Jia Zhangke vừa ra mắt bộ phim mới nhất của mình 24 City. Với doanh thu phòng vé hơn một triệu tệ trong 3 ngày công chiếu đầu tiên đã minh chứng cho tài năng của Zhangke. Cho đến nay, số tiền thu được từ 24 City đã vượt xa những bộ phim thành công trước đó của Zhangke.
24 City kể về cuộc sống thăng trầm của ba người phụ nữ làm việc trong một công ty hàng không trong thời kỳ hiện đại hóa. Bộ phim nhận được rất nhiều ý kiến chia sẻ từ phía khán giả bởi họ có sự đồng cảm với nhân vật nhưng cũng có một số khán giả không đồng tình với cách kể chuyện của tác giả.
Trong 24 City, đạo diễn Jia đã phỏng vấn năm công nhân xoay quanh mối quan hệ của họ với nhà máy, công việc, đồng nghiệp, và Jia thu thập những câu chuyện từ 130 công nhân khác để tạo ra bốn hình mẫu nhân vật trong phim. Một trong số đó có nhân vật Little Flower, từ một cô gái trẻ trung xinh đẹp trở thành “bà cô” ở nhà máy, do diễn viên Trần Hồng thủ vai.
24 City kết hợp giữa thể loại phim tài liệu và điện ảnh, ranh giới của hai thể loại này được xóa nhòa bởi tài năng của Jia. Xuyên suốt bộ phim là một không khí trống rỗng bao trùm trong một nhà máy bị phá hủy.
Diễn biến nội tâm của các nhân vật rất sâu sắc bởi xuất phát từ những câu chuyện có thực. Những vấn đề đạo diễn nêu ra trong phim đều được đánh giá cao và một số công nhân đã rơm rớm nước mắt khi tâm sự về những rang buộc về đời sống tinh thần và vật chất của họ với nhà máy. Cuộc sống, kế sinh nhai, sự tự tin vào bản thân đều gắn liền với nhà máy và họ cảm thấy tự hào với những đóng góp của mình cho nhà máy.
Bộ phim lấy bối cảnh khi những công nhân của nhà máy bỗng trở nên được ưu đãi, có thêm thịt trong khẩu phần mỗi tháng, được thưởng tiền cho việc giữ bí mật công việc của họ. Một công nhân đã kể lại việc ông học cách sử dụng các công cụ khi bước chân vào nhà máy nhiều năm trước, và việc ông đã được giao những tài liệu có giá trị như thế nào. Một phụ nữ khác tường thuật lại sự việc bi thảm đã xảy ra khi cô và gia đình chuyển đến Chengdu để bắt đầu công việc tại nhà máy.
Jia Zhangke đã mang câu chuyện của mỗi cá nhân lên phim bằng cách đưa vào những khoảnh khắc chân thực trong cuộc sống của nhân vật thật – một người đàn ông trung niên chơi bong rổ một mình trên sân, vài phụ nữ tập những bài hát cổ điển trong khi những người khác ngồi chơi mạt chược, một cô gái trẻ kể rằng bố mẹ mình đều làm việc trong nhà máy nhưng bản thân cô lại chưa bao giờ được bước chân vào trong đó cả.
Xen giữa đó là những cảnh nhà máy trở nên hoang tàn – máy móc được đặt lên xe tải mang đi và những công nhân bước ra khỏi nhà máy, nơi mà sau này sẽ mọc lên một tòa nhà cao cấp. Một nhóm người kéo tấm lưới sắt từ các bức tường, số khác dỡ ngói trên mái còn bảo vệ bước qua đống đổ nát.
Bộ phim có tiết tấu chậm và trầm lắng. Sau cuộc phỏng vấn, mỗi nhân vật được đặc tả riêng hoặc trong một nhóm với góc máy tĩnh trong vài phút, diễn viên nhìn thẳng vào máy và di chuyển rất ít. Hình ảnh sự giãi bày trong im lặng này rất ám ảnh người người xem.
Đạo diễn Jia Zhangke qua bộ phim này đã mang đến cho người xem cái nhìn khác về sự thay đổi văn hóa phức tạp của Trung Quốc. Tác phẩm này của Jia không nhắm đến mục đích chính trị mà anh muốn khích lệ một xã hội tự do văn hóa, xoay quanh vấn đề làm sao để từ một người dân Trung Quốc bình thường trong xã hội chủ nghĩa vốn nặng nề với những truyền thống văn hóa hội nhập vào cuộc sống hiện đại, đề cao tự do cá nhân nhiều hơn.
24 City cũng đã từng tham sự LHPQT Cannes 2008 nhưng không giành được giải thưởng nào. Phim được giới phê bình bầu chọn là một trong 10 phim hay nhất của năm 2008.
24 City kể về cuộc sống thăng trầm của ba người phụ nữ làm việc trong một công ty hàng không trong thời kỳ hiện đại hóa. Bộ phim nhận được rất nhiều ý kiến chia sẻ từ phía khán giả bởi họ có sự đồng cảm với nhân vật nhưng cũng có một số khán giả không đồng tình với cách kể chuyện của tác giả.
24 City kết hợp giữa thể loại phim tài liệu và điện ảnh, ranh giới của hai thể loại này được xóa nhòa bởi tài năng của Jia. Xuyên suốt bộ phim là một không khí trống rỗng bao trùm trong một nhà máy bị phá hủy.
24 City cũng đã từng tham sự LHPQT Cannes 2008 nhưng không giành được giải thưởng nào. Phim được giới phê bình bầu chọn là một trong 10 phim hay nhất của năm 2008.
Bảo Ngọc
(Tổng hợp)