T
T$
Guest
Bà Clinton đã nhân sự kiện nằm trong khuôn khổ chương trình kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ ở Hoa Kỳ để đưa ra tuyên bố rằng chính quyền của ông Obama sẽ đặt chính sách trao quyền cho phụ nữ làm ưu tiên trong việc ứng xử với các nền dân chủ mới nổi ở Trung Đông
Ngoại trưởng Clinton nói: “Phụ nữ ở Ai Cập và Tunisia cũng như các quốc gia khác có quyền ngang với nam giới trong việc xây dựng chính phủ của họ, để họ trở thành một chính phủ có trách nhiệm, minh bạch và đáp ứng nguyện vọng của người dân. Hoa Kỳ sẽ kiên quyết ủng hộ đề xuất rằng phụ nữ phải được tham gia vào mọi quá trình phát triển.”
Bà Clinton nói rằng không chính phủ nào có thể thành công nếu họ loại bỏ một nửa người dân của mình – phụ nữ nước mình – ra khỏi các quyết định quan trọng.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã cùng Ðệ nhất phu nhân Michelle Obama chủ tọa lễ trao giải thưởng thường niên lần thứ 5 mang tên Phụ nữ Dũng cảm, để vinh danh các nhà hoạt động trên khắp thế giới đã vận động cho quyền và việc trao quyền cho phụ nữ.
Năm nay, trong số 10 người được nhận giải có cả nữ nguyên thủ quốc gia đầu tiên được vinh danh, đó là Tổng thống Cộng hòa Kyrgyzstan Roza Otunbayeva, người mà bà Clinton nói rằng đã lèo lái đất nước tiến tới dân chủ hồi năm ngoái sau sự sụp đổ của chế độ chuyên quyền.
Bà Clinton nói: “Bà Otunbayeva đã quyết định ngay từ sớm rằng bà sẽ giúp thành lập tân chính phủ, đưa ra một hiến pháp mới. Và khi thời điểm đến, sau khi cuộc bầu cử kết thúc, bà đã chuyển giao quyền lực cho tân thủ tướng và chính phủ. Với hành động đó, bà đã mang lại một bài học vô giá cho các nền dân chủ mới nổi ở khắp mọi nơi.”
Trong bài diễn văn nhận giải đại diện cho những người được vinh danh, Tổng thống Otunbayeva nói rằng nền dân chủ mới của Kyrgyzstan – nền dân chủ đầu tiên trong khu vực – có thể trông như lộn xộn, nhưng bề ngoài lộn xộn đó còn được ủng hộ hơn nhiều cái trật tự được thể hiện bởi một nhà độc tài.
Bà Otunbayeva nói: “Vâng, khi quí vị là một chế độ độc tài, sẽ rất dễ để tạo nên một bức tranh giả tạo về sự ổn định và hài hòa. Khi quí vị có một nền dân chủ, quí vị phải học cách chấp nhận nhiều tiếng nói, một số tiếng nói trong số đó chỉ trích rất dữ dội, một số thậm chí mang tính xúc phạm. Đối với những người bên ngoài, thì điều đó giống như là quí vị sắp sửa sụp đổ vào bất cứ lúc nào.”
Những người được nhận giải tại sự kiện này còn có công tố viên Afghanistan Maria Bashir, ký giả Henriette Ekwe Ebongo của Cameroon, Luật sư Quách Kiến Mai của Trung Quốc, thành viên quốc hội Hungarian Agnes Osztokyan, nhà vận động luật pháp Jordan Eva Abu Halaweh, nhà hoạt động vì phụ nữ nông thôn Pakistani Ghulam Sughra và Phó Tổng Chưởng lý Mexico Marisela Morales.
Nhà tổ chức thanh niên của Belarus Nasta Palazhanka và nhà hoạt động trên mạng Internet của Cuba Yoani Sanchez bị nước họ cấm không được tham dự sự kiện này.
Tuy nhiên, Ðệ nhất phu nhân Michelle Obama nói rằng chính phủ Cuba đã bất lực trong việc ngăn chặn việc truyền tải các bài viết trên mạng của bà Sanchez, và rằng sự dũng cảm của bà là một sợi dây kết nối tất cả những người được vinh danh với nhau.
Ông Obama nói: “Mỗi khi những người phụ nữ này lên tiếng, họ khích lệ những người khác để nói lên tiếng nói của chính mình. Sự can đảm của họ khích lệ những người khác vượt qua nỗi sợ của chính họ. Và cứ như vậy, mạng lưới công dân nổi lên, thiết tha muốn thay đổi. Chẳng bao lâu nữa sẽ có thể viết lại luật pháp, lật đổ thể chế, thay đổi cuộc sống của người dân.”
