Vừa rẻ vừa ngon nên hàng ngày có hàng nghìn chiếc bánh mì tại Hà Nội được tiêu thụ, nhưng nếu mục tận sở thị các công đoạn sản xuất thì đảm bảo người tiêu dùng... hết muốn ăn!
Bên cạnh các loại bánh mì có thương hiệu, trên địa bàn Thủ đô hiện có rất nhiều các lò sản xuất bánh mì tư nhân. Để tìm hiểu công nghệ sản xuất của loại bánh mì này, phóng viên đã thâm nhập vào nhiều cơ sở sản xuất khác nhau và nhận thấy chúng đều tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ gây hại cho người tiêu dùng.
Ruồi muỗi "xơi" trước khi đến tay người tiêu dùng
Địa điểm đầu tiên chúng tôi tiếp cận là một lò bánh mì ở ngay dải bờ sông Tô Lịch, phía đầu đường Nguyễn Trãi. Đó là một gian nhà khoảng 30m2 xập xệ, tạm bợ được dùng làm nơi sản xuất, ngay phía dưới, dòng sông đen ngòm, bốc mùi xú uế, kết hợp đội ngũ ruồi, muỗi thường trực "xơi" trước khi chuyển tới tay người tiêu dùng.
Khi chúng tôi bước vào, đập vào mắt là cảnh hai thanh niên người trần trục, mồ hôi nhễ nhại đang dùng tay không nhào bột. Phía dưới nền đất, nước và bột mì vương vãi, nồi niêu, xoong chảo tạo thành một mớ hỗn độn khiến người lần đầu tiên bước vào đây cũng không thể nghĩ đó là nơi sản xuất ra những chiếc bánh mì vàng giòn, thơm ngon, vẫn được nhiều người ưa thích. Chị T., chủ lò bánh mì này cho biết, hầu hết những người bán bánh mì tại khu vực Ngã Tư Sở đều lấy bánh từ lò của chị.
Bên cạnh các loại bánh mì có thương hiệu, trên địa bàn Thủ đô hiện có rất nhiều các lò sản xuất bánh mì tư nhân. Để tìm hiểu công nghệ sản xuất của loại bánh mì này, phóng viên đã thâm nhập vào nhiều cơ sở sản xuất khác nhau và nhận thấy chúng đều tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ gây hại cho người tiêu dùng.
Ruồi muỗi "xơi" trước khi đến tay người tiêu dùng
Địa điểm đầu tiên chúng tôi tiếp cận là một lò bánh mì ở ngay dải bờ sông Tô Lịch, phía đầu đường Nguyễn Trãi. Đó là một gian nhà khoảng 30m2 xập xệ, tạm bợ được dùng làm nơi sản xuất, ngay phía dưới, dòng sông đen ngòm, bốc mùi xú uế, kết hợp đội ngũ ruồi, muỗi thường trực "xơi" trước khi chuyển tới tay người tiêu dùng.
Khi chúng tôi bước vào, đập vào mắt là cảnh hai thanh niên người trần trục, mồ hôi nhễ nhại đang dùng tay không nhào bột. Phía dưới nền đất, nước và bột mì vương vãi, nồi niêu, xoong chảo tạo thành một mớ hỗn độn khiến người lần đầu tiên bước vào đây cũng không thể nghĩ đó là nơi sản xuất ra những chiếc bánh mì vàng giòn, thơm ngon, vẫn được nhiều người ưa thích. Chị T., chủ lò bánh mì này cho biết, hầu hết những người bán bánh mì tại khu vực Ngã Tư Sở đều lấy bánh từ lò của chị.
Chiếc lò dùng để nướng bánh mì tại một cơ sở sản xuất ở Khương Thượng
Tiếp tục vào vai người muốn nhập bánh mì để bán dạo. Chúng tôi lại tận mắt chứng kiến mọi công đoạn xuất xưởng bánh mì của cơ sở sản xuất có thâm niên tới gần hai chục năm của anh S. con bà K. (hỏi ai cũng biết!) tại con ngõ trên đường Trường Chinh, nơi giáp với phố Khương Thượng.
