[h=2]Trong lúc kinh tế khó khăn, nhiều cửa hàng chuyển đổi phương thức kinh doanh với mong muốn tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, cho đến nay, những phương thức kinh doanh ấy chỉ mang tính tạm thời.[/h]
Khách sạn, nhà nghỉ đổi thành... "nhà trọ"
Một người dân sống ở quận Long Biên, Hà Nội trước một nhà nghỉ khang trang cho biết: "Biển hiệu là nhà nghỉ, thực chất là cho thuê phòng trọ. Chủ ngôi nhà này tên là N.B. (Long Biên, Hà Nội) nhưng ông ấy không sống ở đây. Các phòng trước kia được dùng cho khách vãng lai, khách ở nơi khác đến nghỉ nay được chuyển thành phòng trọ. Có rất nhiều loại phòng to, nhỏ khác nhau, tuỳ theo nhu cầu của khách. Tuy nhiên, muốn gặp ông chủ, thì phải gọi điện thoại trước, bởi thỉnh thoảng ông ấy mới tới đây kiểm tra. Ra, vào, người thuê trọ phải tự quản lý vì ở đây không có bảo vệ".
Cũng tại một khách sạn khác cách đó không xa, bên ngoài vẫn giữ nguyên biển hiệu khách sạn nhưng bên trong là cho thuê phòng trọ. Khi thuê phòng, người thuê phải trả trước 3 tháng. Theo chia sẻ của Ngọc Minh (Định Hoá, Thái Nguyên), cái tiện nhất khi thuê phòng ở đây chính là không phải mua sắm nhiều vật dụng: Giường, chăn, đệm, tủ, tivi… Thế nên, dù phòng chỉ rộng khoảng 10m2, vệ sinh khép kín nhưng với giá 2 triệu đồng/tháng, nhiều người vẫn tìm tới thuê trọ. "Tôi còn giới thiệu cho mấy đôi cưới nhau đến ở phòng rộng hơn với giá gần 4 triệu đồng/phòng/tháng. Đắt một tí nhưng sạch sẽ, tiện lợi và an toàn vì vẫn có một người bảo vệ ở sảnh", Ngọc Minh chia sẻ thêm.
Không chỉ khách sạn, nhà nghỉ của ông N.T. rất nhiều chủ nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn Hà Nội đã phải cho thuê phòng trọ theo tháng như nhà trọ bình dân để tránh tình trạng ế ẩm như hiện nay.
Một số nhà nghỉ chuyển đổi kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên biển hiệu. (Ảnh minh hoạ)
Cơm bình dân kiêm... rửa xe
Kinh tế khó khăn, nhiều ông chủ hàng cơm kiêm cả nghề rửa xe để kiếm thêm thu nhập. Khi ăn cơm, nếu khách có nhu cầu rửa xe, ông chủ và con trai sẽ kiêm luôn chức "thợ rửa xe". Chia sẻ với PV, một ông chủ hàng cơm tên B.T. trên địa bàn quận Hai Bà Trưng chia sẻ: "Sở dĩ bán cơm kiêm thêm rửa xe vì nhu cầu kinh tế cả thôi. Trước kia, một quán cơm nhỏ như này nhưng nuôi sống được cả gia đình bởi đông khách. Mấy năm trở lại đây, kinh tế khó khăn, quán cơm mọc lên san sát, giá cả đắt đỏ, nhiều người đi làm mang theo cả cơm hợp nên quán càng ế ẩm. Để nuôi sống cả gia đình gồm 7, 8 miệng ăn như hiện nay, nếu không mở thêm dịch vụ rửa xe, chẳng đủ tiền đóng tiền điện nước hàng tháng".
Rồi ông B.T. chia sẻ thêm: "Trước kia, quán cơm của tôi có đến vài trăm lượt khách vào ăn trưa (nhà tôi chỉ bán buổi trưa). Chạy bàn cũng đủ mệt. Thế nhưng mấy năm gần đây, số lượng khách giảm dần. Có những hôm, đồ ăn làm ra còn ế gần như nguyên vẹn. Đếm số tiền bán được, chỉ đủ trả cô nhân viên, còn lại cả gia đình không công. Ế ẩm thế, không tính kế làm thêm, chỉ có nước bán nhà về quê sống". Ông B.T. cho biết: "Từ ngày mở thêm dịch vụ rửa xe, lấy giá cả phải chăng nên cũng được khách. Có hôm đông khách, thu nhập cũng lên tới 200 nghìn đồng/ngày. Trong thời buổi kinh tế khó khăn này, kiếm thêm mỗi ngày hơn trăm nghìn là quý lắm rồi".
