T
T$
Guest
Trần Công Hưng Gửi cho BBC từ Hà Nội
CLB Hoàng Anh Gia Lai, dưới sự đầu tư của 'Bầu Đức', đã có nhiều đóng góp cho bóng đá Việt Nam
Ai đã từng xem qua bộ phim Wood Job (Tạm dịch là “Việc rừng”) của Nhật Bản?
Có một cậu trai trẻ tên Hirano thi trượt Đại học đành phải chọn con đường lên núi trồng rừng. Khi khai thác gỗ, biết rằng có thể bán được tới 800.000 Yên một khúc gỗ, Hirano rất bất ngờ hỏi người chủ: “nếu chặt nguyên ngọn núi đi, chú sẽ thành triệu phú, tại sao chú không lái một chiếc Mercedes mà lại lái chiếc xe này?”
Người chủ trả lời: “Còn lại gì cho thế hệ sau nếu bán hết cây của cha ông? Con cái sẽ làm gì? Chúng ta cứ tiếp tục phải trồng cây con và chăm sóc chúng. Người nông dân sẽ thu hoạch hết khi mùa màng cũa họ chín tới, nhưng chúng ta không thể làm thế. Khi đến thời điểm đánh giá công việc của chúng ta thì ta cũng chết hết rồi.”
Hóa ra những lợi nhuận mà người trồng cây đang hưởng là công sức từ cả trăm trước của thế hệ cha ông, còn việc làm hiện tại thì chưa chắc mình đã được nhìn thấy thành quả.
Nếu ở những nước như Việt Nam, không bất ngờ nếu người ta chặt sạch cây đi để hưởng thụ cho sướng. Một hành động thiếu ý thức và hiểu biết: thực chất cái họ hưởng đâu phải do họ làm ra và để luôn luôn có một cành rừng hay môi trường xanh mát, cần có kế hoạch hết sức tỷ mỷ và khoa học.
Trồng cây cần sự kiên nhẫn, đó không phải việc trong ngày một ngày hai, đó là việc của hàng chục, hàng trăm năm.
Sự nghiệp trồng người cũng tương đương như thế
Ngày hôm qua các cầu thủ câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) dù ghi được hai bàn thắng rất đẹp, đẹp hơn nhiều so với hai bàn không xuất sắc vẫn được gọi là siêu phẩm ở trận thắng đầu mùa nhưng lại không được khen ngợi như trước nữa.
Có sự khác biệt nào ở đây?
Hôm qua HAGL đã bị gỡ hòa ở phút bù giờ đánh rơi mất chiến thắng trước Đồng Nai, còn đầu mùa họ thắng Sanna Khánh Hòa. Nếu không bị ghi bàn tình huống cuối, chắc lại có một cơn cuồng phong tung hô lên tận mây xanh các cầu thủ trẻ.
Người ta vẫn chỉ biết nhìn vào kết quả mà đánh giá, tung hô những trận chẳng có gì đáng khen đơn giản vì giành chiến thắng, và ngược lại: chỉ trích chỉ vì hòa hoặc thua.
Thắng không nhờ trình độ giỏi thì có gì vinh quang? Hậu quả sẽ đến sớm thôi khi gặp những đội còn lại. Ngược lại, tuy thua hoặc hòa nhưng lối chơi tốt, có cái để người ta hy vọng thì dù hôm nay buồn đấy, nhưng mới có tương lai.
Trận gặp Đồng Nai hôm qua là một trận đáng khen, lâu rồi không có được cảm xúc như vậy khi chứng kiến 2 bàn thắng của HAGL, đặc biệt là lội ngược dòng khi bị dẫn trước. Trận đấu này, nhất là trong hiệp 2, theo tôi sẽ là bước ngoặt đối với HAGL, nó cho thấy đã có những sự chuyển biến tương đối của các cầu thủ trẻ.
Chuỗi trận tới có thể vẫn thua, nhưng tần suất thua sẽ giảm xuống và không dễ để họ xuống hạng đâu. Và kể cả có phải xuống hạng, như ông Đoàn Nguyên Đức nói: “20 tuổi, xuống chơi giải hạng nhất một năm rồi quay lại V-League với tuổi 21 cũng đâu có quá muộn”.
Nhưng có vẻ người ta không tin vào lời nói của ông, một không khí ảm đạm bao trùm khắp các tờ báo trên cả nước. Khắp nơi người ta nói về chuyện xuống hạng của HAGL, rồi phát biểu của ông Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Lê Hùng Dũng rằng nếu HAGL mà xuống hạng thì lứa U19 cũng tan, thật lạ so với sự phấn khích và ủng hộ lứa U19 của ông này vào năm ngoái.
Cầu thủ Công Phượng của HAGL trong màu áo U21 Việt Nam Tại sao người ta lại quay lưng 180 độ như vậy?
Khi V-League sắp bắt đầu, HLV Graechen đã tranh cãi kịch liệt với chủ tịch Đoàn Nguyên Đức về vấn đề lực lượng. Trong khi HLV trưởng muốn tăng cường vài ngoại binh thì bầu Đức lại muốn để toàn các cầu thủ trẻ thi đấu.
Một điều đáng ngạc nhiên, tôi cứ nghĩ rằng lẽ ra HLV phải tự tin kiểu như : “Học trò của tôi đào tạo đủ sức chinh chiến, tôi không cần bổ sung ai cả” kia. Như vậy chứng tỏ HLV Graechen là người biết rõ nhất khả năng của các cậu bé.
Lúc đó chẳng ai đứng ra bảo vệ quan điểm của ông Graechen cả. Tất cả đều hy vọng điều thần kỳ ngay sau khi các cầu thủ trẻ lên thi đấu chuyên nghiệp để rồi bây giờ mọi thất bại đều đổ lên đầu ông HLV này.
Bổ sung lực lượng không cho, đá thực dụng cuối trận trong trận thắng Đà Nẵng cũng làm người sáng lập Học viện Arsenal JMG - Jean Marc Guillou không hài lòng, người hâm mộ cũng bắt phải đá đẹp nhưng khi thua họ lại nói: Đẹp mà thua thì đẹp làm gì.
Nếu Jose Mourinho về huấn luyện thì cũng vậy thôi. Còn cách chơi của HAGL thế nào dưới thời Mourinho thì chắc không cần phải nói ra nữa.
Người ta đã quên mất rằng ở V-League cũng có đội vượt trội, có đội vô địch vài lần nhưng có ai xem đâu, người ta cũng có đi ăn mừng khi vô địch đâu. Bây giờ đội bóng non nớt thua vài trận, người ta đã vội quay lại ca ngợi chính những đội chẳng bao giờ xem kia.
Họ tự ngộ nhận rằng các cầu thủ trẻ sẽ thành công ngay lập tức trong khi người trong cuộc là HLV trưởng và ông chủ tịch biết rằng không thể có chuyện đó xảy ra. Ông chủ tịch nói trước rằng chấp nhận xuống hạng để các cầu thủ trẻ lấy kinh nghiệm nhưng người ta bỏ ngoài tai tất cả.
Tư duy của người Việt Nam đối với việc “trồng người” cũng chẳng khác gì việc trồng cây. Vừa trồng xong đã muốn có quả ăn, vừa trồng xong đã muốn có gỗ làm nhà.
Các cầu thủ trẻ bắt đầu thi đấu cũng chẳng khác gì các sinh viên mới ra trường bắt đầu đi làm, chưa đi làm bao giờ thì lấy đâu ra kinh nghiệm dù ở trường thầy cô vẫn nói sà sã hàng ngày. Bắt các cầu thủ trẻ chiến thắng cầu thủ kinh nghiệm ngay khác nào ép sinh viên ra trường làm trưởng phòng hay giám đốc quản lý người có thâm niên trong nghề?
Mọi thứ cần phải có thời gian, hôm nay có cay đắng thì mới có ngày mai trưởng thành.
Cứ chờ vài năm nữa đi, khi những con người hiện tại hết hạn sử dụng, các câu lạc bộ Việt Nam sẽ lấy đâu ra những cầu thủ kế cận với tình trạng đào tạo trẻ bi bét như hiện nay? Lúc đó thì các cầu thủ HAGL đã cứng cáp rồi, mọi chuyện sẽ đảo chiều. Sự nghiệp trồng người phải đến lúc đó mới biết kết quả. Cứ tư duy như kiểu trồng cây – chặt cây chỉ biết ngày hôm nay thì ngày mai chẳng còn gì. HAGL người ta đã chuẩn bị cả thế hệ kế cận của lứa U19 hiện tại rồi.
