Hai 'gián điệp' Nhật bị TQ bắt giữ

T

T$

Guest



150331044748_yoshihide_suga_640x360_afp.jpg
Image copyright
AFP



Image caption

Ông Yoshihide Suga nói Nhật Bản sẽ làm mọi cách để bảo vệ công dân mình ở nước ngoài

Hai người đàn ông Nhật Bản đang bị giữ tại Trung Quốc với các cáo buộc làm gián điệp, Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận.
Trung Quốc không nêu chi tiết, nhưng truyền thông Nhật Bản nói rằng hai người này đã bị bắt giữ từ tháng Năm, một người ở tỉnh Liêu Ninh ở miền bắc, một người ở tỉnh Chiết Giang.
Phát biểu tại cuộc họp báo định kỳ, phát ngôn viên cao cấp của chính phủ Nhật bác bỏ việc Nhật do thám tại các quốc gia khác.
"Đất nước chúng tôi không tham gia vào hoạt động đó," ông Yoshihide Suga nói.
Chánh văn phòng nội các cũng từ chối bình luận về các tường thuật theo về độ tuổi và thông tin cá nhân của những người bị bắt.
"Tôi sẽ không bình luận về những trường hợp cá nhân," ông nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi xác nhận vụ bắt người và nói Trung Quốc đã "thông báo cho Nhật về tình hình liên quan".
Tin tức đâu tiên được đăng trên báo Asahi (bằng tiếng Nhật), nói rằng một nghi phạm bị bắt giữ gần một căn cứ quân sự và người kia, gần biên giới Bắc Hàn.






Image copyright
Getty



Image caption

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã tỏ quan điểm cứng rắn hơn đối với việc xử lý bất đồng trong nước và hoạt động gián điệp của nước ngoài

Bên cạnh việc trấn áp tham nhũng và đối kháng chính trị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có quan điểm cứng rắn về vấn đề an ninh quốc gia; ông đã thành lập một ủy ban an ninh quốc gia mới và củng cố luật chống gián điệp.
Tin về vụ bắt công dân Nhật Bản được đưa ra không lâu sau khi có tin một phụ nữ Mỹ, Sandy Phan-Gillis, bị bắt giữ tại Trung Quốc hòi tháng Ba, cũng với tội danh gián điệp.
Bà Phan-Gillis bị bắt giữ khi đang tháp tùng một chuyến đi thúc đẩy thương mại Mỹ.
Hồi 2010, bốn người đàn ông Nhật đã bị bắt giữ ở tỉnh Hà Bắc ở miền bắc Trung Quốc do quay phim một khu quân sự trong quá trình chuẩn bị để công ty Nhật Fujita đấu thầu dự án xử lý vũ khí hóa học mà binh lính Nhật bỏ lại Trung Quốc hồi thập niên 1930.
Họ thừa nhận đã quay phim, nhưng nói không biết đó là khu vực cấm, và sau đó đã được thả.
Trong lúc các vụ bắt giữ trước xảy ra vào thời điểm quan hệ giữa hai nước rất căng thẳng, thì vụ mới nhất này diễn ra khi bầu không khí đã ấm trở lại, với việc Thủ tướng Shinzo Abe gặp Chủ tịch Tập hai lần kể từ tháng Mười Một tới nay.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top