T
T$
Guest
Trang Web của phe đối lập Iran kalemi.com nói rằng lực lượng an ninh được điều động với số lượng đông đảo và đã bắn hơi cay mắt vào người biểu tình gần trường Đại Học Tehran.
Những người biểu tình đó xuống đường đòi phóng thích các nhà lãnh đạo đối lập Mousavi và Karroubi mà theo tin cho biết thì đã bị bắt và bị tống giam cùng với vợ của các ông.
Hôm Thứ Hai, Hoa Kỳ đã yêu cầu trả tự do cho các ông nhưng chính phủ Iran chưa xác nhận vụ bắt giữ này.
Lên tiếng hôm thứ Ba, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Iran, ông Ramin Mehmanparast, đã nói với các nhà báo rằng tung tích của các nhà lãnh đạo đối lập này là vấn đề nội bộ của Iran.
Ông Mehmanparast nói rằng không nước nào có quyền can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Iran.
Ông Baqer Moin là một nhà văn, nhà báo và cũng là một chuyên gia về Iran có trụ sở ở nước Anh. Ông nói rằng hiện không rõ tung tích của các ông Mousavi và Karoubi, và đó cũng có thể là một hành động cố ý của chính phủ:
“Điều này có thể cho thấy rằng chưa có một quyết định rõ ràng trong chính phủ là liệu có bắt họ hay không, hay đồng thời đây cũng có thể là một toan tính “thử nước” để xem dân chúng nhận được tin họ bắt giữ bằng cách nào.”
Các ông Mousavi và Karroubi bị đặt trong tình trạng giam giữ tại nhà hồi giữa tháng Hai sau khi đưa ra kêu gọi những người ủng hộ biểu tình tuần hành để ủng hộ cho các cuộc nổi dậy tại Ai Cập và Tunisia.
Cuộc biểu tình được tổ chức hôm 14 tháng Hai là dấu hiệu đầu tiên trong hơn một năm nay cho thấy rằng phong trào đối lập tại Iran vẫn còn nguyên vẹn.
Phong trào đối lập “Xanh” đã trỗi dậy tiếp theo sau vụ tranh chấp trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2009 nhưng một cuộc đàn áp gắt gao của nhà chức trách Iran đã làm im tiếng phong trào này - ít nhất cũng tới tháng vừa qua.
Ông Moin nói rằng những người cứng rắn tại Iran muốn các ông Mousavi và Karroubi, lãnh đạo các phong trào đó sẽ bị gạt ra khỏi hình ảnh chính trị:
“Cả hai ông này là những nhân vật rất quan trọng và tên của họ rất có trọng lượng đối với những người ủng hộ ở trong nước cũng như đối với những người Iran ở nước ngoài.”
Trong những tháng mới đây, vùng Trung Đông và Bắc Phi đã gặp phải một đợt sóng xáo trộn. Cuộc nổi dậy tại Tunisia đã lật đổ nhà lãnh đạo lâu năm của nước này, ông Zine El Abadine Ben Ali, và một tháng sau đó, Tổng Thống Ai Cập Hosni Mubarak cũng cùng chung số phận.
Giờ đây, một số các nhà lãnh đạo khác trong vùng đang phải đứng trước những thách thức đối với thẩm quyền của họ.
Sir Richard Dalton là một chuyên gia về Iran làm việc với tổ chức khảo cứu Chatam House có trụ sở ở London.
Ông nói rằng các nhà lãnh đạo đối lập của Iran không trông đợi một cuộc cải tổ nước Cộng hòa Hồi giáo này:
“Vào lúc này không có nhà lãnh đạo nào ở trong nước là biểu tượng của yêu cầu thay đổi căn bản. Nếu có thì giới thẩm quyền Iran đã hành động rất nhanh chóng trong nước để làm cho họ phải im tiếng, nhưng sự kiện là trong trường kỳ, ai mà biết được các nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở cả trong nước lẫn ngoài nước, nhưng đó sẽ là một cuộc tranh đấu lâu dài.”
Nhưng chính phủ Iran đang bị một đợt sóng chỉ trích cả quốc nội lẫn quốc tế về vấn đề vi phạm nhân quyền. Và với sự tiếp tục thúc đẩy của Hoa Kỳ cho các biện pháp chế tài chặt chẽ hơn, nền kinh tế của Iran cũng sẽ bị tác hại.
Những cắt giảm trợ cấp của nhà nước đã dẫn tới lạm phát, và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Tuy nhiên, ông Dalton cũng nói rằng ông nghĩ là chắc chính phủ Iran sẽ không phải đối phó với một vụ đảo lộn giống như tại các lân quốc của họ, trừ phi xảy ra một cuộc đàn áp bạo động dữ dội đối với nhân dân nước họ:
“Nếu chuyện đó không xảy ra thì tôi hy vọng là sự tiến bộ của phe đối lập tại Iran sẽ lâu dài và chậm chạp hơn là ngắn và nhanh chóng. Tuy nhiên, tôi không hy vọng sẽ có một cuộc cách mạng sớm cùng loại với Ai Cập hay Tunisia xảy ra tại Iran.
Đã có hai người thiệt mạng và ít nhất 150 người bị bắt trong cuộc biểu tình hôm 14 tháng Hai. Các giới chức tại Iran đã chụp mũ bất cứ ai ủng hộ các ông Mousavi và Karroubi là "phản cách mạng."
