T
T$
Guest
Đề xuất của EU làm nhiều người dân bất mãn
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ trích đề xuất cứu trợ tài chính mà lãnh đạo các nước eurozone đưa ra cho Hy Lạp.
IMF nói nợ công của Hy Lạp đã "vô cùng khó hoàn trả" và nước này cần được xóa nợ.
Quỹ này đã đưa ra một số phương án, trong đó có giảm nợ cho Hy Lạp, điều bị các chủ nợ chống kịch liệt.
Quốc hội Hy Lạp phải thông qua bốn điều luật trong ngày thứ Tư 15/7.
Đây là yêu cầu đầu tiên trong thỏa thuận mà các bên đạt được sau nhiều giờ thương thảo ở Brussels hôm thứ Hai vừa qua.
Các biện pháp đang bị chính các dân biểu của Thủ tướng Alexis Tsipras phản đối bao gồm tăng thuế và giảm lương hưu.
Hy Lạp nợ IMF chừng 10% tổng số nợ của mình, tương đương 1,6 tỷ euro.
Athens đã trễ hạn trả nợ hai lần, và là quốc gia châu Âu duy nhất bị tình trạng này.
Biên tập viên trưởng về kinh tế của BBC Robert Peston cho rằng đánh giá của IMF sẽ khiến cho ông Tsipras còn gặp khó hơn trong việc thuyết phục các dân biểu Hy Lạp ủng hộ đề xuất cứu trợ tài chính vì nó đặt nghi vấn về giá trị pháp lý của các biện pháp cải cách (mà châu Âu đưa ra) cũng như ủng hộ việc xóa nợ mà dân Hy Lạp mong muốn.
[h=2]'Không hiện thực'[/h]
Thủ tướng Tsipras nói ông buộc phải chấp thuận đề xuất để tránh thảm họa
IMF nói rằng tỷ lệ tăng trưởng mà châu Âu dự báo cho Hy Lạp là 'cao không tưởng'.
Phân tích của quỹ này đưa ra tối 14/7 cho rằng nợ của chính phủ Hy Lạp đã lên tới mức gần 200% GDP và "vô cùng khó hoàn trả".
Cũng hôm 14/7, Thủ tướng Tsipras nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình nhà nước rằng ông không tin tưởng mấy vào đề xuất cứu trợ nhưng vẫn chấp thuận thực hiện nhằm "tránh thảm họa cho đất nước" và đổ vỡ của các ngân hàng.
Thỏa thuận cấp nhiều nhất là 86 tỷ euro từ EU trong thời gian ba năm đi kèm điều kiện là Hy Lạp phải tiếp tục các cải cách kinh tế, trong đó có thị trường lao động, ngân hàng và tư nhân hóa.
Các dân biểu cứng rắn ở chính ngay trong đảng Syriza của ông Tsipras có khả năng sẽ chống đối mạnh mẽ và đảng Người Hy Lạp độc lập nằm trong liên minh cầm quyền cũng tỏ ra không mặn mà lắm với các cải cách đề xuất.
Trong khi đó, các nghiệp đoàn của giới công chức, nhân viên chính quyền địa phương và chủ hiệu thuốc đã kêu gọi tiếp tục đình công.
Hy Lạp cũng đang gặp khủng hoảng thiếu tiền mặt vì các ngân hàng đóng cửa từ 29/6.
Ông Tsipras cảnh báo rằng các ngân hàng có thể không mở cửa được cho tới khi thỏa thuận cứu trợ tài chính được thông qua, và có thể mất cả tháng nữa.
Theo BBC Vietnamese