T
T$
Guest
Sinh viên Sanea Jaleh, 26 tuổi, thiệt mạng hôm thứ Hai trong lúc tham gia cuộc tụ tập được tổ chức để tỏ tình đoàn kết với cuộc cách mạng tại Ai Cập và Tunisia.
Cả phe chính phủ lẫn phe đối lập tại Iran đều nói anh Jaleh là một người tử vì đạo, và anh ủng hộ* chính nghĩa của họ. Cả hai đều đổ lỗi cho nhau về cái chết của anh.
Hôm thứ Tư, chính phủ Iran nói sẽ có một cuộc tập họp tại Tehran vào ngày thứ Sáu để chứng tỏ có rất nhiều người “thù ghét” đối với phong trào chống chính phủ.
Hội đồng Điều phối Tuyên truyền Hồi Giáo, một tổ chức thân chính phủ sẽ tổ chức cuộc tập họp ngày thứ Sáu, nói rằng tại cuộc tập họp này, dân chúng sẽ la to để bộc lộ “sự thù ghét, giận dữ và ghê tởm” đối với những người mà hội đồng gọi là “những người xúi giục nổi loạn”.
Các nhà lập pháp bảo thủ tại Iran đã lên tiếng biểu lộ sự giận dữ đối với hai nhà lãnh đạo đối lập, Mir Hossein Mousavi và Mehdi Karroubi, tố giác hai ông này đã tổ chức cuộc biểu tình hôm thứ Hai.
Những khúc phim ngắn được trình chiếu trên đài truyền hình nhà nước Press TV vào ngày thứ Ba cho thấy hàng chục nhà lập pháp kêu gọi xử tử hình hai người này.
Hôm thứ Tư, một giáo sĩ cực đoan cao cấp, ông Ahmad Khatami nói hai nhà lãnh đạo đối lập đang là con rối trong tay Israel và Hoa Kỳ.
Ông Khatami nói các giáo sĩ muốn thấy tất cả những người xúi giục nổi loạn, trong đó có hai ông Mousavi và Karroubi, phải đối diện với luật pháp.
Cả hai ông đang bị giam giữ tại gia nhưng vẫn tiếp tục lên tiếng trên trang mạng của họ vào hôm thứ Tư, bất chấp những lời đe dọa đến bản thân.
Ông Karroubi nói ông không sợ và sẵn sàng trả mọi giá vì đất nước mình.
Ông Mark Fitzpatrick, chuyên gia về Iran của Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược có trụ sở tại London, nói bầu không khí tại Iran tuần này cho thấy phe đối lập với chính phủ vẫn tồn tại:
“Hãy còn sớm để khẳng định sự chống đối vừa mới nổi lên có lan rộng ra hay không. Tuy nhiên điều rõ ràng vẫn tồn tại một sự mất tin tưởng đối với chính phủ, lo ngại trước các chính sách của chính phủ, và mong muốn có thay đổi. Ước muốn đó chưa bị xóa sạch.”
Những cuộc biểu tình trong tuần này là những cuộc biểu tình đầu tiên trong hơn một năm qua, kể từ khi có những cuộc biểu tình rộng lớn nổ ra sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 2009, đưa Tổng thống Mamouh Ahmadinejad trở lại nắm quyền.
Mấy chục người đã bị giết trong vụ đàn áp của chính phủ tiếp sau đó.* *
Cả phe chính phủ lẫn phe đối lập tại Iran đều nói anh Jaleh là một người tử vì đạo, và anh ủng hộ* chính nghĩa của họ. Cả hai đều đổ lỗi cho nhau về cái chết của anh.
Hôm thứ Tư, chính phủ Iran nói sẽ có một cuộc tập họp tại Tehran vào ngày thứ Sáu để chứng tỏ có rất nhiều người “thù ghét” đối với phong trào chống chính phủ.
Hội đồng Điều phối Tuyên truyền Hồi Giáo, một tổ chức thân chính phủ sẽ tổ chức cuộc tập họp ngày thứ Sáu, nói rằng tại cuộc tập họp này, dân chúng sẽ la to để bộc lộ “sự thù ghét, giận dữ và ghê tởm” đối với những người mà hội đồng gọi là “những người xúi giục nổi loạn”.
Các nhà lập pháp bảo thủ tại Iran đã lên tiếng biểu lộ sự giận dữ đối với hai nhà lãnh đạo đối lập, Mir Hossein Mousavi và Mehdi Karroubi, tố giác hai ông này đã tổ chức cuộc biểu tình hôm thứ Hai.
Những khúc phim ngắn được trình chiếu trên đài truyền hình nhà nước Press TV vào ngày thứ Ba cho thấy hàng chục nhà lập pháp kêu gọi xử tử hình hai người này.
Hôm thứ Tư, một giáo sĩ cực đoan cao cấp, ông Ahmad Khatami nói hai nhà lãnh đạo đối lập đang là con rối trong tay Israel và Hoa Kỳ.
Ông Khatami nói các giáo sĩ muốn thấy tất cả những người xúi giục nổi loạn, trong đó có hai ông Mousavi và Karroubi, phải đối diện với luật pháp.
Cả hai ông đang bị giam giữ tại gia nhưng vẫn tiếp tục lên tiếng trên trang mạng của họ vào hôm thứ Tư, bất chấp những lời đe dọa đến bản thân.
Ông Karroubi nói ông không sợ và sẵn sàng trả mọi giá vì đất nước mình.
Ông Mark Fitzpatrick, chuyên gia về Iran của Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược có trụ sở tại London, nói bầu không khí tại Iran tuần này cho thấy phe đối lập với chính phủ vẫn tồn tại:
“Hãy còn sớm để khẳng định sự chống đối vừa mới nổi lên có lan rộng ra hay không. Tuy nhiên điều rõ ràng vẫn tồn tại một sự mất tin tưởng đối với chính phủ, lo ngại trước các chính sách của chính phủ, và mong muốn có thay đổi. Ước muốn đó chưa bị xóa sạch.”
Những cuộc biểu tình trong tuần này là những cuộc biểu tình đầu tiên trong hơn một năm qua, kể từ khi có những cuộc biểu tình rộng lớn nổ ra sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 2009, đưa Tổng thống Mamouh Ahmadinejad trở lại nắm quyền.
Mấy chục người đã bị giết trong vụ đàn áp của chính phủ tiếp sau đó.* *