Nhìn từ phía ngoài, một gian nhà xây gạch trần khá cũ kỹ nằm lộ thiên ở ngay mặt ngõ. Phía cửa ra vào, bà chủ K. tầm ngoại ngũ tuần, dáng người đẫy đà đang làm công việc ghi chép người đến đặt hàng. Thấy chúng tôi tới, bà đon đả mời chào: "Lấy bánh chỗ bác là chuẩn nhất rồi, bánh ở đây vừa giòn, lại thơm, có người lấy cả vài trăm chiếc một lúc, nếu lấy thì cháu nhớ đến sớm vì nhà bác cứ tầm 6h sáng là đã hết hàng".
"Lò" này có bốn công nhân, hai phụ nữ xếp than tổ ong, còn hai đứa bé tầm 12 đến 15 tuổi đang dùng các thanh tre lấy bánh đã ra lò. Một chị cho biết, "lò" tiêu thụ khoảng hai tạ bột mỗi ngày. Quan sát kỹ, lò bánh mì “truyền thống” này cũng khiến người ta không khỏi hãi hùng. Phía trên là trần nhà phủ đầy bụi và mạng nhện, phía dưới là chiếc máy trộn bột mì không hề có dụng cụ che đậy được đặt ngay cạnh khu vực vệ sinh nhầy nhụa nước và cáu bẩn. Chưa kể, nền gạch lò đen nhẻm và bụi bặm, những chiếc bánh mì lên men trắng tinh được "vô tư" đặt trực tiếp xuống đây và nướng bằng…than tổ ong.
Bẩn từ A đến Z
Từ các lò sản xuất, bánh mì được tỏa đi mọi ngả đường để tiêu thụ. Chúng xuất hiện trên thúng hàng của những người bán dạo, các nhà ga, bến xe, các cửa hàng ăn nhanh… và đều không có nhãn mác, hạn sử dụng cũng như nơi sản xuất.
Tại ga Trần Qúy Cáp, những chiếc bánh mì thơm ngon được các bà bán dạo để trong thùng xốp không hề che đậy đặt ngay dưới nền đất tại cổng ga, hàng trăm người qua lại, bụi bặm, nhưng vẫn rất đông người đi tàu dừng lại mua về quê làm quà.
Ở khu vực Ngã Tư Sở, các bà bán hàng tại đây có vẻ sạch sẽ hơn khi để bánh mì trong thùng được phủ bằng những tấm vải. Nhưng nếu quan sát kỹ mới thấy có đậy điệm cũng chẳng khá hơn là mấy khi những tấm vải trắng đã chuyển sang màu cháo lòng, đầy vết bẩn ngang dọc, hôi rình. Có khi cả đời bán bánh mì của một cô bán dạo tại đây cũng chưa khi nào giặt đến nó.
Sau mỗi ngày bán hàng, những chiếc bánh ế, không có người mua lại quay trở về nơi sản xuất. Tại các lò, mỗi ngày hàng trăm chiếc bánh mì ế đưa vào tái sản xuất. Những chiếc bánh cứng queo vương vãi khắp nền nhà được các công nhân tại đây chẻ đôi, quệt thêm một lớp nước đường nhìn sánh sánh, đen kịt rồi cho vào nướng lại. Sau đó, bánh mì ế lại “hóa thân” thành một loại bánh giòn tan, ngọt lịm. Người tiêu dùng lại thi nhau thưởng thức mà không hề biết rằng chúng được ra đời từ “công nghệ" chẳng sạch sẽ chút nào!
Một vài hình ảnh tại các lò sản xuất bánh mì:
Tại cơ sở sản xuất ở Khương Thượng, chiếc máy nhào bột được
đặt ngay cạnh khu vực vệ sinh bẩn thỉu.
Dưới chân lò nướng là khu vực tập kết than tổ ong, nhiên liệu độc hại dùng để nướng bánh.
Một "công nhân" chừng 12-15 tuổi đang lấy bánh ra lò
Tái sản xuất bánh mì ế.
Bánh mì được bày bán tại cổng ga Trần Qúy Cáp.
Theo Đất Việt