T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Việc sửa Hiến pháp của Hungary đã thổi bùng sự chỉ trích cả trong và ngoài nước
Khoảng 4.000 người dân Hungary đã tập hợp ở thủ đô Budapest hôm Chủ nhật ngày 17/3 để phản đối Thủ tướng Viktor Orban sau khi chính phủ của ông thông qua một điều khoản Hiến pháp sửa đổi gây tranh cãi.
Những người biểu tình đã gọi nhà lãnh đạo của họ là ‘nhà độc tài’.
Họ mang theo cờ Liên minh châu Âu và đảng kỳ của các đảng đối lập và giương các biểu ngữ gọi thủ tướng Viktor là ‘Viktator’ – kết hợp giữa tên Viktor và từ ‘dictator’ trong tiếng Anh có nghĩa là độc tài.
Thủ tướng Viktor Orban đã hứng chịu nhiều chỉ trích ở cả trong nước và quốc tế hồi đầu tuần sau khi vận động được Quốc hội thông qua một tu chính pháp mà phe đối lập cáo buộc là ‘xâm phạm quyền công dân và đẩy nhanh các cuộc tấn công vào hệ thống dân chủ’.
Tu chính pháp này, được thông qua hôm 11/3, hạn chế quyền lực của Tòa án Tối cao và đưa ra lại những biện pháp gây tranh cãi mà các thẩm phán của Tòa án Tối cao trước đó đã tuyên bố là không có hiệu lực, trong đó có cấm quảng cáo vận động chính trị trên các phương tiện truyền thông tư nhân.
Điều khoản sửa đổi này cũng quy định Tòa án Tối cao chỉ có thể xem xét lại Hiến pháp và các tu chính pháp về mặt trình tự pháp lý chứ không phải về mặt nội dung và các phán quyết của tòa án này được đưa ra trước năm 2012 chấm dứt có hiệu lực.
Nhà hoạt động dân chủ đồng thời là triết gia Gaspar Miklos Tamas nói với hãng tin Pháp AFP rằng ‘những thành tố cơ bản của nền dân chủ và thể chế Hiến pháp của Hungary đã đổ vỡ’.
“Người dân Hungary mong muốn được sống trong một đất nước mà Hiến pháp là công việc chung của cả cánh hữu và cánh tả,” ông nói.
Tamas cũng nói thêm rằng người dân Hungary nên tính đến việc tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội vào lần tới dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2014.
Ông cũng kêu gọi Tổng thống Janos Ader từ chức sau khi tổng thống nói hồi đầu tuần rằng ông định sẽ phê chuẩn tu chính pháp này.
Bất chấp những tranh cãi xung quanh Hiến pháp và nền kinh tế suy giảm trong năm vừa qua, Đảng Fidesz cầm quyền của Thủ tướng Orban hiện vẫn dẫn đầu vững chắc trong các cuộc thăm dò dư luận.
Một cuộc vấn ý hồi cuối tháng Hai cho thấy Fidesz được 41% cử tri ủng hộ, trong khi các Đảng Jobbik theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và Đảng Xã hội chỉ đạt được 19 và 17% tỷ lệ ủng hộ tương ứng.
Together 2014, đảng chính trị vừa mới được thành lập và là liên minh của ba nhóm dân sự do cựu Thủ tướng Gordon Bajnai đứng đầu được 15% cử tri ủng hộ.
Cuộc biểu tình ở Budapest do nhóm dân sự Mila vốn tranh đấu cho quyền tự do báo chí ở Hungary và cũng là một nhóm cấu thành Đảng Together 2014, tổ chức.
Cả Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đều lên tiếng quan ngại về việc sửa đổi Hiến pháp của Hungary.
Theo BBC Vietnamese
Khoảng 4.000 người dân Hungary đã tập hợp ở thủ đô Budapest hôm Chủ nhật ngày 17/3 để phản đối Thủ tướng Viktor Orban sau khi chính phủ của ông thông qua một điều khoản Hiến pháp sửa đổi gây tranh cãi.
Những người biểu tình đã gọi nhà lãnh đạo của họ là ‘nhà độc tài’.
Họ mang theo cờ Liên minh châu Âu và đảng kỳ của các đảng đối lập và giương các biểu ngữ gọi thủ tướng Viktor là ‘Viktator’ – kết hợp giữa tên Viktor và từ ‘dictator’ trong tiếng Anh có nghĩa là độc tài.
Thủ tướng Viktor Orban đã hứng chịu nhiều chỉ trích ở cả trong nước và quốc tế hồi đầu tuần sau khi vận động được Quốc hội thông qua một tu chính pháp mà phe đối lập cáo buộc là ‘xâm phạm quyền công dân và đẩy nhanh các cuộc tấn công vào hệ thống dân chủ’.
Tu chính pháp này, được thông qua hôm 11/3, hạn chế quyền lực của Tòa án Tối cao và đưa ra lại những biện pháp gây tranh cãi mà các thẩm phán của Tòa án Tối cao trước đó đã tuyên bố là không có hiệu lực, trong đó có cấm quảng cáo vận động chính trị trên các phương tiện truyền thông tư nhân.
Điều khoản sửa đổi này cũng quy định Tòa án Tối cao chỉ có thể xem xét lại Hiến pháp và các tu chính pháp về mặt trình tự pháp lý chứ không phải về mặt nội dung và các phán quyết của tòa án này được đưa ra trước năm 2012 chấm dứt có hiệu lực.
Nhà hoạt động dân chủ đồng thời là triết gia Gaspar Miklos Tamas nói với hãng tin Pháp AFP rằng ‘những thành tố cơ bản của nền dân chủ và thể chế Hiến pháp của Hungary đã đổ vỡ’.
“Người dân Hungary mong muốn được sống trong một đất nước mà Hiến pháp là công việc chung của cả cánh hữu và cánh tả,” ông nói.
Tamas cũng nói thêm rằng người dân Hungary nên tính đến việc tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội vào lần tới dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2014.
Ông cũng kêu gọi Tổng thống Janos Ader từ chức sau khi tổng thống nói hồi đầu tuần rằng ông định sẽ phê chuẩn tu chính pháp này.
Bất chấp những tranh cãi xung quanh Hiến pháp và nền kinh tế suy giảm trong năm vừa qua, Đảng Fidesz cầm quyền của Thủ tướng Orban hiện vẫn dẫn đầu vững chắc trong các cuộc thăm dò dư luận.
Một cuộc vấn ý hồi cuối tháng Hai cho thấy Fidesz được 41% cử tri ủng hộ, trong khi các Đảng Jobbik theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và Đảng Xã hội chỉ đạt được 19 và 17% tỷ lệ ủng hộ tương ứng.
Together 2014, đảng chính trị vừa mới được thành lập và là liên minh của ba nhóm dân sự do cựu Thủ tướng Gordon Bajnai đứng đầu được 15% cử tri ủng hộ.
Cuộc biểu tình ở Budapest do nhóm dân sự Mila vốn tranh đấu cho quyền tự do báo chí ở Hungary và cũng là một nhóm cấu thành Đảng Together 2014, tổ chức.
Cả Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đều lên tiếng quan ngại về việc sửa đổi Hiến pháp của Hungary.
Theo BBC Vietnamese