Hội nghị LHQ thảo luận về giá lương thực tăng cao ở châu Á

T

T$

Guest
Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đã quy tụ 19 quốc gia châu Á cùng với Nhật Bản và Hoa Kỳ tới tham dự hai ngày thảo luận về cách thức đối phó với tình trạng giá cả lương thực tăng.

FAO cho hay giá lương thực toàn cầu trong tháng Hai tăng lên mức cao nhất mà cơ quan này từng ghi nhận được. Tổ chức của Liên Hiệp Quốc cũng nói thêm rằng giá lương thực có thể tăng thêm vì giá dầu tăng, ảnh hưởng tới chi phí vận chuyển.

Bà Ertharin Cousin là đại sứ Hoa Kỳ tại các cơ quan Liên Hiệp Quốc ở Rome. Trao đổi các phóng viên cuối ngày hôm qua, bà Cousin nói rằng các đại biểu đã đồng ý không lặp lại các sai lầm trong quá khứ, từng dẫn tới việc tăng mạnh giá cả thực phẩm một vài năm trước.

Bà Cousin cho biết: “Điều mà tất cả các đại biểu đồng thuận là sự nhận thức về những bài học đã rút ra được từ năm 2007 và 2008. Nhất là các loại chính sách có thể làm trầm trọng tình trạng tăng giá như việc cấm xuất khẩu và tích trữ lương thực. Và một sự thừa nhận rằng các hành động như thế, tuy rất đáng chú y,ù nhưng không phải là các hành động mà bất cứ nước nào cũng đề xuất cho các nhà lập chính sách của mình để đối phó với việc giá cả tăng trong đoản kỳ.”

Bà Cousin cho rằng các hạn chế về xuất khẩu và hiện tượng hoảng hốt thu mua cách đây vài nằm gần như là nguyên nhân chính gây ra tình trạng giá cả lương thực tăng.

Vào lúc đó, giá gạo, một loại lương thực chính ở châu Á, tăng gấp đôi chỉ trong vòng vài tháng.

Ông Hiroyuki Konuma, đại diện FAO khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cho biết Miến Điện xác nhận việc cấm xuất khẩu gạo gần đây, nhưng đây là biện pháp đề phòng thông thường hàng năm trước mùa thu hoạch lúa, và không liên quan tới giá lương thực trên thế giới tăng.

Ông Konuma nói: “Sở dĩ họ làm vậy là bởi vì trước mùa thu hoạch lúa, thường thiếu hụt nguồn dự trữ và giá nói chung là tăng lên. Vì thế, theo lẽ tự nhiên, chính phủ tìm cách giữ đủ lượng dự trữ và không khuyến khích xuất khẩu lương thực ra nước ngoài.”

Hiện giá gạo bán lẻ tăng tới 33% ở Bangladesh so với năm ngoái, còn ở Trung Quốc và Indonesia là 23%.

Nhưng các nước xuất khẩu gạo chính là Thái Lan và Việt Nam thì vụ mùa vẫn tốt, nên nhìn chung, dự kiến sẽ giúp giữ giá cả ổn định.

Tuy vậy, các đại biểu tại cuộc hội thảo do Liên Hiệp Quốc tổ chức cũng đồng ý rằng các quốc gia cần phải có sẵn các biện pháp an toàn nhằm giúp phụ nữ, trẻ em, người nghèo cũng như những người dễ bị tác động bởi tình trạng giá lương thực tăng cao.

Họ cũng cam kết sẽ hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp tốt hơn, mà theo FAO cho biết là đã giảm mạnh, nếu xét về tỷ lệ hỗ trợ phát triển và ngân quỹ quốc gia.

Ông Pushpanathan Sundram, Phó tổng thư ký Hiệp Hội Các quốc gia Đông Nam Á, nói: “Nếu chúng ta muốn thực sự đáp ứng nhu cầu lương thực gia tăng thì tôi nghĩ chúng ta cũng cần phải thực sự tập trung nghiên cứu và cải tiến công nghệ. Chính vì lẽ đó, tôi cho rằng lĩnh vực tư nhân sẽ là một trong các thành phần quan trọng nhằm đạt được mục tiêu quan trọng này.”

Hội nghị giá lương thực châu Á ở Bangkok là hội nghị đầu tiên trong nhiều cuộc họp khu vực mà FAO dự kiến sẽ tổ chức nhằm giúp các nước đối phó tốt hơn và ngăn chặn tình trạng tăng giá lương thực.
 
Back
Top