T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - Chỉ một giai đoạn ngắn ngủi sau Ngày Thịnh Nộ do phe đối lập tuyên bố vào giữa tháng Hai, dường như thời gian của nhà lãnh đạo Libya, Đại tá Muammar Gaddafi đang đi vào hồi chót, và người dân Libya sẽ sớm theo gương Tunisia và Ai Cập, lật đổ nhà lãnh đạo đã nắm quyền lâu năm tại nước mình.
Nhưng vào lúc này, mọi chuyện lại có vẻ như sẽ không sớm kết thúc.
Cuộc nổi dậy đã diễn tiến ra sao?
Các cuộc biểu tình chống lại chế độ đã kéo dài 42 năm của Đại tá Gaddafi bắt đầu một cách hòa bình, nhưng nhanh chóng leo thang thành xung đột bạo lực, khiến cuộc nổi dậy ở Libya trở nên đẫm máu hơn so với Tunisia và Ai Cập.
Chỉ trong vòng vài ngày, lần lượt các thị trấn tuột khỏi vòng kiểm soát của nhà lãnh đạo Libya, từ Tobruk, Darna, al-Bayda, Benghazi và Ajdabiya ở phía đông, cho tới Zintan và Zawiya ở phía tây.
Sau một thời gian ngắn tạm gián đoạn, các thị trấn dầu lửa quan trọng như Ras Lanuf rơi vào tay phiến quân tiến từ Benghazi tới, với quyết tâm sẽ đến tận thị trấn Sirte, quê nhà của Đại tá Gaddafi, và cuối cùng là tới thủ đô Tripoli.
Nhưng khi chế độ Libya huy động lực lượng của mình và bắt đầu tấn công trở lại với hỏa lực vượt trội, việc tiến quân trên bộ về phía tây của quân nổi dậy đã chựng lại ở một số nơi. Chẳng hạn như tại Zawiya và Ras Lanuf, phe nổi dậy đã buộc phải rút lui.
Đã hơn ba tuần kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra, cả phe nổi dậy lẫn phe chính phủ đều tỏ ra chưa đủ khả năng để nhanh chóng áp đảo đối phương. Do vậy, hai bên đang trong tình thế giằng co bế tắc, chưa bên nào có khả năng đem lại kết cục gì một sớm một chiều.
Tại sao lại giằng co bế tắc?
Chủ yếu là do cách xử lý của Đại tá Gaddafi.
Để giảm thiểu nguy cơ quân đội có động thái trở cờ chống lại mình, ông Gaddafi đã hạn chế một cách có hệ thống khả năng chiến đấu của lực lượng này, trong lúc tăng cường sức mạnh cho các đơn vị tinh hoa, trung thành nhất với ông.
Do đó, khả năng chiến đấu ở phạm vi rộng của quân đội Libya là vô cùng hạn chế, trong lúc các lực lượng không quân đã lỗi thời và được đào tạo không tốt.
Lực lượng này phải đối diện với các nhóm phiến quân vũ trang chưa qua đào tạo, không được tổ chức và trang bị vũ khí tồi tàn, nhưng đổi lại, đông hơn nhiều và có tinh thần mạnh mẽ hơn.
Có phải việc phân chia đông-tây cũng ảnh hưởng tới động cơ chiến đấu?
Người biểu tình ở cả hai miền đông và tây đều tỏ sự ủng hộ lẫn nhau và sự ngưỡng mộ dành cho nhau. Họ đã khiến cho lời tuyên bố của chính phủ, theo đó nói các phiến quân muốn phá hoại đoàn kết dân tộc, trở nên vô hiệu.
Hơn nữa, các cuộc nổi dậy ở Zawiya, Misrata và ở một số nơi tại Tripoli, đều thuộc miền tây, cho thấy rằng tâm trạng thù ghét ông Gaddafi dâng cao trong cả nước.
Sự tức giận truyền thống của người dân miền đông, đặc biệt là ở thành phố Benghazi, xuất phát từ sự hạn chế đầu tư của nhà nước vào khu vực.
Là thành phố lớn thứ hai của Libya, chỉ sau có Tripoli, nhưng Benghazi nhận được ít sự quan tâm và nguồn lực từ nhà nước.
Miền đông Libya cũng có một lịch sử thù địch đối với chính quyền.
Vị anh hùng dân tộc của Libya, Umar al-Mukhtar, đã chiến đấu chống lại Ý từ phía đông và đã nhận được rất nhiều ủng hộ từ Benghazi.
Miền đông cũng là nơi đóng đô của chế độ quân chủ Sanusi, vốn bị Đại tá Gaddafi lật đổ trong một cuộc đảo chính không đổ máu vào năm 1969.
Tuy nhiên, sự khác biệt không tạo nên sự thù nghịch giữa người dân miền đông và miền tây Libya.
Nhiều bộ tộc tại Libya có gia đình sinh sống ở cả hai miền và giữa hai miền không có mấy khác biệt về văn hóa lịch sử.
Các phe ủng hộ và chống Gaddafi được tập hợp và có mức độ thống nhất ra sao?
Phong trào nổi dậy là một tập hợp được ráp với nhau một cách vội vã.
Tại Libya, lâu nay các tổ chức chính trị xã hội không được phép tồn tại, nếu không phải là các cơ quan thuộc chính phủ.
Các cuộc hội họp không được phép với sự tham dự của vài người là điều bị cấm, và thậm chí cả từ thời chế độ quân chủ, các đảng phái chính trị cũng đã chẳng có tiếng nói, vai trò gì, và chẳng hề được coi trọng.
Điều này ngăn cản việc hình thành bất kỳ phong trào đối lập có tổ chức nào, ít nhất là trong nước.
Mong muốn lật đổ chế độ là một yếu tố thống nhất đã làm lu mờ đi bất kỳ sự khác biệt nào khác giữa mọi người.
Sự thành công ban đầu của phiến quân trong việc đẩy lui lực lượng chính phủ và sau đó là "giải phóng" các khu vực là điều ít nhiều có thể coi là bất thường, và có tác dụng khích lệ đối với nhiều người.
Người Libya sống lưu vong ở châu Âu và Mỹ đã có thể hình thành các nhóm đối lập và vận động hành lang ở nước ngoài, tuy họ không gây được nhiều ảnh hưởng trong nước.
Nhiều thành viên cao cấp đào thoát khỏi chế độ của Đại tá Gaddafi, nhưng nhà lãnh đạo này vẫn còn lực lượng nòng cốt những người trung thành.
Các con trai ông, trong đó có cả nhân vật tỏ ra có đầu óc cải tổ là Saif-al-Islam, đã tập hợp xung quanh cha mình, và nay ông ta dường như vẫn đang nhận được sự ủng hộ của thành phố quê nhà Sirte và cứ điểm Sabha nằm trong vùng sa mạc.
Phe phiến quân coi tuyên bố về "quan điểm phương Tây" ra sao trong cuộc xung đột này?
Các phiến quân muốn quốc tế lên án mạnh mẽ hơn nữa ông Muammar Gaddafi.
Câu hỏi về phạm vi và tính chất của việc can thiệp quân sự nay đã trở thành cấp bách.
Các phiến quân đang bị giằng xé giữa việc chấp nhận sự giúp đỡ quân sự từ bên ngoài, vốn có thể giúp đem lại kết cục mang tính quyết định đối với cuộc xung đột, với nguyện vọng tự mình lật đổ Đại tá Gaddafi để tránh mắc nợ với các thế lực bên ngoài.
Các biểu ngữ chăng tại Benghazi và các lời trao đổi trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy có một sự ác cảm to lớn đối với việc để các lực lượng nước ngoài hiện diện trên đất Libya.
Ngoài ra, người ta còn lo ngại rằng sự can thiệp của nước ngoài sẽ trở thành yếu tố có lợi cho Đại tá Gaddafi, bởi ông rất quen thuộc với việc vào tự chứng tỏ mình là người bảo vệ Libya khỏi tay các cường quốc tham lam.
Tuy nhiên, có vẻ như phe đối lập chấp nhận một số hình thức can thiệp từ bên ngoài.
Ý thức được thực tế là nhà lãnh đạo Libya đang nắm lợi thế về khả năng sử dụng không lực, cho nên người biểu tình, các lãnh tụ phiến quân và các nhà hoạt động đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc ngay lập tức áp đặt một vùng cấm bay trên toàn bộ đất nước.
Đơn thỉnh cầu đăng trên địa chỉ Avaaz.org cho đến nay đã thu hút hơn 830.000 chữ ký.
Nếu phe phiến quân thắng thì sao?
Còn tùy thuộc vào hoàn cảnh chiến thắng, nhưng khả năng dễ xảy ra nhất là sẽ có một số hình thức hiến pháp lâm thời và một khung hoạt động được đưa ra để tổ chức bầu cử, tương tự như những gì đã diễn ra ở Ai Cập và Tunisia.
Do chế độ bị chán ghét quá mức, nhiều khả năng các cựu bộ trưởng trong chính quyền của ông Gaddafi sẽ không tham gia vào chính phủ mới.
Điều này có thể làm phát sinh vấn đề là khó lòng tìm đủ các gương mặt dày dạn kinh nghiệm nhưng không liên quan gì tới Đại tá Gaddafi để đảm nhận các vị trí.
Các cộng đồng người Libya có thể giữ một phần quan trọng trong giai đoạn lâm thời, bởi rất nheiefu người được trông đợi là sẽ trở về tái thiết đất nước một khi Đại tá Gaddafi thất bại.
Nếu Đại tá Gaddafi thắng?
Đại tá Gaddafi đã nói rằng đây là cuộc đấu tranh một mất một còn, cho nên người ta cho rằng ông chỉ có thể tiếp tục duy trì quyền lực bằng bạo lực thay vì thông qua quá trình đàm phán.
Trong trường hợp Đại tá Gaddafi thắng thế, người ta lo ngại rằng có thể có một cuộc thanh trừng tất cả các cá nhân tham gia - hoặc bị nghi là có tham gia - vào cuộc nổi dậy, đặc biệt là các đối tượng đào ngũ từ chế độ.
Trong quá khứ, Đại tá Gaddafi đã công khai xử tử đối thủ và phát sóng các cảnh quay trên truyền hình quốc gia.
Về mặt quốc tế, Đại tá Gaddafi sẽ nhận thấy ông ta bị cô lập nhiều hơn so với thời những năm 1990. Cộng đồng quốc tế đã bỏ rơi ông ta và nhiều khả năng sẽ áp lệnh trừng phạt nặng nề lên Libya, đồng thời tịch thu tài sản của Libya ở nước ngoài.
Một yếu tố khác cần xem đến, đó là tình thế cách mạng ở hai nước láng giềng của Libya là Tunisia và Ai Cập.
Đại tá Gaddafi đã ủng hộ cả ông Zine El Abidine Ben Ali lẫn ông Hosni Mubarak, và do đó, rõ ràng ông sẽ không được chính thể mới ở hai nước này quý mến.
Trên đây là các thông tin do BBC Monitoring chọn lọc và dịch thuật tin tức thu thập được từ các đài phát thanh, truyền hình, báo chí, các cơ quan thông tấn và internet từ 150 quốc gia, phát hành trên hơn 70 ngôn ngữ khác nhau. BBC Monitoring đặt trụ sở chính tại Caversham, Anh quốc, và có nhiều văn phòng đặt tại nước ngoài.
Theo BBC Vietnamese
Nhưng vào lúc này, mọi chuyện lại có vẻ như sẽ không sớm kết thúc.
Cuộc nổi dậy đã diễn tiến ra sao?
Các cuộc biểu tình chống lại chế độ đã kéo dài 42 năm của Đại tá Gaddafi bắt đầu một cách hòa bình, nhưng nhanh chóng leo thang thành xung đột bạo lực, khiến cuộc nổi dậy ở Libya trở nên đẫm máu hơn so với Tunisia và Ai Cập.
Chỉ trong vòng vài ngày, lần lượt các thị trấn tuột khỏi vòng kiểm soát của nhà lãnh đạo Libya, từ Tobruk, Darna, al-Bayda, Benghazi và Ajdabiya ở phía đông, cho tới Zintan và Zawiya ở phía tây.
Sau một thời gian ngắn tạm gián đoạn, các thị trấn dầu lửa quan trọng như Ras Lanuf rơi vào tay phiến quân tiến từ Benghazi tới, với quyết tâm sẽ đến tận thị trấn Sirte, quê nhà của Đại tá Gaddafi, và cuối cùng là tới thủ đô Tripoli.
Nhưng khi chế độ Libya huy động lực lượng của mình và bắt đầu tấn công trở lại với hỏa lực vượt trội, việc tiến quân trên bộ về phía tây của quân nổi dậy đã chựng lại ở một số nơi. Chẳng hạn như tại Zawiya và Ras Lanuf, phe nổi dậy đã buộc phải rút lui.
Đã hơn ba tuần kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra, cả phe nổi dậy lẫn phe chính phủ đều tỏ ra chưa đủ khả năng để nhanh chóng áp đảo đối phương. Do vậy, hai bên đang trong tình thế giằng co bế tắc, chưa bên nào có khả năng đem lại kết cục gì một sớm một chiều.
Tại sao lại giằng co bế tắc?
Chủ yếu là do cách xử lý của Đại tá Gaddafi.
