơ thể tự tổng hợp yếu tố đông máu, có bệnh nhân phải truyền huyết tương. Tuy nhiên, việc đáp ứng thuốc ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Có bệnh nhân nhiễm phải một chất nào đấy, ví dụ chất độc trong thuốc chuột hay chất bảo quản, chất chống ẩm rất bền vững trong cơ thể, nó tồn tại lâu dài khiến bệnh nhân bị xuất huyết tái đi tái lại.
Trước đó, ngày 11/12, viện Huyết học và Truyền máu TW đã phối hợp với Cục khám chữa bệnh, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai lên Bắc Giang tìm hiểu nguyên nhân, lấy cả mẫu đất, nước về xét nghiệm sau đó sẽ có cảnh báo tới nhân dân để đề phòng.
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn