T
T$
Guest
- 22 tháng 4 2015
Tuy nhiên, kế hoạch bầu cử đặc khu trưởng Hong Kong phải tuân thủ những quy định của chính quyền trung ương Trung Quốc rằng các ứng cử viên cần phải được họ xem xét trước.
[h=2]‘Phi dân chủ’[/h]Các nhà hoạt động dân chủ cho rằng điều này khiến cho cuộc bầu cử không hoàn toàn dân chủ.
Khi những quy định này được thông báo hồi tháng Tám năm ngoái nó đã làm bùng phát các cuộc biểu tình đường phố và một số vụ va chạm bạo lực.
Theo quy định này, vốn do Ủy ban Thường trực của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của Trung Quốc đưa ra, các ứng viên cho vị trí lãnh đạo Hong Kong trước hết phải được một ủy ban đề cử thông qua mà ủy ban này có đa số là những người ủng hộ Bắc Kinh.
Những ứng viên nào qua được vòng xét duyệt đó mới được ra tranh cử để cho hơn năm triệu cử tri đủ điều kiện của Hong Kong bỏ phiếu bầu.
Các nhà hoạt động dân chủ cho rằng quy định này cho phép Bắc Kinh loại bỏ những ứng viên mà họ không thích và không phải là phổ thông đầu phiếu.
Hàng ngàn người đã dựng rào chắn ở nhiều nơi ở Hong Kong trong hơn hai tháng để phản đối khi quy định bầu cử được công bố.
Trung Quốc sau đó nói rõ rằng họ sẽ không nhượng bộ. Hồi tháng 12, cảnh sát Hong Kong đã giải tán các trại biểu tình.
Bà Carrie Lam, quan chức cao thứ hai ở chính quyền Hong Kong, sẽ công bố đề xuất này vào ngày 22/4.
Nó sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại cơ quan lập pháp vào mùa hè nhưng phe đối lập đã thề sẽ bỏ phiếu chống.
Đặc khu trưởng Hong Kong hiện tại được một ủy ban bao gồm 1.200 thành viên bầu ra.
Theo Hiến pháp Hong Kong thì mục tiêu tối hậu là bầu ra đặc khu trưởng ‘bằng phổ thông đầu phiếu sau khi có sự đề cử từ một ủy ban mang tính đại diện rộng rãi’.
Theo BBC Vietnamese