congthinabc
Junior Member
Căn bệnh này còn có tên là viêm đại tràng mạn tính, Viêm đại tràng co thắt, xuất hiện ở 20% số người trưởng thành. Tuy bệnh có một số dấu hiệu dễ nhận biết nhưng việc chẩn đoán xác định không hề đơn giản, vì bác sĩ phải loại trừ được rất nhiều bệnh khác có biểu hiện tương tự.
Hội chứng ruột kích thích gặp nhiều ở nữ giới, thường bắt đầu từ khi còn trẻ và giảm dần khi lớn tuổi. Bệnh kéo dài làm người mắc trở nên gầy yếu do phải kiêng khem nhiều, tinh thần lo lắng, giảm chất lượng cuộc sống. Hiện khoa học chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Các triệu chứng bệnh:
- Đau bụng: Thường đau quanh rốn hoặc bụng dưới với mức độ thay đổi, từ âm ỉ tới dữ dội (có thể lầm với cơn đau quặn thận). Cơn đau thường xảy ra sau bữa ăn, nhất là sau khi ăn một số thực phẩm khó tiêu hay quá cay, chua. Tình trạng đau bụng nặng lên khi bệnh nhân gặp chuyện buồn hoặc căng thẳng tâm lý. Đau sẽ giảm đi sau khi đại tiện. Một số bệnh nhân không đau bụng mà chỉ có cảm giác khó chịu, không thoải mái ở bụng dưới.
- Rối loạn đại tiện: Trước hết là thay đổi về hình thái phân (lỏng hoặc khô) và số lần đại tiện (nhiều lần trong ngày hoặc chỉ 1-2 lần/tuần, có thể xen kẽ 2 tình trạng trên). Phân có thể kèm chất nhầy, không có máu. Có sự thay đổi về cảm giác khi đại tiện: người bệnh thấy mót, cần đi ngay, hoặc có cảm giác đi không hết phân.
- Một số dấu hiệu khác: chậm tiêu, ợ chua, đau ngực, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm...
- Các xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm, X-quang bụng, nội soi ống tiêu hóa... đều cho kết quả bình thường.
Việc chẩn đoán hội chứng đại tràng kích thích rất dễ mà cũng rất khó. Dễ vì chỉ cần người bệnh bị đau bụng và rối loạn đại tiện kéo dài 3 tháng là có thể nghĩ tới hội chứng này. Khó vì để khẳng định nó, bác sĩ phải loại trừ tất cả các bệnh khác có triệu chứng tương tự khác. Chẳng hạn, với triệu chứng đau bụng, cần phân biệt với bệnh loét dạ dày - tá tràng, sỏi mật, giun sán, viêm tụy... Nếu bệnh nhân hay bị táo bón chiếm ưu, phải loại trừ các bệnh túi thừa đại tràng, ung thư đại tràng, u tử cung, viêm đường mật... Với chứng tiêu chảy, phải nghĩ đến cả các bệnh như loét đại tràng, viêm ruột giả mạc, rối loạn hấp thu, cường giáp...
Điều trị hội chứng đại tràng kích thích là một việc khó khăn đối với cả Đông y và Tây y. Về Tây y, do chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh nên chỉ có thể điều trị triệu chứng (chống đau bụng, tiêu chảy, táo bón). Ngoài ra, bệnh nhân được sử dụng các thuốc hướng tâm thần (nhất là các thuốc chống trầm cảm) .
Theo Đông y, hội chứng đại tràng kích thích xuất hiện do khí trệ (gây đầy trướng, khó chịu, táo bón), tỳ hư (gây tiêu lỏng, chậm tiêu) và đặc biệt là do can - tỳ bất hòa. Theo ngũ hành, can thuộc mộc, liên quan tới các hoạt động tình chí; tỳ thuộc hành thổ, liên quan tới các vấn đề tiêu hóa. Mộc khắc thổ, vì vậy nếu có tâm trạng tức giận, căng thẳng, khí của can vượng lên, khắc chế tỳ mạnh hơn, gây rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, lý thuyết này chưa giải thích hết được các biểu hiện của hội chứng đại tràng kích thích.
Căn bệnh này được Đông y điều trị bằng các vị thuốc và bài thuốc sau:
- Chống đau bụng: mộc hương, hậu phác, chỉ xác, hương phụ.
- Chống tiêu chảy: búp ổi, búp sim, vỏ lựu.
- Chống táo bón: mật ong, vừng đen, lá muồng, mang tiêu, đại hoàng.
- Bài thuốc hòa giải can tỳ, chữa đau bụng tiêu chảy do tâm trạng bất ổn: bạch truật, bạch thược mỗi thứ 12 g; trần bì, phòng phong mỗi thứ 8 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Sau khi được điều trị bằng Đông y, bệnh vẫn hay tái phát.
Trong việc điều trị hội chứng đại tràng kích thích, cả Đông y và Tây y đều thống nhất ở một điểm sau: Bệnh nhân cần thay đổi lối sống để phòng bệnh và góp phần làm giảm bệnh: sống lành mạnh, không làm việc quá sức, không căng thẳng suy nghĩ, tập thể dục thường xuyên, không bê tha rượu bia, ăn uống điều độ, kiêng các chất kích thích, đồ cay, chua...
BS Quan Thế Dân,
Hội chứng ruột kích thích gặp nhiều ở nữ giới, thường bắt đầu từ khi còn trẻ và giảm dần khi lớn tuổi. Bệnh kéo dài làm người mắc trở nên gầy yếu do phải kiêng khem nhiều, tinh thần lo lắng, giảm chất lượng cuộc sống. Hiện khoa học chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Các triệu chứng bệnh:
- Đau bụng: Thường đau quanh rốn hoặc bụng dưới với mức độ thay đổi, từ âm ỉ tới dữ dội (có thể lầm với cơn đau quặn thận). Cơn đau thường xảy ra sau bữa ăn, nhất là sau khi ăn một số thực phẩm khó tiêu hay quá cay, chua. Tình trạng đau bụng nặng lên khi bệnh nhân gặp chuyện buồn hoặc căng thẳng tâm lý. Đau sẽ giảm đi sau khi đại tiện. Một số bệnh nhân không đau bụng mà chỉ có cảm giác khó chịu, không thoải mái ở bụng dưới.
- Rối loạn đại tiện: Trước hết là thay đổi về hình thái phân (lỏng hoặc khô) và số lần đại tiện (nhiều lần trong ngày hoặc chỉ 1-2 lần/tuần, có thể xen kẽ 2 tình trạng trên). Phân có thể kèm chất nhầy, không có máu. Có sự thay đổi về cảm giác khi đại tiện: người bệnh thấy mót, cần đi ngay, hoặc có cảm giác đi không hết phân.
- Một số dấu hiệu khác: chậm tiêu, ợ chua, đau ngực, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm...
- Các xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm, X-quang bụng, nội soi ống tiêu hóa... đều cho kết quả bình thường.
Việc chẩn đoán hội chứng đại tràng kích thích rất dễ mà cũng rất khó. Dễ vì chỉ cần người bệnh bị đau bụng và rối loạn đại tiện kéo dài 3 tháng là có thể nghĩ tới hội chứng này. Khó vì để khẳng định nó, bác sĩ phải loại trừ tất cả các bệnh khác có triệu chứng tương tự khác. Chẳng hạn, với triệu chứng đau bụng, cần phân biệt với bệnh loét dạ dày - tá tràng, sỏi mật, giun sán, viêm tụy... Nếu bệnh nhân hay bị táo bón chiếm ưu, phải loại trừ các bệnh túi thừa đại tràng, ung thư đại tràng, u tử cung, viêm đường mật... Với chứng tiêu chảy, phải nghĩ đến cả các bệnh như loét đại tràng, viêm ruột giả mạc, rối loạn hấp thu, cường giáp...
Điều trị hội chứng đại tràng kích thích là một việc khó khăn đối với cả Đông y và Tây y. Về Tây y, do chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh nên chỉ có thể điều trị triệu chứng (chống đau bụng, tiêu chảy, táo bón). Ngoài ra, bệnh nhân được sử dụng các thuốc hướng tâm thần (nhất là các thuốc chống trầm cảm) .
Theo Đông y, hội chứng đại tràng kích thích xuất hiện do khí trệ (gây đầy trướng, khó chịu, táo bón), tỳ hư (gây tiêu lỏng, chậm tiêu) và đặc biệt là do can - tỳ bất hòa. Theo ngũ hành, can thuộc mộc, liên quan tới các hoạt động tình chí; tỳ thuộc hành thổ, liên quan tới các vấn đề tiêu hóa. Mộc khắc thổ, vì vậy nếu có tâm trạng tức giận, căng thẳng, khí của can vượng lên, khắc chế tỳ mạnh hơn, gây rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, lý thuyết này chưa giải thích hết được các biểu hiện của hội chứng đại tràng kích thích.
Căn bệnh này được Đông y điều trị bằng các vị thuốc và bài thuốc sau:
- Chống đau bụng: mộc hương, hậu phác, chỉ xác, hương phụ.
- Chống tiêu chảy: búp ổi, búp sim, vỏ lựu.
- Chống táo bón: mật ong, vừng đen, lá muồng, mang tiêu, đại hoàng.
- Bài thuốc hòa giải can tỳ, chữa đau bụng tiêu chảy do tâm trạng bất ổn: bạch truật, bạch thược mỗi thứ 12 g; trần bì, phòng phong mỗi thứ 8 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Sau khi được điều trị bằng Đông y, bệnh vẫn hay tái phát.
Trong việc điều trị hội chứng đại tràng kích thích, cả Đông y và Tây y đều thống nhất ở một điểm sau: Bệnh nhân cần thay đổi lối sống để phòng bệnh và góp phần làm giảm bệnh: sống lành mạnh, không làm việc quá sức, không căng thẳng suy nghĩ, tập thể dục thường xuyên, không bê tha rượu bia, ăn uống điều độ, kiêng các chất kích thích, đồ cay, chua...
BS Quan Thế Dân,
Last edited: