T
T$
Guest
- 9 tháng 4 2015
Đã có phỏng đoán rằng ông Tsipras sẽ tìm kiếm viện trợ của Nga để giúp giảm bớt gánh nặng nợ nần của Hy Lạp và chống lại sức ép từ các chủ nợ bên trong Liên hiệp châu Âu.
Ông Putin nói Nga sẽ xem xét các khoản vay cho Hy Lạp cho các dự án chung lớn, nhiều khả năng là trong lĩnh vực năng lượng.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng các khó khăn kinh tế của Nga có nghĩa là bất cứ sự giúp đỡ nào từ phía Moscow đều là có giới hạn.
[h=2]Phục hồi giao thương[/h]Chính phủ mới của Hy Lạp đang có các cuộc đàm phán với Liên hiệp châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để tháo khoán một gói cứu trợ. Hiện nước này đang có nguy cơ cạn ngân sách trong những tuần sắp tới.
Nga nằm trong số các đối tác thương mại hàng đầu của Hy Lạp. Các lệnh trừng phạt nhằm vào ngành năng lượng của Nga và các khó khăn kinh tế của Hy Lạp đã khiến giao thương giữa hai nước giảm 40%.
Ông Putin kêu gọi phục hồi quan hệ thương mại và cho biết hai nhà lãnh đạo đã bàn ‘nhiều cách thức hợp tác, trong đó có các dự án năng lượng quan trọng’.
Khi nói về thần thoại, con ngựa thành Troy hay đại loại như vậy, nếu tôi là người đến Athens thì có thể đặt vấn đề như vậy. Chúng tôi không ép buộc ai làm cái gì cả.Tổng thống Nga Vladimir Putin
“Theo các kế hoạch này, chúng tôi sẽ cung cấp các khoản cho vay cho một số dự án,” ông Putin nói và cho biết đây không phải là vấn đề viện trợ.
Một trong những kế hoạch này là một dự án đường ống khí đốt với tên gọi ‘Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ’ để đưa khí đốt từ biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ vào Hy Lạp.
Thủ tướng Tsipras đã được đón tiếp nồng hậu ở Nga, nước đang căng thẳng với EU do vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Đã có nhiều phỏng đoán trước chuyến thăm của ông Tsipras rằng Hy Lạp sẽ dùng mối quan hệ với Nga làm lợi thế trong các cuộc đàm phán với EU.
Trong một phát biểu rõ ràng nhằm vào đồn đoán này, ông Tsipras nói: “Hy Lạp là một quốc gia có chủ quyền và có quyền quyết định chính sách đối ngoại mà không ai có thể tranh cãi được.”
Ông cũng kêu gọi chấm dứt ‘vòng cấm vận luẩn quẩn’ mà EU áp đặt lên Nga do vai trò của nước này trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Hy Lạp nói nước ông tôn trọng những cam kết quốc tế.
[h=2]‘Không chia rẽ EU'[/h]
“Khi nói về thần thoại, con ngựa thành Troy hay đại loại như vậy, nếu tôi là người đến Athens thì có thể đặt vấn đề như vậy,” ông Putin nói, “Chúng tôi không ép buộc ai làm cái gì cả.”
Theo ông Constantinos Filis, chuyên gia ở Viện Quan hệ Quốc tế ở Athens, thì Nga không ở trong hoàn cảnh có thể giải quyết các vấn đề kinh tế của Hy Lạp.
Nga không và không thể là một lựa chọn thay thế EU cho Hy Lạp. Nước này chỉ có thể là một lựa chọn hỗ trợ.Constantinos Filis, chuyên gia ở Viện Quan hệ Quốc tế ở Athens
“Nga không phải và không thể là một lựa chọn thay thế EU cho Hy Lạp. Nước này chỉ có thể là một lựa chọn hỗ trợ,” ông nói với hãng tin AP.
Ông Tsipras lên nắm quyền với cam kết chấm dứt các biện pháp khắc khổ nhưng kế hoạch của ông đã gặp sự phản đối từ các chủ nợ EU và IMF vốn đã cho nước này vay hàng tỷ đô la Mỹ để giúp họ tránh khỏi phá sản.
Hy Lạp đã không nhận được tiền cứu trợ kể từ tháng Tám năm ngoái khi EU và IMF không hài lòng với tốc độ cải cách ở Hy Lạp.
Đến thứ Năm ngày 9/4 là thời hạn Hy Lạp phải trả cho IMF 448 triệu euro.
Hôm thứ Ba ngày 7/4, Chính phủ Hy Lạp nói Đức nợ nước này gần 279 tỷ euro tiền bồi thường chiến phí do thời kỳ nước này bị Đức Quốc xã chiếm đóng trong Đệ nhị Thế chiến.
Đây là lần đầu tiên Hy Lạp tính toán ra số tiền mà Đức được cho là đã mắc nợ họ.
Tuy nhiên, Đức nói vấn đề này đã được giải quyết về mặt pháp lý nhiều năm trước. Bộ trưởng kinh tế Đức, ông Sigmar Gabriel, nói thật ‘ngu ngốc’ khi liên kết việc cứu trợ Hy Lạp với vấn đề bồi thường chiến phí.
Theo BBC Vietnamese