Hạ viện Anh nói cần đổi cách ở Afghanistan

T

T$

Guest
(ThuVienBao.com) -
110302141202_taliban226.jpg
Hạ viện Anh nói chiến đấu với Taliban không đủ cho Afghanistan


Các nghị sĩ Anh nói cần đàm phán với Taliban vì chiến thuật hiện nay đang dùng ở Afghanistan không đạt được giải pháp ổn định.

Báo cáo của Ủy ban đối ngoại của hạ viện nói rằng Hoa Kỳ phải tăng nỗ lực đàm phán với Taleban nếu muốn đạt giải pháp chính trị.

Nghị sĩ đảng Bảo thủ Richard Ottaway là chủ tịch ủy ban, nói: "Mỗi ngày quí vị đánh nhau là quí vị không đàm phán."

Các bộ trưởng nói phe nổi dậy đang tái lập bạo động "lẽ ra nên được nói chuyện với".

Báo cáo này cũng cho rằng lý do chính phủ Anh còn giữ quân ở lại Afghanistan - để bảo vệ an ninh quốc gia cho Anh quốc - có thể đạt được "từ trước" vì sức lực của al-Qaeda ở nước này có vẻ giới hạn.

Nhưng cũng có "nhiều nguy cơ" trong mục tiêu của Anh quốc muốn rút quân chiến đấu vào năm 2015, báo cáo nói thêm.

Ông Ottaway nói trên chương trình Today của đài BBC Radio 4: "Không có gì nghi ngờ về các thành công chiến thuật ở miền nam nhưng xét cho cùng thì chúng ta không thể thắng bằng quân sự."

'Khác biệt cấp thiết'

"Nếu quí vị có thể đưa Pakistan, Hoa Kỳ, Afghanistan và Taliban vào bàn tròn thì đó là vai trò rất quan trọng của chính phủ (Anh)."

Nhưng ông công nhận là khó bắt đầu nói chuyện với phe nổi dậy, thêm rằng: "Taliban không có địa chỉ liên lạc."

David Cameron từng hứa sẽ là "bạn trong mọi tình huống" với Afghanistan.

Thủ tướng nói hôm thứ Ba rằng nước này có mối quan hệ "mạnh" với nước Anh và rằng thay đổi sẽ liên quan tới một "quá trình chính trị".

Chính phủ nói muốn quân lính tác chiến rời Afghanistan vào năm 2015, và hồi tháng trước bộ trưởng quốc phòng Liam Fox đề nghị đưa 10.000 quân về nhà trong năm nay nếu "điều kiện tại chỗ" phù hợp.

Trước đó ông Ottaway nói: "Có nguy cơ là nếu không có lãnh đạo chính trị thì chiến dịch quân sự hiện nay có nguy cơ bị làm lệch công sức để bảo đảm giải pháp chính trị cho điều mà thực sự là vấn đề chính trị."

"Hoa Kỳ không nên chậm trễ xúc tiến đáng kể vào các cuộc đàm phán với lãnh đạo Taliban vì nếu không có Hoa Kỳ ủng hộ thì sẽ không thể có hòa bình lâu dài ở Afghanistan."

Ông nói thêm: "Chúng tôi lật lại suy nghĩ phổ biến rằng thành công ở Afghanistan có thể 'đem lại' qua chiến lược 'dọn, giữ và xây'."

"Khác biệt giữa al-Qaeda và Taliban, vốn thường bị bỏ qua hay không rõ ràng trong các tranh cãi gần đây, là cấp thiết trong việc tạo ra đối sách phù hợp ở Afghanistan."

"Chúng tôi chất vấn tư duy của chính phủ về chiến dịch tổng lực chống nổi dậy nhắm vào Taliban có cần thiết hay không trong việc ngăn al-Qaeda quay lại hay liệu có thành công hay không."

'Tiến triển'

"Lý do an ninh" đằng sau hạn chót 2015 để rút quân lính tác chiến cũng không rõ, và chính sách này có "nhiều nguy cơ đáng kể," theo báo cáo của hạ viện.

Ông Ottaway nói: "Quân lực hoàng gia được chúng tôi hoàn toàng ủng hộ trong xử lý các thách thức trước mặt họ và nỗ lực của họ hoàn toàn đúng khi mô tả nhiều trường hợp như là anh hùng."

"Hi vọng của chúng tôi là báo cáo này sẽ được tiếp nhận như là phê bình xây dựng đúng như dự định, và được coi như là đóng góp vào một tranh luận rộng hơn về việc làm sao cải thiện tình hình mà hiện không có giải pháp dễ dàng."

Bộ trưởng ngoại giao Alistair Burt nói ông đồng ý với ủy ban rằng hòa giải chính trị là "hoàn toàn cần thiết" cho ổn định lâu dài ở Afghanistan.

Có những người mà chính phủ Afghanistan có thể tiếp cận trong tiến trình chính trị," ông nói trên đài BBC Radio 5 Live.

"Đây là tiến trình chính trị do người Afghanistan lãnh đạo. Tổng thống Karzai đã đặt ra các thông số cho tiến trình đó."

"Những người mà ông ấy tiếp xúc phải từ bỏ bạo lực và chuẩn bị làm việc với chính phủ ở Afghanistan. Tiến trình này đang tiếp diễn."

Về mục tiêu rút lui vào năm 2015, ông Burt nói quyết định đã được đưa ra sau cân nhắc mở rộng giữa các bộ trưởng và lãnh đạo quân đội và "được thông hiểu" giữa tất cả các bên liên quan.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top