Để giảm thiểu nguy cơ quân đội có động thái trở cờ chống lại mình, ông Gaddafi đã hạn chế một cách có hệ thống khả năng chiến đấu của lực lượng này, trong lúc tăng cường sức mạnh cho các đơn vị tinh hoa, trung thành nhất với ông.
Do đó, khả năng chiến đấu ở phạm vi rộng của quân đội Libya là vô cùng hạn chế, trong lúc các lực lượng không quân đã lỗi thời và được đào tạo không tốt.
Lực lượng này phải đối diện với các nhóm phiến quân vũ trang chưa qua đào tạo, không được tổ chức và trang bị vũ khí tồi tàn, nhưng đổi lại, đông hơn nhiều và có tinh thần mạnh mẽ hơn.
Có phải việc phân chia đông-tây cũng ảnh hưởng tới động cơ chiến đấu?
Người biểu tình ở cả hai miền đông và tây đều tỏ sự ủng hộ lẫn nhau và sự ngưỡng mộ dành cho nhau. Họ đã khiến cho lời tuyên bố của chính phủ, theo đó nói các phiến quân muốn phá hoại đoàn kết dân tộc, trở nên vô hiệu.
Hơn nữa, các cuộc nổi dậy ở Zawiya, Misrata và ở một số nơi tại Tripoli, đều thuộc miền tây, cho thấy rằng tâm trạng thù ghét ông Gaddafi dâng cao trong cả nước.
Sự tức giận truyền thống của người dân miền đông, đặc biệt là ở thành phố Benghazi, xuất phát từ sự hạn chế đầu tư của nhà nước vào khu vực.
Là thành phố lớn thứ hai của Libya, chỉ sau có Tripoli, nhưng Benghazi nhận được ít sự quan tâm và nguồn lực từ nhà nước.
Miền đông Libya cũng có một lịch sử thù địch đối với chính quyền.
Vị anh hùng dân tộc của Libya, Umar al-Mukhtar, đã chiến đấu chống lại Ý từ phía đông và đã nhận được rất nhiều ủng hộ từ Benghazi.
Miền đông cũng là nơi đóng đô của chế độ quân chủ Sanusi, vốn bị Đại tá Gaddafi lật đổ trong một cuộc đảo chính không đổ máu vào năm 1969.
Tuy nhiên, sự khác biệt không tạo nên sự thù nghịch giữa người dân miền đông và miền tây Libya.
Nhiều bộ tộc tại Libya có gia đình sinh sống ở cả hai miền và giữa hai miền không có mấy khác biệt về văn hóa lịch sử.
Các phe ủng hộ và chống Gaddafi được tập hợp và có mức độ thống nhất ra sao?
Phong trào nổi dậy là một tập hợp được ráp với nhau một cách vội vã.
Tại Libya, lâu nay các tổ chức chính trị xã hội không được phép tồn tại, nếu không phải là các cơ quan thuộc chính phủ.
Các cuộc hội họp không được phép với sự tham dự của vài người là điều bị cấm, và thậm chí cả từ thời chế độ quân chủ, các đảng phái chính trị cũng đã chẳng có tiếng nói, vai trò gì, và chẳng hề được coi trọng.
Điều này ngăn cản việc hình thành bất kỳ phong trào đối lập có tổ chức nào, ít nhất là trong nước.
Mong muốn lật đổ chế độ là một yếu tố thống nhất đã làm lu mờ đi bất kỳ sự khác biệt nào khác giữa mọi người.
Sự thành công ban đầu của phiến quân trong việc đẩy lui lực lượng chính phủ và sau đó là "giải phóng" các khu vực là điều ít nhiều có thể coi là bất thường, và có tác dụng khích lệ đối với nhiều người.
Người Libya sống lưu vong ở châu Âu và Mỹ đã có thể hình thành các nhóm đối lập và vận động hành lang ở nước ngoài, tuy họ không gây được nhiều ảnh hưởng trong nước.
Nhiều thành viên cao cấp đào thoát khỏi chế độ của Đại tá Gaddafi, nhưng nhà lãnh đạo này vẫn còn lực lượng nòng cốt những người trung thành.
Các con trai ông, trong đó có cả nhân vật tỏ ra có đầu óc cải tổ là Saif-al-Islam, đã tập hợp xung quanh cha mình, và nay ông ta dường như vẫn đang nhận được sự ủng hộ của thành phố quê nhà Sirte và cứ điểm Sabha nằm trong vùng sa mạc.
Phe phiến quân coi tuyên bố về "quan điểm phương Tây" ra sao trong cuộc xung đột này?
Các phiến quân muốn quốc tế lên án mạnh mẽ hơn nữa ông Muammar Gaddafi.
Câu hỏi về phạm vi và tính chất của việc can thiệp quân sự nay đã trở thành cấp bách.
Các phiến quân đang bị giằng xé giữa việc chấp nhận sự giúp đỡ quân sự từ bên ngoài, vốn có thể giúp đem lại kết cục mang tính quyết định đối với cuộc xung đột, với nguyện vọng tự mình lật đổ Đại tá Gaddafi để tránh mắc nợ với các thế lực bên ngoài.
Các biểu ngữ chăng tại Benghazi và các lời trao đổi trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy có một sự ác cảm to lớn đối với việc để các lực lượng nước ngoài hiện diện trên đất Libya.
Ngoài ra, người ta còn lo ngại rằng sự can thiệp của nước ngoài sẽ trở thành yếu tố có lợi cho Đại tá Gaddafi, bởi ông rất quen thuộc với việc vào tự chứng tỏ mình là người bảo vệ Libya khỏi tay các cường quốc tham lam.
Tuy nhiên, có vẻ như phe đối lập chấp nhận một số hình thức can thiệp từ bên ngoài.
Ý thức được thực tế là nhà lãnh đạo Libya đang nắm lợi thế về khả năng sử dụng không lực, cho nên người biểu tình, các lãnh tụ phiến quân và các nhà hoạt động đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc ngay lập tức áp đặt một vùng cấm bay trên toàn bộ đất nước.
Đơn thỉnh cầu đăng trên địa chỉ Avaaz.org cho đến nay đã thu hút hơn 830.000 chữ ký.
Nếu phe phiến quân thắng thì sao?
Còn tùy thuộc vào hoàn cảnh chiến thắng, nhưng khả năng dễ xảy ra nhất là sẽ có một số hình thức hiến pháp lâm thời và một khung hoạt động được đưa ra để tổ chức bầu cử, tương tự như những gì đã diễn ra ở Ai Cập và Tunisia.
Do chế độ bị chán ghét quá mức, nhiều khả năng các cựu bộ trưởng trong chính quyền của ông Gaddafi sẽ không tham gia vào chính phủ mới.
Điều này có thể làm phát sinh vấn đề là khó lòng tìm đủ các gương mặt dày dạn kinh nghiệm nhưng không liên quan gì tới Đại tá Gaddafi để đảm nhận các vị trí.
Các cộng đồng người Libya có thể giữ một phần quan trọng trong giai đoạn lâm thời, bởi rất nheiefu người được trông đợi là sẽ trở về tái thiết đất nước một khi Đại tá Gaddafi thất bại.
Nếu Đại tá Gaddafi thắng?
Đại tá Gaddafi đã nói rằng đây là cuộc đấu tranh một mất một còn, cho nên người ta cho rằng ông chỉ có thể tiếp tục duy trì quyền lực bằng bạo lực thay vì thông qua quá trình đàm phán.
Trong trường hợp Đại tá Gaddafi thắng thế, người ta lo ngại rằng có thể có một cuộc thanh trừng tất cả các cá nhân tham gia - hoặc bị nghi là có tham gia - vào cuộc nổi dậy, đặc biệt là các đối tượng đào ngũ từ chế độ.
Trong quá khứ, Đại tá Gaddafi đã công khai xử tử đối thủ và phát sóng các cảnh quay trên truyền hình quốc gia.
Về mặt quốc tế, Đại tá Gaddafi sẽ nhận thấy ông ta bị cô lập nhiều hơn so với thời những năm 1990. Cộng đồng quốc tế đã bỏ rơi ông ta và nhiều khả năng sẽ áp lệnh trừng phạt nặng nề lên Libya, đồng thời tịch thu tài sản của Libya ở nước ngoài.
Một yếu tố khác cần xem đến, đó là tình thế cách mạng ở hai nước láng giềng của Libya là Tunisia và Ai Cập.
Đại tá Gaddafi đã ủng hộ cả ông Zine El Abidine Ben Ali lẫn ông Hosni Mubarak, và do đó, rõ ràng ông sẽ không được chính thể mới ở hai nước này quý mến.
Trên đây là các thông tin do BBC Monitoring chọn lọc và dịch thuật tin tức thu thập được từ các đài phát thanh, truyền hình, báo chí, các cơ quan thông tấn và internet từ 150 quốc gia, phát hành trên hơn 70 ngôn ngữ khác nhau. BBC Monitoring đặt trụ sở chính tại Caversham, Anh quốc, và có nhiều văn phòng đặt tại nước ngoài.
Theo BBC Vietnamese