T
T$
Guest
Getty
Image caption
Trại tạm giam Christmas Island
Những người trong trại tạm giam trên Đảo Christmas ở Australia đốt cơ sở và gây “hỗn loạn lớn”, giới chức chính phủ Australia cho biết.
Trong một thông cáo phát đi, Cục nhập cảnh xác nhận bảo vệ trại giam người nhập cư chờ trục xuất đã phải rút lui vì “lý do an toàn”
Cơ sở vật chất y tế, giáo dục và nơi tập thể thao đã bị phá hỏng.
Thông cáo cũng phủ nhận đây không phải là “cuộc bạo động quy mô lớn” nhưng cho biết tình hình tại trại tạm giam này đang “căng thẳng” đối với những người nhập cư và người xin tỵ nạn.
Trại tạm giam Christmas Island cũng đang là nơi cư trú của những người New Zealand có nguy cơ bị trục xuất khỏi Australia.
[h=2]Tù nhân chết “gây bùng nổ bạo động”[/h]Thông cáo cho biết bất ổn bắt đầu khi nhóm tù nhân người Iran bắt đầu phản đối sau cái chết của một người Kurd gốc Iran tên là Fazel Chegeni, được nhận vào trại từ hôm thứ Bảy 6/11.
Thi thể của ông Chegeni được tìm thấy ở dưới một vách đá ngày Chủ Nhật 7/11 và giới điều tra đã chuẩn bị tiến hành giảo nghiệm.
Giới chức nói: “Trong khi cuộc phản đối ôn hòa là được phép thì những người bị tạm giam khác đã lợi dụng tình thế để đập phá đồ đạc và gây bất ổn chung.”
Tin cho hay nhiều đám cháy nhỏ trong khu vực trại.
Thông cáo cho biết thêm: “Một nhóm người bị tạm giữ, có thể không phải công dân và có visa bị hủy theo quy định bắt buộc, tiếp tục khuấy động và đập phá tài sản.”
“Vẫn chưa có thông tin gì về thương vong ở cả phía tù nhân và nhân viên của trại.”
Ian Rintoul, từ nhóm Liên Minh Hành Động vì người Tỵ Nạn, nói với tờ Sydney Morning Herald rằng ông Chegeni đã “chịu đựng hậu quả của việc tạm giam dài hạn trong tình trạng độc đoán”.
“Ông đã nói với những tù nhân khác là không thể chịu đựng việc bị tạm giam thêm nữa và chỉ muốn ra ngoài.”
Image copyright
Getty Images
Image caption
Người tỵ nạn đi bằng đường biển được đưa lên đảo Christmas
[h=2]“Lửa cháy khắp nơi”[/h]Kênh ABC News trước đó đã dẫn lời một tù nhân 25 tuổi, Matej Cuperka, cho biết anh lo sợ cho sự an toàn của mình.
Cuperka cho biết: “Họ đốt lửa khắp nơi... họ tràn vào căn-tin, vào các khu vực có đồ đạc.”
“Rất nhiều xe hơi đầy cảnh sát lái xung quanh khu vực trại. Họ chỉ nhìn qua cửa sổ. Không ai giúp chúng tôi.”
Thượng nghị sĩ của đảng Xanh, bà Sarah Hanson-Young nói Trung tâm tạm giam Christmas Island đã bị “khủng hoảng”.
Bà Hanson Young nói: “Tôi đã nói chuyện với những người bị nhốt trong trại và họ nói tình trạng bất ổn lan rộng và lửa khắp nơi trong trung tâm”
“Khi các bảo vệ Serco được lệnh rút khỏi trung tâm đêm qua, những người bị nhốt bên trong đã bị bỏ lại và phải tự lo thân.”
Bà Hanson-Young cho biết bà quan tâm đến việc những người xin tỵ nạn bị nhốt chung với các tù nhân khác, đẩy họ vào “tình trạng nguy hiểm”.
Bà nói: “Chính phủ đã được cảnh báo nhiều lần về tình trạng nguy hại gia tăng ở trại Christmas Island nhưng, đáng tiếc thay, những cảnh báo đó đã bị lờ đi.”
Image caption
Vị trí các đảo mà người tỵ nạn bị đưa đến
[h=2]Chính sách bảo thủ[/h]Australia đã gửi những người xin tỵ nạn bị chặn lại đến trại Christmas Island, một khu vực xa xôi cách 2.650km về phía tây bắc của thành phố Perth và cách 380km về phía nam đảo Java của Indonesia.
Những người khác bị chuyển đến đảo Manus của Papua New Guinea và Nauru trên Nam Thái Bình Dương.
Chính phủ nói hành trình bằng đường biển của người tỵ nạn đến Úc rất nguy hiểm và do các băng nhóm tội phạm điều khiển và Úc phải có trách nhiệm ngăn chặn. Các nhà phê bình nói việc chống lại người tỵ nạn gây ra tình trạng phân biệt dân tộc và điều đó đe dọa uy tín của Australia.
Chính sách này đã bị giám đốc tổ chức Human Rights Watch của Úc coi là “thảm họa” trong phát biểu vào tháng Bảy. Nhóm này cũng đã tỏ ra quan ngại với tình trạng ở trại Manus.
Tháng Hai vừa rồi, một người đàn ông Iran bị giết trong đợt nổi loạn ở trại Manus. Phiên tòa xử một nhân viên của lực lượng cứu người Salvation Army và một lính tại trại bị cáo buộc giết người Iran sẽ được mở lại vào cuối tháng này.
Số lượng người New Zealand bị giữ trên đảo Christmas đã gia tăng từ khi thành phố Canberra bắt đầu hủy visa của những người có tiền án.
Theo BBC Vietnamese