Hỗn chiến đòi tiền lương, một thanh niên tử vong

Jolie

Member
[h=2]Sinh ra và lớn lên trong những gia đình lao động nghèo, và cùng chung số phận làm thuê trên sông nước, nhưng những thanh niên miền Tây lại sẵn sàng lập băng nhóm thanh toán nhau như dân xã hội đen khi họ chưa đòi được tiền lương từ chủ.[/h]

Hậu quả của cuộc ẩu đả dẫn đến một thanh niên tử vong ngay trong đêm. Theo tìm hiểu của PV, cho đến nay vụ việc đã qua nhưng những nhân chứng vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại cảnh tượng các bên hỗn chiến.
Án mạng từ chiếc xà lan
Ngày 28/10, cơ quan CSĐT công an quận 9 (TP.HCM) cho biết, cơ quan này đang củng cố hồ sơ để chuyển vụ án cũng như đối tượng Bùi Minh Truyền (SN 1983, ngụ Long An) lên cơ quan CSĐT công an TP.HCM để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền về tội danh "giết người".
Theo hồ sơ vụ án, vào tháng 8/2013, ông Bùi Văn Hạnh (SN 1974, ngụ tỉnh Long An, tạm trú huyện Nhà Bè) cho ông Võ Vĩnh Thưởng (SN 1980, ngụ tỉnh Đồng Tháp) thuê một xà lan để hút cát với giá 15 triệu đồng/tháng.
Sau đó, Thưởng thuê một nhóm thanh niên sử dụng xà lan để hút cát cho mình gồm: Huỳnh Ngọc Trường (SN 1990, ngụ tỉnh Hậu Giang), Nguyễn Văn Trung (SN 1986, ngụ tỉnh An Giang), Võ Vũ Phương (SN 1988, ngụ tỉnh Hậu Giang), Huỳnh Hồng Tươi (SN 1991, ngụ tỉnh Hậu Giang), Nguyễn Văn Tây (SN 1982, ngụ tỉnh Kiên Giang), Nguyễn Văn Chánh (SN 1974, ngụ tỉnh Hậu Giang) và Lê Thanh Sang (SN 1990, ngụ tỉnh Tiền Giang).
doi%20tuong%20tr%20gay%20an%201.JPG

Nhân chứng Hạnh kể lại vụ việc kinh hoàng. Ảnh Ái Minh.
Các đối tượng này đã sử dụng xà lan hút cát trên sông Tắc (thuộc phường Trường Thạnh, quận 9, TP.HCM) hơn hai tháng nay, nhưng Thưởng không trả tiền cho nhân công của mình. Đáng nói tiền thuê xà lan của ông Hạnh, Thưởng cũng quỵt luôn. Vào khoảng 12h, ngày 25/10, thấy việc làm ăn với Thưởng không được êm đẹp như thỏa thuận ban đầu, Hạnh thuê Thuẫn, Tùng và Tây cùng ngụ tỉnh Long An đến sông Tắc dùng ghe kéo xà lan hút cát về.
Khi Hạnh, Thuẫn, Tùng và Tây lai dắt xà lan về đến Vàm Long Đại, thuộc khu phố Long Đại, phường Long Phước, quận 9 thì bị Huỳnh Ngọc Hạnh (SN 1992) và Phạm Minh Hiển (SN 1990, cùng ngụ tỉnh Hậu Giang), Huỳnh Tấn Đạt (SN 1976, ngụ quận 9) và Huỳnh Hồng Tươi, Huỳnh Ngọc Trường và một số đối tượng khác (chưa rõ lai lịch - PV) ngăn chặn không cho đưa xà lan đi dẫn đến tranh cãi và đánh nhau. Trong quá trình đánh nhau, Lê Thanh Sang bị một đối tượng dùng dao đâm dẫn đến tử vong trước khi nhập viện.
Nhận được tin báo, cơ quan CSĐT tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và thu thập những thông tin ban đầu để lập hồ sơ xử lý. Theo kết quả khám nghiệm tử thi, nạn nhân Sang chết vì một vết đâm giữa ngực rộng khoảng 3cm gây thủng tim, tràn dịch màng phổi dẫn đến mất nhiều máu.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan CSĐT nhanh chóng xác định đối tượng gây án chính là tên Thuẫn. Sau khi sự việc xảy ra, Thuẫn đã bỏ trốn khỏi hiện trường. Liên hệ với người nhà tại địa phương, cơ quan CSĐT vẫn không tìm ra Thuẫn. Theo kết quả xác minh của cơ quan CSĐT, Thuẫn tên thật là Bùi Minh Truyền (SN 1983, ngụ huyện Cần Đước, tỉnh Long An) là nhân công làm thuê cho Hạnh hơn hai năm nay trên khu vực sông Chim, thuộc các huyện vùng ven TP.HCM như huyện Nhà Bè, quận 9...
Hành động theo kiểu băng nhóm côn đồ
Tại cơ quan CSĐT, chủ xà lan Bùi Văn Hạnh cho biết, ông và đám nhân công gồm Truyền, Tùng, Tây hoàn toàn bị oan trong cái chết của nạn nhân. Bởi vì ngay bản thân ông cũng là người bị Thưởng nợ tiền, tức là ông cũng chung số phận với đám nhân công của Thưởng. Do đó, ông muốn lấy lại chiếc xà lan mà đám nhân công của Thưởng đang giữ. Lúc này, vì chưa được trả tiền làm thuê gần hai tháng, nên Sang cùng đám thanh niên gần chục người làm thuê cho Thưởng quyết định không cho ông Hạnh kéo xà lan về. Từ đó mâu thuẫn phát sinh càng lúc càng gay gắt.
Ông Hạnh kể: "Mặc dù tôi đã nói hết lời với nhóm của Sang là chúng tôi cũng bị Thưởng nợ tiền nên đành lấy lại chiếc ghe, nhưng Sang nhất định không cho. Đã thế, trong lúc hỗn chiến, nhóm đồng bọn của Sang đều là dân làm thuê trên sông nước kéo thêm khoảng chục người nữa tới với thái độ hống hách, tay cầm hung khí. Biết yếu thế, chúng tôi đã điều khiển chiếc ghe để tìm cách chạy trốn khỏi hiện trường. Trong lúc đang loay hoay chạy trốn thì tôi nghe tiếng kêu thất thanh từ đằng sau. Không thấy ai là thủ phạm chỉ biết một thanh niên đã gục bên vũng máu. Lúc đó họ bỏ chạy tán loạn, còn chúng tôi đưa nạn nhân đi cấp cứu".
Là người chứng kiến cảnh hỗn chiến, ông Hạnh cho rằng nhân công của ông đã bị chặn nhiều lần trước đó. Theo lời kể của ông Hạnh, trước đó, việc quản lý chiếc xà lan, ông đều giao cho ông Tám, một người làm thuê cho ông. Qua giới thiệu, ông Hạnh được biết Thưởng cần xà lan làm ăn và thỏa thuận cho thuê với tháng 15 triệu đồng. Mọi việc đều do ông Tám giải quyết. Tuy nhiên, sau nhiều lần đòi lại xà lan không được, ông Hạnh buộc phải vào cuộc thương lượng với nhóm công nhân của Thưởng để đưa xà lan về. Do không liên lạc được với Thưởng để nói chuyện nên ông Hạnh phải đi bằng ghe ra sông thương lượng với đám nhân công của Thưởng.
Ông Hạnh nhớ lại cảnh hỗn chiến: "Tôi từng mưu sinh trên sông nước mấy chục năm nay bằng đủ thứ nghề như hút cát, cho thuê xà lan... nhưng chưa bao giờ thấy có cảnh băng nhóm thanh niên dàn xếp nhau để gây chiến bằng hung khí. Cảnh tượng diễn ra cứ như trong phim làm chúng tôi vô cùng lo lắng. Và, chuyện tồi tệ nhất cũng đã đến, nhân công của tôi đã gây ra cái chết đau lòng cho một thanh niên".
doi%20tuong%20tr%20gay%20an%202.JPG

Đối tượng Truyền trước khi gây án. Ảnh cơ quan CSĐT cung cấp.
Bỗng dưng gánh hậu quả đau lòng
Theo tìm hiểu của PV, sau khi vụ án xảy ra, hung thủ bỏ trốn khỏi hiện trường nên cơ quan CSĐT buộc phải tạm giữ những đối tượng trong nhóm gây án như Hạnh, Tùng, Tây. Qua xác minh, được biết hung thủ chính là Truyền, đồng thời cũng là cháu họ của Hạnh. Mới học hết lớp 5, gia đình làm ăn thất bại,Truyền phải bỏ học đi làm thuê đủ thứ nghề. Thấy thương cảnh nghèo khổ, Hạnh đã đưa Truyền lên làm công cho mình.
Trước khi xảy ra vụ việc, Hạnh từng bị nhóm của Sang chặn đánh trên sông nhiều lần với lý do không cho đưa xà lan về. Khi bị đồng bọn của Sang tiến tới áp đảo, Truyền đã dùng dao đâm chết nạn nhân. Sau khi bỏ trốn, Truyền gọi cho Hạnh và nói rằng người đâm chết Sang chính là Truyền. Hắn cho rằng vì tự vệ bản thân nên mới dùng dao để hù dọa nhóm Sang chứ không có ý đồ giết chết Sang.
Là người họ hàng với nhau, nhưng ông Hạnh vẫn quả quyết: "Truyền chưa bao giờ gây chuyện với ai từ khi làm thuê cho tôi, có lẽ do bị dồn đến bước đường cùng nên mới làm liều vậy. Và tôi thấy trong vụ án này, nạn nhân cũng rất hung hãn khi quyết tâm chặn chúng tôi, mặc dù nạn nhân cũng biết là chiếc xà lan là tài sản của chúng tôi, việc chúng tôi kéo xà lan của mình về là chuyện tất nhiên một khi người ta không chịu trả tiền cho chúng tôi.
Bây giờ xảy ra chuyện, chỉ có gia đình hai bên là người chịu thiệt thòi nhất. Vợ Truyền từng có con nhỏ lại đang mang bầu đứa con thứ 2. Bây giờ bị bắt không biết ai sẽ lo lắng cho con nó. Còn gia đình Sang cũng đau lòng khi chứng kiến cảnh Sang ra đi mãi mãi, còn đứa con nhỏ mới 2 tuổi cũng không biết nương tựa vào ai. Có lẽ nếu Thưởng làm ăn nghiêm túc không trốn nợ ai thì mọi chuyện đã tốt đẹp hơn".
Hung thủ ra đầu thú
Một cán bộ cơ quan CSĐT công an quận 9 (TP.HCM) cho biết: "Ngay sau khi phạm tội, đối tượng Truyền đã bỏ trốn khỏi hiện trường, đi khỏi địa phương. Ngay sau đó, cơ quan CSĐT phối hợp với công an các quận huyện vùng ven TP.HCM truy tìm hung thủ nhiều ngày nhưng chưa có kết quả. Điều tra ban đầu cho thấy Truyền là hung thủ chính gây án nên công an quận 9 đã tìm về địa phương nơi Truyền cư trú, thuyết phục hắn ra đầu thú. Đến rạng sáng 28/9, Truyền đã đến cơ quan CSĐT đầu thú khai và nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình để nhận sự khoan hồng của pháp luật".
Ái Minh
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn







 
Back
Top