Ở Việt Nam suốt ngày, suốt tháng, suốt năm vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đâu đâu cũng báo cáo thành tích học tập một cách xuất sắc cả, nhưng có một câu nói nổi tiếng của Hồ chủ tịch: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” thì chẳng mấy ai chịu học.
Theo BBC Vietnamese
- 22 tháng 4 2015
Ai đã từng xem qua bộ phim Wood Job (Tạm dịch là “Việc rừng”) của Nhật Bản?
Có một cậu trai trẻ tên Hirano thi trượt Đại học đành phải chọn con đường lên núi trồng rừng. Khi khai thác gỗ, biết rằng có thể bán được tới 800.000 Yên một khúc gỗ, Hirano rất bất ngờ hỏi người chủ: “nếu chặt nguyên ngọn núi đi, chú sẽ thành triệu phú, tại sao chú không lái một chiếc Mercedes mà lại lái chiếc xe này?”
Người chủ trả lời: “Còn lại gì cho thế hệ sau nếu bán hết cây của cha ông? Con cái sẽ làm gì? Chúng ta cứ tiếp tục phải trồng cây con và chăm sóc chúng. Người nông dân sẽ thu hoạch hết khi mùa màng cũa họ chín tới, nhưng chúng ta không thể làm thế. Khi đến thời điểm đánh giá công việc của chúng ta thì ta cũng chết hết rồi.”
Hóa ra những lợi nhuận mà người trồng cây đang hưởng là công sức từ cả trăm trước của thế hệ cha ông, còn việc làm hiện tại thì chưa chắc mình đã được nhìn thấy thành quả.
Nếu ở những nước như Việt Nam, không bất ngờ nếu người ta chặt sạch cây đi để hưởng thụ cho sướng. Một hành động thiếu ý thức và hiểu biết: thực chất cái họ hưởng đâu phải do họ làm ra và để luôn luôn có một cành rừng hay môi trường xanh mát, cần có kế hoạch hết sức tỷ mỷ và khoa học.
Trồng cây cần sự kiên nhẫn, đó không phải việc trong ngày một ngày hai, đó là việc của hàng chục, hàng trăm năm.
Sự nghiệp trồng người cũng tương đương như thế
Ngày hôm qua các cầu thủ câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) dù ghi được hai bàn thắng rất đẹp, đẹp hơn nhiều so với hai bàn không xuất sắc vẫn được gọi là siêu phẩm ở trận thắng đầu mùa nhưng lại không được khen ngợi như trước nữa.
Có sự khác biệt nào ở đây?
Hôm qua HAGL đã bị gỡ hòa ở phút bù giờ đánh rơi mất chiến thắng trước Đồng Nai, còn đầu mùa họ thắng Sanna Khánh Hòa. Nếu không bị ghi bàn tình huống cuối, chắc lại có một cơn cuồng phong tung hô lên tận mây xanh các cầu thủ trẻ.
Người ta vẫn chỉ biết nhìn vào kết quả mà đánh giá, tung hô những trận chẳng có gì đáng khen đơn giản vì giành chiến thắng, và ngược lại: chỉ trích chỉ vì hòa hoặc thua.
Thắng không nhờ trình độ giỏi thì có gì vinh quang? Hậu quả sẽ đến sớm thôi khi gặp những đội còn lại. Ngược lại, tuy thua hoặc hòa nhưng lối chơi tốt, có cái để người ta hy vọng thì dù hôm nay buồn đấy, nhưng mới có tương lai.
Trận gặp Đồng Nai hôm qua là một trận đáng khen, lâu rồi không có được cảm xúc như vậy khi chứng kiến 2 bàn thắng của HAGL, đặc biệt là lội ngược dòng khi bị dẫn trước. Trận đấu này, nhất là trong hiệp 2, theo tôi sẽ là bước ngoặt đối với HAGL, nó cho thấy đã có những sự chuyển biến tương đối của các cầu thủ trẻ.
Chuỗi trận tới có thể vẫn thua, nhưng tần suất thua sẽ giảm xuống và không dễ để họ xuống hạng đâu. Và kể cả có phải xuống hạng, như ông Đoàn Nguyên Đức nói: “20 tuổi, xuống chơi giải hạng nhất một năm rồi quay lại V-League với tuổi 21 cũng đâu có quá muộn”.
