T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Neil Fraser cùng các học sinh tiểu học trường Bế Văn Đàn, Đà Nẵng
Một kỹ sư phần mềm của Google bị 'ấn tượng' bởi khả năng của học sinh Việt Nam sau khi chứng kiến một nhóm học sinh lớp 11 giải toán.
Câu chuyện bắt đầu từ chuyến đi Việt Nam gần đây nhất của ông Neil Fraser. Ông đã ghé thăm một số trường học để quan sát trình độ tin học của học sinh từ lớp 2 đến lớp 11 tại Việt Nam.
Và những điều mà ông Neil chứng kiến đã mang lại cho ông một sự "bất ngờ ấn tượng", ông viết trên trang blog cá nhân của mình.
[h=2]Giỏi hơn học sinh Mỹ?[/h]"Từ lớp hai học sinh đã bắt đầu học những bài cơ bản, như việc làm thế nào để bảo quản đĩa mềm", Neil viết.
"Đến lớp 3, các em đã bắt đầu sử dụng Microsoft Window.
"Đến lớp 4, các em bắt đầu học lập trình bằng Logo. Bắt đầu bằng cách chuỗi mệnh lệnh và sau đó tiến đến vòng lặp."
"Tới lớp 5, học sinh đã có thể viết thủ tục chứa vòng lặp."
Ông cho rằng tới giai đoạn này, đã có thể so sánh trình độ của học sinh Việt Nam với Mỹ.
Quan sát của ông tại một trường khoa học và công nghệ ở San Francisco cho thấy, ngay cả học sinh lớp 11 và 12 ở đây cũng gặp khó khăn trong việc sử dụng HTML.
"Kiến thức về vòng lặp và điều kiện cũng rất kém tại đây", ông Neil viết.
"Nói rằng tôi bị ấn tượng bởi trình độ tin học của học sinh tiểu học ở Việt Nam là một cách nói chưa thật đầy đủ."
[h=2]'Đậu phỏng vấn Google'[/h]
"Nếu học sinh lớp 5 ở Việt Nam có trình độ tin học ngang với lớp 11 ở Mỹ, vậy học sinh lớp 11 ở Việt Nam thì sao?", ông Neil đặt câu hỏi.
Sau khi chứng kiến học sinh lớp 11 ở Việt Nam chỉ mất 45 phút để giải một bài toán hình trong lớp tin học, ông Neil đã đem câu hỏi về Mỹ để tham kiến đồng nghiệp của mình tại trụ sở Google.
Đồng nghiệp của Neil cho rằng nếu so sánh câu hỏi này với những câu hỏi trong bài phỏng vấn của Google, có thể xếp chúng ngang với cấp độ ba câu hỏi khó nhất.
"Không có bất kỳ nghi vấn nào về việc một nửa số học sinh của lớp 11 ấy có thể vượt qua bài phỏng vấn của Google," ông Neil Fraser viết trên trang Bấm blog của mình.
[h=2]Món quà 'phần mềm'[/h]Cơ sở vật chất để đào tạo cho ngành tin học ở Việt Nam vẫn còn rất thiếu thốn, theo nhận định của tác giả.
Neil dùng phần lớn thời gian ở Việt Nam để viết phần mềm tặng cho trường học tại đây
"Khi tôi hỏi tôi có thể làm gì để giúp đỡ, câu trả lời đầy bất ngờ, đó là 'phần mềm'".
"Phần mềm giáo dục ở Việt Nam gần như không tồn tại, và nếu có tồn tại đi nữa, họ cũng không có ngân sách để mua."
"Thế nên phần lớn thời gian chuyến đi của tôi được dùng vào việc viết phần mềm."
Ông Neil cho biết ông đã tặng cho trường tiểu học Bế Văn Đàn ở thành phố Đà Nẵng phần mềm "Blockly's Maze", một chương trình dạy vòng lặp và điều kiện.
"Tất cả mọi thứ đều phải nén vào đĩa CD, vì nhà trường không đủ tiền để lắp đặt Internet có đường truyền tốt."
[h=2]'Mua giáo viên'[/h]Giáo viên dạy tin học của trường sau đó hứa với Neil sẽ dạy Blockly ngày hôm sau. Tuy nhiên trường học lại gặp một vấn đề khác.
"Vì không đủ ngân sách, trường chỉ có thể thuê một giáo viên tin học. Tôi hỏi họ, lương giáo viên là bao nhiêu. Và họ trả lời là 100 đôla một tháng.