Những người biểu tình đó xuống đường đòi phóng thích các nhà lãnh đạo đối lập Mousavi và Karroubi mà theo tin cho biết thì đã bị bắt và bị tống giam cùng với vợ của các ông.
Hôm Thứ Hai, Hoa Kỳ đã yêu cầu trả tự do cho các ông nhưng chính phủ Iran chưa xác nhận vụ bắt giữ này.
Lên tiếng hôm thứ Ba, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Iran, ông Ramin Mehmanparast, đã nói với các nhà báo rằng tung tích của các nhà lãnh đạo đối lập này là vấn đề nội bộ của Iran.
Ông Mehmanparast nói rằng không nước nào có quyền can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Iran.
Ông Baqer Moin là một nhà văn, nhà báo và cũng là một chuyên gia về Iran có trụ sở ở nước Anh. Ông nói rằng hiện không rõ tung tích của các ông Mousavi và Karoubi, và đó cũng có thể là một hành động cố ý của chính phủ:
“Điều này có thể cho thấy rằng chưa có một quyết định rõ ràng trong chính phủ là liệu có bắt họ hay không, hay đồng thời đây cũng có thể là một toan tính “thử nước” để xem dân chúng nhận được tin họ bắt giữ bằng cách nào.”
Các ông Mousavi và Karroubi bị đặt trong tình trạng giam giữ tại nhà hồi giữa tháng Hai sau khi đưa ra kêu gọi những người ủng hộ biểu tình tuần hành để ủng hộ cho các cuộc nổi dậy tại Ai Cập và Tunisia.
Cuộc biểu tình được tổ chức hôm 14 tháng Hai là dấu hiệu đầu tiên trong hơn một năm nay cho thấy rằng phong trào đối lập tại Iran vẫn còn nguyên vẹn.
Phong trào đối lập “Xanh” đã trỗi dậy tiếp theo sau vụ tranh chấp trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2009 nhưng một cuộc đàn áp gắt gao của nhà chức trách Iran đã làm im tiếng phong trào này - ít nhất cũng tới tháng vừa qua.
Ông Moin nói rằng những người cứng rắn tại Iran muốn các ông Mousavi và Karroubi, lãnh đạo các phong trào đó sẽ bị gạt ra khỏi hình ảnh chính trị:
“Cả hai ông này là những nhân vật rất quan trọng và tên của họ rất có trọng lượng đối với những người ủng hộ ở trong nước cũng như đối với những người Iran ở nước ngoài.”
Trong những tháng mới đây, vùng Trung Đông và Bắc Phi đã gặp phải một đợt sóng xáo trộn. Cuộc nổi dậy tại Tunisia đã lật đổ nhà lãnh đạo lâu năm của nước này, ông Zine El Abadine Ben Ali, và một tháng sau đó, Tổng Thống Ai Cập Hosni Mubarak cũng cùng chung số phận.
Giờ đây, một số các nhà lãnh đạo khác trong vùng đang phải đứng trước những thách thức đối với thẩm quyền của họ.
Sir Richard Dalton là một chuyên gia về Iran làm việc với tổ chức khảo cứu Chatam House có trụ sở ở London.
Ông nói rằng các nhà lãnh đạo đối lập của Iran không trông đợi một cuộc cải tổ nước Cộng hòa Hồi giáo này:
“Vào lúc này không có nhà lãnh đạo nào ở trong nước là biểu tượng của yêu cầu thay đổi căn bản. Nếu có thì giới thẩm quyền Iran đã hành động rất nhanh chóng trong nước để làm cho họ phải im tiếng, nhưng sự kiện là trong trường kỳ, ai mà biết được các nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở cả trong nước lẫn ngoài nước, nhưng đó sẽ là một cuộc tranh đấu lâu dài.”
Nhưng chính phủ Iran đang bị một đợt sóng chỉ trích cả quốc nội lẫn quốc tế về vấn đề vi phạm nhân quyền. Và với sự tiếp tục thúc đẩy của Hoa Kỳ cho các biện pháp chế tài chặt chẽ hơn, nền kinh tế của Iran cũng sẽ bị tác hại.
Những cắt giảm trợ cấp của nhà nước đã dẫn tới lạm phát, và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Tuy nhiên, ông Dalton cũng nói rằng ông nghĩ là chắc chính phủ Iran sẽ không phải đối phó với một vụ đảo lộn giống như tại các lân quốc của họ, trừ phi xảy ra một cuộc đàn áp bạo động dữ dội đối với nhân dân nước họ:
“Nếu chuyện đó không xảy ra thì tôi hy vọng là sự tiến bộ của phe đối lập tại Iran sẽ lâu dài và chậm chạp hơn là ngắn và nhanh chóng. Tuy nhiên, tôi không hy vọng sẽ có một cuộc cách mạng sớm cùng loại với Ai Cập hay Tunisia xảy ra tại Iran.
Đã có hai người thiệt mạng và ít nhất 150 người bị bắt trong cuộc biểu tình hôm 14 tháng Hai. Các giới chức tại Iran đã chụp mũ bất cứ ai ủng hộ các ông Mousavi và Karroubi là "phản cách mạng."