Bà Obama nói rằng một số nhà hoạt động phái nữ có thể sẽ không được chứng kiến thành quả lao động của mình khi còn sống, nhưng họ vẫn tiếp tục hành động với nhận thức rằng họ đang mở đường cho một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người con gái, con trai của họ.
Ngoại trưởng Clinton nói: “Phụ nữ ở Ai Cập và Tunisia cũng như các quốc gia khác có quyền ngang với nam giới trong việc xây dựng chính phủ của họ, để họ trở thành một chính phủ có trách nhiệm, minh bạch và đáp ứng nguyện vọng của người dân. Hoa Kỳ sẽ kiên quyết ủng hộ đề xuất rằng phụ nữ phải được tham gia vào mọi quá trình phát triển.”
Bà Clinton nói rằng không chính phủ nào có thể thành công nếu họ loại bỏ một nửa người dân của mình – phụ nữ nước mình – ra khỏi các quyết định quan trọng.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã cùng Ðệ nhất phu nhân Michelle Obama chủ tọa lễ trao giải thưởng thường niên lần thứ 5 mang tên Phụ nữ Dũng cảm, để vinh danh các nhà hoạt động trên khắp thế giới đã vận động cho quyền và việc trao quyền cho phụ nữ.
Năm nay, trong số 10 người được nhận giải có cả nữ nguyên thủ quốc gia đầu tiên được vinh danh, đó là Tổng thống Cộng hòa Kyrgyzstan Roza Otunbayeva, người mà bà Clinton nói rằng đã lèo lái đất nước tiến tới dân chủ hồi năm ngoái sau sự sụp đổ của chế độ chuyên quyền.
Bà Clinton nói: “Bà Otunbayeva đã quyết định ngay từ sớm rằng bà sẽ giúp thành lập tân chính phủ, đưa ra một hiến pháp mới. Và khi thời điểm đến, sau khi cuộc bầu cử kết thúc, bà đã chuyển giao quyền lực cho tân thủ tướng và chính phủ. Với hành động đó, bà đã mang lại một bài học vô giá cho các nền dân chủ mới nổi ở khắp mọi nơi.”
Trong bài diễn văn nhận giải đại diện cho những người được vinh danh, Tổng thống Otunbayeva nói rằng nền dân chủ mới của Kyrgyzstan – nền dân chủ đầu tiên trong khu vực – có thể trông như lộn xộn, nhưng bề ngoài lộn xộn đó còn được ủng hộ hơn nhiều cái trật tự được thể hiện bởi một nhà độc tài.
Bà Otunbayeva nói: “Vâng, khi quí vị là một chế độ độc tài, sẽ rất dễ để tạo nên một bức tranh giả tạo về sự ổn định và hài hòa. Khi quí vị có một nền dân chủ, quí vị phải học cách chấp nhận nhiều tiếng nói, một số tiếng nói trong số đó chỉ trích rất dữ dội, một số thậm chí mang tính xúc phạm. Đối với những người bên ngoài, thì điều đó giống như là quí vị sắp sửa sụp đổ vào bất cứ lúc nào.”
Những người được nhận giải tại sự kiện này còn có công tố viên Afghanistan Maria Bashir, ký giả Henriette Ekwe Ebongo của Cameroon, Luật sư Quách Kiến Mai của Trung Quốc, thành viên quốc hội Hungarian Agnes Osztokyan, nhà vận động luật pháp Jordan Eva Abu Halaweh, nhà hoạt động vì phụ nữ nông thôn Pakistani Ghulam Sughra và Phó Tổng Chưởng lý Mexico Marisela Morales.
Nhà tổ chức thanh niên của Belarus Nasta Palazhanka và nhà hoạt động trên mạng Internet của Cuba Yoani Sanchez bị nước họ cấm không được tham dự sự kiện này.
Tuy nhiên, Ðệ nhất phu nhân Michelle Obama nói rằng chính phủ Cuba đã bất lực trong việc ngăn chặn việc truyền tải các bài viết trên mạng của bà Sanchez, và rằng sự dũng cảm của bà là một sợi dây kết nối tất cả những người được vinh danh với nhau.
Ông Obama nói: “Mỗi khi những người phụ nữ này lên tiếng, họ khích lệ những người khác để nói lên tiếng nói của chính mình. Sự can đảm của họ khích lệ những người khác vượt qua nỗi sợ của chính họ. Và cứ như vậy, mạng lưới công dân nổi lên, thiết tha muốn thay đổi. Chẳng bao lâu nữa sẽ có thể viết lại luật pháp, lật đổ thể chế, thay đổi cuộc sống của người dân.”
Bà Obama nói rằng một số nhà hoạt động phái nữ có thể sẽ không được chứng kiến thành quả lao động của mình khi còn sống, nhưng họ vẫn tiếp tục hành động với nhận thức rằng họ đang mở đường cho một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người con gái, con trai của họ.