"Vậy là tôi chạy ra ATM rút tiền, và tặng họ một giáo viên mới cho một năm nữa."
Ông Neil cũng để ý việc các trường không đủ tiền mua phiên bản gốc của Windows cho học sinh mà phải dùng các bản sao chép không có bản quyền:
"Gần như 100% người Việt vẫn sử dụng Windows XP. Và có lẽ tất cả đều cùng một số serial."
"Tuy nhiên, đây là một điều dễ hiểu nếu biết rằng một phiên bản gốc của Windows tốn một tháng lương tại đây."
[h=2]"Họ muốn nhiều hơn thế"[/h]
"Nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh tỏ ra rất hứng thú, ở một mức độ mà tôi không thấy ở Mỹ"
"Tôi đã bước vào lớp học này, với tầm lý sẵn sàng giúp đỡ họ bằng tất cả khả năng có thể," ông Neil viết.
"Thế nhưng trái lại, tôi đã học từ họ. Họ cho tôi thấy cách mà lẽ ra giáo dục về khoa học máy tính nên được tiến hành."
"Phải cho các em học từ rất sớm, và cho phép những em có nhiều đam mê nơi để phát triển."
Tuy nhiên, ông Neil cũng cho rằng hệ thống vẫn có điểm yếu.
"Tin học vẫn còn khá mới ở Việt Nam. Và được cập nhật tới tất cả các cấp lớp học cùng một lúc."
"Khi tôi ghé thăm một trường đại học, tôi không bị ấn tượng lắm bởi những gì họ đang làm."
"Tuy nhiên điều này sẽ nhanh chóng thay đổi, khi các học sinh cấp dưới ngày càng tích tụ nhiều kinh nghiệm hơn."
Ông Neil cho rằng có một niềm đam mê tin học rất lớn từ các học sinh mà ông đã gặp.
"Nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh tỏ ra rất hứng thú, ở một mức độ mà tôi không thấy ở Mỹ."
"Chỉ tốn 10 phút để chỉ cho giáo viên tin học về phần mềm "Blockly's Maze". Các học sinh của cô ấy chỉ mất có một buổi học để hoàn thành 9 cấp độ của chương trình."
"Họ muốn nhiều hơn thế."
Theo BBC Vietnamese
Một kỹ sư phần mềm của Google bị 'ấn tượng' bởi khả năng của học sinh Việt Nam sau khi chứng kiến một nhóm học sinh lớp 11 giải toán.
Câu chuyện bắt đầu từ chuyến đi Việt Nam gần đây nhất của ông Neil Fraser. Ông đã ghé thăm một số trường học để quan sát trình độ tin học của học sinh từ lớp 2 đến lớp 11 tại Việt Nam.
Và những điều mà ông Neil chứng kiến đã mang lại cho ông một sự "bất ngờ ấn tượng", ông viết trên trang blog cá nhân của mình.
[h=2]Giỏi hơn học sinh Mỹ?[/h]"Từ lớp hai học sinh đã bắt đầu học những bài cơ bản, như việc làm thế nào để bảo quản đĩa mềm", Neil viết.
"Đến lớp 3, các em đã bắt đầu sử dụng Microsoft Window.
"Đến lớp 4, các em bắt đầu học lập trình bằng Logo. Bắt đầu bằng cách chuỗi mệnh lệnh và sau đó tiến đến vòng lặp."
"Tới lớp 5, học sinh đã có thể viết thủ tục chứa vòng lặp."
Ông cho rằng tới giai đoạn này, đã có thể so sánh trình độ của học sinh Việt Nam với Mỹ.
Quan sát của ông tại một trường khoa học và công nghệ ở San Francisco cho thấy, ngay cả học sinh lớp 11 và 12 ở đây cũng gặp khó khăn trong việc sử dụng HTML.
"Kiến thức về vòng lặp và điều kiện cũng rất kém tại đây", ông Neil viết.
"Nói rằng tôi bị ấn tượng bởi trình độ tin học của học sinh tiểu học ở Việt Nam là một cách nói chưa thật đầy đủ."
[h=2]'Đậu phỏng vấn Google'[/h]
"Nói rằng tôi bị ấn tượng bởi trình độ tin học của học sinh tiểu học ở Việt Nam là một cách nói chưa thật đầy đủ."
Neil Fraser, kỹ sư phần mềm Google
"Nếu học sinh lớp 5 ở Việt Nam có trình độ tin học ngang với lớp 11 ở Mỹ, vậy học sinh lớp 11 ở Việt Nam thì sao?", ông Neil đặt câu hỏi.
Sau khi chứng kiến học sinh lớp 11 ở Việt Nam chỉ mất 45 phút để giải một bài toán hình trong lớp tin học, ông Neil đã đem câu hỏi về Mỹ để tham kiến đồng nghiệp của mình tại trụ sở Google.
Đồng nghiệp của Neil cho rằng nếu so sánh câu hỏi này với những câu hỏi trong bài phỏng vấn của Google, có thể xếp chúng ngang với cấp độ ba câu hỏi khó nhất.
"Không có bất kỳ nghi vấn nào về việc một nửa số học sinh của lớp 11 ấy có thể vượt qua bài phỏng vấn của Google," ông Neil Fraser viết trên trang Bấm blog của mình.
[h=2]Món quà 'phần mềm'[/h]Cơ sở vật chất để đào tạo cho ngành tin học ở Việt Nam vẫn còn rất thiếu thốn, theo nhận định của tác giả.
"Khi tôi hỏi tôi có thể làm gì để giúp đỡ, câu trả lời đầy bất ngờ, đó là 'phần mềm'".
"Phần mềm giáo dục ở Việt Nam gần như không tồn tại, và nếu có tồn tại đi nữa, họ cũng không có ngân sách để mua."
"Thế nên phần lớn thời gian chuyến đi của tôi được dùng vào việc viết phần mềm."
Ông Neil cho biết ông đã tặng cho trường tiểu học Bế Văn Đàn ở thành phố Đà Nẵng phần mềm "Blockly's Maze", một chương trình dạy vòng lặp và điều kiện.
"Tất cả mọi thứ đều phải nén vào đĩa CD, vì nhà trường không đủ tiền để lắp đặt Internet có đường truyền tốt."
[h=2]'Mua giáo viên'[/h]Giáo viên dạy tin học của trường sau đó hứa với Neil sẽ dạy Blockly ngày hôm sau. Tuy nhiên trường học lại gặp một vấn đề khác.
"Vì không đủ ngân sách, trường chỉ có thể thuê một giáo viên tin học. Tôi hỏi họ, lương giáo viên là bao nhiêu. Và họ trả lời là 100 đôla một tháng.
"Vậy là tôi chạy ra ATM rút tiền, và tặng họ một giáo viên mới cho một năm nữa."
Ông Neil cũng để ý việc các trường không đủ tiền mua phiên bản gốc của Windows cho học sinh mà phải dùng các bản sao chép không có bản quyền:
"Gần như 100% người Việt vẫn sử dụng Windows XP. Và có lẽ tất cả đều cùng một số serial."
"Tuy nhiên, đây là một điều dễ hiểu nếu biết rằng một phiên bản gốc của Windows tốn một tháng lương tại đây."
[h=2]"Họ muốn nhiều hơn thế"[/h]
"Thế nhưng trái lại, tôi đã học từ họ. Họ cho tôi thấy cách mà lẽ ra giáo dục về khoa học máy tính nên được tiến hành."
"Phải cho các em học từ rất sớm, và cho phép những em có nhiều đam mê nơi để phát triển."
Tuy nhiên, ông Neil cũng cho rằng hệ thống vẫn có điểm yếu.
"Tin học vẫn còn khá mới ở Việt Nam. Và được cập nhật tới tất cả các cấp lớp học cùng một lúc."
"Khi tôi ghé thăm một trường đại học, tôi không bị ấn tượng lắm bởi những gì họ đang làm."
"Tuy nhiên điều này sẽ nhanh chóng thay đổi, khi các học sinh cấp dưới ngày càng tích tụ nhiều kinh nghiệm hơn."
Ông Neil cho rằng có một niềm đam mê tin học rất lớn từ các học sinh mà ông đã gặp.
"Nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh tỏ ra rất hứng thú, ở một mức độ mà tôi không thấy ở Mỹ."
"Chỉ tốn 10 phút để chỉ cho giáo viên tin học về phần mềm "Blockly's Maze". Các học sinh của cô ấy chỉ mất có một buổi học để hoàn thành 9 cấp độ của chương trình."
"Họ muốn nhiều hơn thế."
Theo BBC Vietnamese