Hang động có từ 400.000 năm tiết lộ bí mật loài người cổ xưa

T

T$

Guest
Qesem theo cổ ngữ Do Thái có nghĩa là phép mầu. Đó cũng là tên của hang động đang mở ra một cánh cửa mới mẻ và mầu nhiệm vào một thế giới xa xưa.

Ông Ran Barkai, nhà khảo cổ thuộc trường đại học Tel Aviv, cho biết kết quả tìm kiếm kể trên đã cho thấy một tiến bộ xa hơn nhiều so với hình ảnh vẫn được chấp nhận về tổ tiên của loài người trong thời đại đồ đá cũ.

Ông Barkai cho biết những người cổ xưa đi săn lùng thức ăn, nấu chín thịt trên lửa và tạo ra cả một giàn vật dụng tinh xảo bằng đá:

“Chúng ta nên biết người xưa có cả một bộ dao, gần giống như của một người bán thịt hiện đại, mà họ dùng trong hang để cắt thịt ăn. Chúng tôi còn thấy cả một bộ dao kéo trong thời đồ đá. Có những con dao rất nhỏ chúng tôi nghĩ là được dùng trong lúc ăn.”

Tất cả những thứ đó được giữ gìn cần thận, chôn giấu , và không đụng tới, ít ra là từ 200.000 năm. Barkai còn nói:

“Những thứ đó trông mới tinh, như là mới được làm ra ngày hôm qua.”

Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy răng người trong hang. Ông Barkai cho biết các học giả và các nhà cổ học chuyên về răng cũng từ châu Âu và Mỹ đến để hợp tác với chuyên gia Israel phân tích các mẫu răng. Ông nói:

“Rõ ràng khi so sánh, thì những mẫu răng này giống răng loài người sống tại Israel tại thời đại mới hơn nhiều, nghĩa là chỉ khoảng 100.000 năm trước đây tại 2 cái hang, một tại Galilee và một tại Carmel.”

Theo một lý thuyết khoa học được chấp nhận rộng rãi, loài người hiện đại xuất hiện tại châu Phi khoảng 200.000 năm trước. Ông Barkai nói những mẫu răng trong hang Qesem* đã đẩy lùi thời kỳ của những người sống tại đây. Ông còn nói:

“Chúng tôi cho rằng chúng tôi đúng. Mới chỉ là 8 cái răng hoặc 10 cái. Chúng tôi cần thêm chứng cứ. Điều này có thể có ý nghĩa rằng trong giai đoạn này, đã phát sinh một mẫu người mới, và đây chính là một mắt xích mới trong sợi dây dẫn tới loài người hiện nay.”

Hoặc giả, nói như nhà khảo cổ chuyên về răng miệng, tiến sĩ* Shara Bailey, điều này có thể tượng trưng cho một bước khác* trong tiến trình của mẫu người cổ xưa Neanderthal, từng sống tại châu Âu và châu Á cách đây khoảng 200 ngàn năm:

“Giả thuyết của tôi là những cái răng này rất xưa. Nó không giống mẫu răng của loại người homo-sapiens chút nào. Nó rất xưa và chỉ giống răng của mẫu người Neanderthal một chút.”

Trong một bài viết mới đây trong tạp chí khảo cổ American Journal of Physical Anthropology, ông Ran Barkai và nhóm của ông đưa ra 3 giả thuyết: Mẫu răng thấy trong hang Qesem có thể thuộc về loại người cổ xưa, hay người Homo-sapiens, là giống người phát triển độc lập không cùng lúc với giống người tại châu Phi và châu Âu.

Thứ hai, theo chủ trương của tiến sĩ Shara Bailey, nó thuộc về giống người Neanderthal* tại Tây Nam Á. Hoặc những mẫu răng này cũng có thể thuộc về những chủng loại người không biết rõ nhưng đã tuyệt chủng.

Tuy nhiên, bà Bailey nói rằng, dù những người từng sống tại hang Qesem có giống như chúng ta, nghĩa là loại homo-sapiens, hay không, thì điều đó không làm cho những khám phá trên kém phần quan trọng:

“Bất kỳ tư liệu mới nào chúng ta có thể tìm ra, nhất là trong thời kỳ nghèo nàn về tư liệu cách đây từ 200 tới 400.000 năm, đều rất quí báu và cần thiết đối với cuộc nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người và mẫu người Neanderthal.”

Nhà khảo cổ Israel Ran Barkai trông đợi là hang Qesem sẽ tiếp tục tiết lộ thêm những vật chứng mầu nhiệm. Ông và đội ngũ của ông thuộc trường Đại học Tel Aviv hy vọng rằng những điều mới khám phá sẽ rọi một tia sáng mới lên lịch sử tổ tiên cổ xưa của chúng ta.
 
Back
Top