Nhưng có vẻ người ta không tin vào lời nói của ông, một không khí ảm đạm bao trùm khắp các tờ báo trên cả nước. Khắp nơi người ta nói về chuyện xuống hạng của HAGL, rồi phát biểu của ông Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Lê Hùng Dũng rằng nếu HAGL mà xuống hạng thì lứa U19 cũng tan, thật lạ so với sự phấn khích và ủng hộ lứa U19 của ông này vào năm ngoái.
Khi V-League sắp bắt đầu, HLV Graechen đã tranh cãi kịch liệt với chủ tịch Đoàn Nguyên Đức về vấn đề lực lượng. Trong khi HLV trưởng muốn tăng cường vài ngoại binh thì bầu Đức lại muốn để toàn các cầu thủ trẻ thi đấu.
Một điều đáng ngạc nhiên, tôi cứ nghĩ rằng lẽ ra HLV phải tự tin kiểu như : “Học trò của tôi đào tạo đủ sức chinh chiến, tôi không cần bổ sung ai cả” kia. Như vậy chứng tỏ HLV Graechen là người biết rõ nhất khả năng của các cậu bé.
Lúc đó chẳng ai đứng ra bảo vệ quan điểm của ông Graechen cả. Tất cả đều hy vọng điều thần kỳ ngay sau khi các cầu thủ trẻ lên thi đấu chuyên nghiệp để rồi bây giờ mọi thất bại đều đổ lên đầu ông HLV này.
Bổ sung lực lượng không cho, đá thực dụng cuối trận trong trận thắng Đà Nẵng cũng làm người sáng lập Học viện Arsenal JMG - Jean Marc Guillou không hài lòng, người hâm mộ cũng bắt phải đá đẹp nhưng khi thua họ lại nói: Đẹp mà thua thì đẹp làm gì.
Nếu Jose Mourinho về huấn luyện thì cũng vậy thôi. Còn cách chơi của HAGL thế nào dưới thời Mourinho thì chắc không cần phải nói ra nữa.
Người ta đã quên mất rằng ở V-League cũng có đội vượt trội, có đội vô địch vài lần nhưng có ai xem đâu, người ta cũng có đi ăn mừng khi vô địch đâu. Bây giờ đội bóng non nớt thua vài trận, người ta đã vội quay lại ca ngợi chính những đội chẳng bao giờ xem kia.
Họ tự ngộ nhận rằng các cầu thủ trẻ sẽ thành công ngay lập tức trong khi người trong cuộc là HLV trưởng và ông chủ tịch biết rằng không thể có chuyện đó xảy ra. Ông chủ tịch nói trước rằng chấp nhận xuống hạng để các cầu thủ trẻ lấy kinh nghiệm nhưng người ta bỏ ngoài tai tất cả.
Tư duy của người Việt Nam đối với việc “trồng người” cũng chẳng khác gì việc trồng cây. Vừa trồng xong đã muốn có quả ăn, vừa trồng xong đã muốn có gỗ làm nhà.
Các cầu thủ trẻ bắt đầu thi đấu cũng chẳng khác gì các sinh viên mới ra trường bắt đầu đi làm, chưa đi làm bao giờ thì lấy đâu ra kinh nghiệm dù ở trường thầy cô vẫn nói sà sã hàng ngày. Bắt các cầu thủ trẻ chiến thắng cầu thủ kinh nghiệm ngay khác nào ép sinh viên ra trường làm trưởng phòng hay giám đốc quản lý người có thâm niên trong nghề?
Mọi thứ cần phải có thời gian, hôm nay có cay đắng thì mới có ngày mai trưởng thành.
Cứ chờ vài năm nữa đi, khi những con người hiện tại hết hạn sử dụng, các câu lạc bộ Việt Nam sẽ lấy đâu ra những cầu thủ kế cận với tình trạng đào tạo trẻ bi bét như hiện nay? Lúc đó thì các cầu thủ HAGL đã cứng cáp rồi, mọi chuyện sẽ đảo chiều. Sự nghiệp trồng người phải đến lúc đó mới biết kết quả. Cứ tư duy như kiểu trồng cây – chặt cây chỉ biết ngày hôm nay thì ngày mai chẳng còn gì. HAGL người ta đã chuẩn bị cả thế hệ kế cận của lứa U19 hiện tại rồi.
Ở Việt Nam suốt ngày, suốt tháng, suốt năm vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đâu đâu cũng báo cáo thành tích học tập một cách xuất sắc cả, nhưng có một câu nói nổi tiếng của Hồ chủ tịch: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” thì chẳng mấy ai chịu học.
Theo BBC Vietnamese