Cùng cảnh ngộ với ông B.T., bà Nguyễn Hạnh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng chọn phương thức kinh doanh xoay vòng nhà để kiếm lời. Tuy đã gần ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng bà Hạnh vẫn không chịu nghỉ ngơi. Tiện có cái nhà mặt phố ở khu phố cổ, khi cậu con trai lớn mở cửa hàng đèn thua lỗ, bà liền cho thuê bán phở với giá 10 triệu đồng/tháng. Buôn bán ế ẩm, người chủ này phải trả nhà. Treo biển cho thuê nhà hơn 2 tuần mà không có người hỏi, sẵn "nghề" trong tay, bà mở ngay hàng bún riêu buổi sáng để tăng thu nhập. Mỗi ngày, trừ mọi chi phí, bà Hạnh cũng bỏ túi được vài trăm nghìn đồng.
Tuy nhiên, các con bà chỉ đồng ý để bà bán hàng buổi sáng, chiều và tối, cửa hàng đóng cửa. Tiếc của, bà cho thuê buổi chiều và tối với giá 5 triệu đồng/tháng. "Nhà mặt phố, lại ở phố cổ, không cho thuê thì phí vô cùng. Ở đây tấc đất tấc vàng, tôi treo biển cho thuê gần như cả ngày với giá ấy, nhiều người sẵn sàng thuê ngay. Người ta xoay vòng vốn còn tôi xoay vòng nhà để sinh lời. Sáng bún riêu, chiều và tối phở gà, bò cũng ra tiền", bà Hạnh hồ hởi chia sẻ.
Vân Thanh
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Khách sạn, nhà nghỉ đổi thành... "nhà trọ"
Một người dân sống ở quận Long Biên, Hà Nội trước một nhà nghỉ khang trang cho biết: "Biển hiệu là nhà nghỉ, thực chất là cho thuê phòng trọ. Chủ ngôi nhà này tên là N.B. (Long Biên, Hà Nội) nhưng ông ấy không sống ở đây. Các phòng trước kia được dùng cho khách vãng lai, khách ở nơi khác đến nghỉ nay được chuyển thành phòng trọ. Có rất nhiều loại phòng to, nhỏ khác nhau, tuỳ theo nhu cầu của khách. Tuy nhiên, muốn gặp ông chủ, thì phải gọi điện thoại trước, bởi thỉnh thoảng ông ấy mới tới đây kiểm tra. Ra, vào, người thuê trọ phải tự quản lý vì ở đây không có bảo vệ".
Cũng tại một khách sạn khác cách đó không xa, bên ngoài vẫn giữ nguyên biển hiệu khách sạn nhưng bên trong là cho thuê phòng trọ. Khi thuê phòng, người thuê phải trả trước 3 tháng. Theo chia sẻ của Ngọc Minh (Định Hoá, Thái Nguyên), cái tiện nhất khi thuê phòng ở đây chính là không phải mua sắm nhiều vật dụng: Giường, chăn, đệm, tủ, tivi… Thế nên, dù phòng chỉ rộng khoảng 10m2, vệ sinh khép kín nhưng với giá 2 triệu đồng/tháng, nhiều người vẫn tìm tới thuê trọ. "Tôi còn giới thiệu cho mấy đôi cưới nhau đến ở phòng rộng hơn với giá gần 4 triệu đồng/phòng/tháng. Đắt một tí nhưng sạch sẽ, tiện lợi và an toàn vì vẫn có một người bảo vệ ở sảnh", Ngọc Minh chia sẻ thêm.
Không chỉ khách sạn, nhà nghỉ của ông N.T. rất nhiều chủ nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn Hà Nội đã phải cho thuê phòng trọ theo tháng như nhà trọ bình dân để tránh tình trạng ế ẩm như hiện nay.
Một số nhà nghỉ chuyển đổi kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên biển hiệu. (Ảnh minh hoạ)
Cơm bình dân kiêm... rửa xe
Kinh tế khó khăn, nhiều ông chủ hàng cơm kiêm cả nghề rửa xe để kiếm thêm thu nhập. Khi ăn cơm, nếu khách có nhu cầu rửa xe, ông chủ và con trai sẽ kiêm luôn chức "thợ rửa xe". Chia sẻ với PV, một ông chủ hàng cơm tên B.T. trên địa bàn quận Hai Bà Trưng chia sẻ: "Sở dĩ bán cơm kiêm thêm rửa xe vì nhu cầu kinh tế cả thôi. Trước kia, một quán cơm nhỏ như này nhưng nuôi sống được cả gia đình bởi đông khách. Mấy năm trở lại đây, kinh tế khó khăn, quán cơm mọc lên san sát, giá cả đắt đỏ, nhiều người đi làm mang theo cả cơm hợp nên quán càng ế ẩm. Để nuôi sống cả gia đình gồm 7, 8 miệng ăn như hiện nay, nếu không mở thêm dịch vụ rửa xe, chẳng đủ tiền đóng tiền điện nước hàng tháng".
Rồi ông B.T. chia sẻ thêm: "Trước kia, quán cơm của tôi có đến vài trăm lượt khách vào ăn trưa (nhà tôi chỉ bán buổi trưa). Chạy bàn cũng đủ mệt. Thế nhưng mấy năm gần đây, số lượng khách giảm dần. Có những hôm, đồ ăn làm ra còn ế gần như nguyên vẹn. Đếm số tiền bán được, chỉ đủ trả cô nhân viên, còn lại cả gia đình không công. Ế ẩm thế, không tính kế làm thêm, chỉ có nước bán nhà về quê sống". Ông B.T. cho biết: "Từ ngày mở thêm dịch vụ rửa xe, lấy giá cả phải chăng nên cũng được khách. Có hôm đông khách, thu nhập cũng lên tới 200 nghìn đồng/ngày. Trong thời buổi kinh tế khó khăn này, kiếm thêm mỗi ngày hơn trăm nghìn là quý lắm rồi".
Cùng cảnh ngộ với ông B.T., bà Nguyễn Hạnh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng chọn phương thức kinh doanh xoay vòng nhà để kiếm lời. Tuy đã gần ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng bà Hạnh vẫn không chịu nghỉ ngơi. Tiện có cái nhà mặt phố ở khu phố cổ, khi cậu con trai lớn mở cửa hàng đèn thua lỗ, bà liền cho thuê bán phở với giá 10 triệu đồng/tháng. Buôn bán ế ẩm, người chủ này phải trả nhà. Treo biển cho thuê nhà hơn 2 tuần mà không có người hỏi, sẵn "nghề" trong tay, bà mở ngay hàng bún riêu buổi sáng để tăng thu nhập. Mỗi ngày, trừ mọi chi phí, bà Hạnh cũng bỏ túi được vài trăm nghìn đồng.
Tuy nhiên, các con bà chỉ đồng ý để bà bán hàng buổi sáng, chiều và tối, cửa hàng đóng cửa. Tiếc của, bà cho thuê buổi chiều và tối với giá 5 triệu đồng/tháng. "Nhà mặt phố, lại ở phố cổ, không cho thuê thì phí vô cùng. Ở đây tấc đất tấc vàng, tôi treo biển cho thuê gần như cả ngày với giá ấy, nhiều người sẵn sàng thuê ngay. Người ta xoay vòng vốn còn tôi xoay vòng nhà để sinh lời. Sáng bún riêu, chiều và tối phở gà, bò cũng ra tiền", bà Hạnh hồ hởi chia sẻ.
Chỉ là giải pháp tạm thời? Chia sẻ với PV, anh Hải, chủ khách sạn cho thuê phòng trọ (Long Biên, Hà Nội), cho biết: "Khách sạn cho thuê phòng trọ theo tháng chỉ là giải pháp "chống đói". Trước kia, khách sạn của tôi rất đông khách. Vào những ngày thường, hầu như phòng nào cũng có khách cố định trong vài hôm. Còn vào ngày lễ, phòng thuê theo giờ luôn ở tình trạng "cháy". Tuy nhiên, thời gian gần đây, kinh doanh rơi vào cảnh ế ẩm, đây là tình trạng chung rồi. Mỗi ngày được vài lượt khách thì sống sao nổi. Thử tính xem, lương của một nhân viên bình quân là 3 triệu đồng/tháng, 6 nhân viên như vậy, mất gần 20 triệu đồng/tháng rồi. Không chuyển đổi, lấy tiền đâu chi trả nhân viên. Càng kéo dài kinh doanh chỉ có nước đi ăn xin". Ngoài ra, theo bật mí của một chủ khách sạn: "Việc chuyển đổi kinh doanh này là mình tự ý, không xin giấy phép kinh doanh. Thời buổi kinh tế khó khăn, việc xin giấy tờ cũng "mệt". Bên cạnh đó, việc kinh doanh này là theo ý nghĩ nhất thời của mình, hôm nay biết hôm nay, ngày mai lại chuyển cái khác thì sao. Thấy cái gì ra tiền thì mình làm để tạo thêm thu nhập cho cả gia đình thôi". |
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn