Hãi hùng công nghệ sản xuất ngô cay

Jolie

Member
Chế biến ngô cay ngay cạnh... chuồng gà



Trao đổi với phóng viên, ông Tạ Công Khuê, cán bộ văn hoá xã hội xã La Phù cho biết: Để đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) huyện, xã đều thông báo, tuyên truyền các quy định về ATVSTP để người dân biết và thực hiện đúng các quy định. Tuy nhiên, các hộ làm ngô cay đều là những hộ tham gia sản xuất mang tính nhỏ lẻ, thủ công nên rất khó kiểm soát về chất lượng sản phẩm.

Trong vai người đi tìm nguồn hàng, chúng tôi tìm tới cơ sở chuyên sản xuất ngô cay của gia đình anh Nguyễn Văn L. trú tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Vừa bước chân tới cổng, hàng chục tải ngô được vứt lăn lóc dưới mặt sân, cách đó không xa là một gian bếp rộng khoảng 15m2 được dựng tạm bợ chuyên phục vụ sản xuất mặt hàng ngô cay. Bên cạnh lò than đang rực lửa chuẩn bị cho ra sản phẩm là những chiếc thùng, chậu bám muội đen kịt, được vứt chỏng chơ ngay trên sàn đất bẩn thỉu cùng với dòng nước đen kịt đang bốc mùi hôi thối.

Ngô được bày dưới sàn nhà không che đậy​


Bên cạnh các chậu đựng ngô còn có các loại phụ gia thực phẩm và đủ các loại ớt được quăng vứt bừa bãi dưới nền đất (ớt được xay nhuyễn để trộn với ngô) không có vải che đậy khiến bụi bặm, ruồi nhặng bu bám. Kế đó không xa là khu đất rộng được gia chủ quây bằng rào tre để chăn nuôi gia cầm (gà, vịt) khiến bất kỳ ai chứng kiến cũng phải rùng mình về chất lượng sản phẩm. Theo chủ cơ sở, sau khi chiên, xào xong ngô sẽ được để nguội, đóng vào các bao tải, nilon để các đại lý đến lấy, mỗi ngày gia đình sản xuất từ 100 - 200kg ngô cay đưa ra thị trường tiêu thụ.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, loại dầu mỡ dùng để chiên trong các chậu, nồi đều có màu đen kịt do đã qua sử dụng nhiều lần. Tỏ ý băn khoăn về chất lượng dầu mỡ có màu đen, anh L. thẳng thắn cho biết: "Loại dầu mỡ này là dầu mỡ thừa, được chủ cơ sở sản xuất mua lại của những người thu gom từ các nhà hàng về. Mặc dù đã qua sử dụng nhưng vẫn dùng tốt, mỗi lần chiên hàng chục kg ngô hạt, nếu dùng dầu mỡ sạch thì lấy đâu ra lãi?!" Chủ cơ sở còn hướng dẫn, nếu bọn em mua thì cứ đóng vào bao nilon to, về nhà tự chia ra bán, làm như thế giá sẽ rẻ hơn từ 5-10%. Ngoài ra anh L. cũng nhấn mạnh, sản phẩm của gia đình anh thuộc loại có uy tín nhất nhì trong làng cho nên không phải băn khoăn về vấn đề nhãn mác, chất lượng sản phẩm.

Chẳng riêng gì cơ sở của gia đình anh L., có mặt tại cơ sở chế biến ngô cay của gia đình bà Nguyễn Thị D. và nhiều hộ tại thôn Trần Phú cũng một cảnh tượng tương tự. Hầu hết, ngô hạt được phơi la liệt dưới nền đất bẩn trước khi đem vào chế biến.

Thả nổi chất lượng

Thời điểm giáp Tết cũng là lúc các lò ngô cay ở La Phù hoạt động hết công suất. Xe ôtô tải từ Thanh Hóa, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh rầm rập đổ về lấy hàng đem ra thị trường tiêu thụ phục vụ các thượng đế.

Do là thời kỳ cao điểm, nên các cơ sở sản xuất hoạt động hết công suất và luôn có người cảnh giới. Theo quan sát, những lò ngô cay thường hoạt động kín đáo để tránh bị kiểm tra. Mỗi lần có người lạ đi qua cổng là các cơ sở sản xuất cho người ra theo dõi và ngưng hoạt động. Chính vì vậy, việc tiếp cận những cơ sở sản xuất này hết sức khó khăn.

Một vi phạm diễn ra khá phổ biến tại các cơ sở sản xuất ngô cay, đó là khi đóng gói không có nhãn mác, thông tin về sản phẩm cũng như công bố chất lượng theo quy định. Phần lớn các cơ sở sản xuất tỏ ra thờ ơ khi cho rằng nhãn mác không quan trọng, quan trọng là uy tín, giá cả?!

Việc vi phạm quy định về ATVSTP, đặc biệt về cảnh quan, môi trường sản xuất, điều kiện sản xuất, quy chế nhãn mác, chất lượng sản phẩm tại các cơ cở sản xuất ngô cay tại La Phù hiện vẫn diễn ra phổ biến nhưng dường như các lực lượng chức năng trên địa bàn vẫn chưa vào cuộc kiểm tra, giám sát chất lượng ngô cay trước khi đưa ra thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi, sức khoẻ người tiêu dùng.




24h


 

Attachments

  • 1295164313-ngo-cay.JPG
    1295164313-ngo-cay.JPG
    37.5 KB · Views: 0
Back
Top