T
T$
Guest
Thủ tướng Hun Sen và lãnh đạo đối lập Sam Rainsy nhiều lần chỉ trích chính sách của nhau
Thủ tướng Campuchia Hun Sen vừa gửi công hàm đề nghị Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cho mượn lại bản đồ gốc về đường biên với Việt Nam sau các căng thẳng mới rồi.
Công văn mà BBC có trong tay đề ngày 6/7, viết bằng tiếng Khmer và được dịch sang tiếng Anh.
Ông Hun Sen viết: "Tôi viết thư này gửi Ngài để tìm kiếm hợp tác của LHQ trong nhiệm vụ quan trọng nhất liên quan chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Campuchia, thành viên của LHQ".
Ông thủ tướng muốn mượn lại bản đồ gốc, còn gọi là bản đồ Bonne, tỷ lệ 1/100.000, mà chính quyền thực dân Pháp vẽ ra trong những năm 1933 và 1955, sau đó được cố Quốc vương Norodom Sihanouk gửi lưu chiểu tại LHQ năm 1964.
Công văn của Thủ tướng Hun Sen nói chính phủ Campuchia nay cần bản đồ này để kiểm tra lại quá trình cắm mốc hiện nay và "chấm dứt sự kích động dân tộc cực đoan" của một số bên ở Campuchia, mà có thể "dẫn tới thảm họa cho Campuchia".
Tuy không nhắc tới Việt Nam, rõ ràng ông Hun Sen ám chỉ tới những rắc rối mới rồi liên quan biên giới chung mà nhiều đoạn vẫn còn chưa cắm mốc với Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Campuchia đã gửi ba công hàm phản đối Việt Nam 'vi phạm lãnh thổ Campuchia' và yêu cầu dừng ngay hoạt động xây cất, giữ nguyên hiện trạng.
[h=2]Quyết tâm[/h]Công văn nói mục tiêu của ông Hun Sen là khẳng định lại một cách rõ ràng quyết tâm của chính phủ Campuchia trong phân giới cắm mốc "với các nước láng giềng.
Ông cũng tố cáo phe đối lập ở Campuchia là "gây hiểu lầm trong dư luận torng nước và quốc tế nhằm thu lợi về chính trị".
Đảng đối lập Cứu quốc ở Campuchia lâu nay chỉ trích chính quyền sử dụng bản đồ mà Việt Nam dựng ra hồi thập niên 1980 thay vì bản đồ của người Pháp để phân giới cắm mốc giữa hai bên, tố cáo chính quyền đã 'nhượng đất cho Việt Nam'.
Về phần mình, chính phủ biện hộ rằng bản đồ mà họ và Việt Nam sử dụng trong Hiệp định Biên giới 2005 là phù hợp với Hiến pháp.
Quan chức phụ trách biên giới Việt Nam và Campuchia đang có cuộc họp tại Siem Reap bắt đầu từ thứ Hai 6/7 để giải quyết các bất đồng.
Căng thẳng lên cao vài tháng nay sau khi Campuchia cáo buộc Việt Nam xây công trình bất hợp pháp tại các tỉnh Ratanakkiri, Kandal và Svay Rieng dọc biên giới.
Mới hôm thứ Bảy 4/7, có tin một người Campuchia bị Việt Nam bắt khi dẫn đoàn sinh viên tới thị sát khu vực mà Chủ nhật trước đó xảy ra ẩu đả tại Kampong Ro, tỉnh Svay Rieng.
Cuộc xô xát hôm 28/6 giữa dân Việt Nam và một nhóm nhà hoạt động đối lập Campuchia đã làm gần 20 người bị thương.
Theo BBC Vietnamese