[h=2]Hai ngày qua, trên nhiều trang tin điện tử đã xuất hiện các bài báo gây hiểu nhầm trong dư luận, liên quan đến vấn đề xử phạt những hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn minh.[/h]
Có thể thấy hàng loạt bài báo giật tít rất kêu, đại loại như "Thả rông nơi công cộng có thể bị phạt tiền", hay "Thả rông sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000"...
Nhiều cư dân mạng đã lấy lại các link của những bài viết này để dán lên tường Facebook cá nhân để bỡn cợt và chỉ trích. Theo đó, không ít người dùng Facebook trong khi chưa đọc kỹ nội dung của quy định, đã vội hùa theo để đá xoáy quy định xử phạt.
Theo tờ trình của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang thì không phải đợi đến chuyện Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình do Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan soạn thảo trình Chính phủ ban hành mới có chuyện xử phạt các hành vi nói trên, mà các trang thông tin trích dẫn sai gây hiểu lầm, hoang mang cho dư luận.
Không có chuyện xử phạt người "thả rông" ở chỗ đông người như nhiều trang tin giật tít - Ảnh: Khánh Uyên
Thực chất, trong thời gian qua, việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính nói trên trong Dự thảo Nghị định đã được thực hiện theo Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12.7.2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội; Nghị định số 52/2012/NĐ-CP ngày 14.6.2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10.12.2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình...
Những dòng tít giật gân này gây hiểu nhầm lớn trong dư luận và những cư dân mạng có thói quen tiếp nhận thông tin bằng thái độ "bầy đàn" cũng hùa theo để bỡn cợt và câu view trên Facebook
Đối chiếu với các Nghị định 73/2010/NĐ-CP do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký, có hiệu lực từ ngày 1.9.2010 thì trong điều 10, quy định các hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn minh ghi rõ:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hoá, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội;
2. Không có vé mà vào những nơi quy định phải có vé;
3. Có lời nói hoặc cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộng.
Trong câu chữ, Dự thảo Nghị định lần này và cả Nghị định 73/2010/CP cũng tách rõ làm hai vế, theo đó chỉ xử phạt khi: Không mặc quần áo hoặc chỉ mặc quần áo lót nơi hội họp, đông người. Không hề có chuyện xử phạt việc "không mặc quần áo lót" như các trang thông tin trích dẫn do hiểu sai.
Việc trích dẫn sai trên các trang thông tin gây hiểu lầm cho bạn đọc về dự thảo nghị định - Ảnh: Độc Lập
Điểm khác biệt là Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình lần này có mức phạt tiền cao hơn là 100.000-2000.000 đồng
Điều đó cũng đã được Bộ trưởng Trần Đại Quang giải thích rõ trong tờ trình rằng: quá trình thực hiện các nghị định đã đạt được những kết quả nhất định, phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, góp phần giáo dục cá nhân, tổ chức nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
Đừng tiếp nhận thông tin bằng thái độ "bầy đàn"
Từ sự hiểu nhầm để rồi giật tít sai dẫn đến việc gây ngộ nhận trong dư luận, loạt bài viết ở các trang tin nói trên đã tạo ra làn sóng tranh luận dữ dội tại các diễn đàn và mạng xã hội, đặc biệt là Facebook.
Rất nhiều cư dân mạng chỉ đọc tít bài báo để rồi liên tiếp đưa ra lời chỉ trích về quy định liên quan đến việc "mặc đồ lót".
Không ít cư dân mạng đem chuyện quy định về mặc đồ lót ra để bỡn cợt trên mạng - Ảnh: Chụp lại trang Facebook
Một trong số đó viết: "Em thấy mặc hay không mặc là quyền tự do cá nhân mỗi người, sao giờ các bác công an lại nhảy vào đòi phạt phụ nữ không mặc áo lót nhỉ?"
Thậm chí, một số người còn "vẽ" ra rằng: "Làm sao để xử phạt. Lộ cỡ nào mới bị phạt và "thả rông" ở chỗ có bao nhiêu người trở lên mới bị phạt".
Tuy nhiên, cũng không ít người dùng Facebook tỏ ra rất tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin. Nickname Oshin.gv phân tích: "Sự thật là: Xử phạt 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người không mặc quần áo hoặc chỉ mặc quần áo lót nơi hội họp...". Một số báo đổi thành: Xử phạt người không mặc đồ lót".
Bên cạnh đó, cư dân mạng cũng góp ý rằng các bộ ngành cần cân nhắc kỹ hơn về khâu biên soạn câu chữ trong dự thảo để tránh gây hiểu nhầm cho dư luận.
Một người dùng Facebook khác bình luận: "Việc đọc báo hay tiếp nhận thông tin của nhiều anh hùng bàn phím đang có vấn đề. Đừng tiếp nhận thông tin theo kiểu bầy đàn vậy nữa, hớ hênh và hàm hồ lắm, các bác ạ!".
Có thể thấy hàng loạt bài báo giật tít rất kêu, đại loại như "Thả rông nơi công cộng có thể bị phạt tiền", hay "Thả rông sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000"...
Nhiều cư dân mạng đã lấy lại các link của những bài viết này để dán lên tường Facebook cá nhân để bỡn cợt và chỉ trích. Theo đó, không ít người dùng Facebook trong khi chưa đọc kỹ nội dung của quy định, đã vội hùa theo để đá xoáy quy định xử phạt.
Theo tờ trình của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang thì không phải đợi đến chuyện Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình do Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan soạn thảo trình Chính phủ ban hành mới có chuyện xử phạt các hành vi nói trên, mà các trang thông tin trích dẫn sai gây hiểu lầm, hoang mang cho dư luận.
Không có chuyện xử phạt người "thả rông" ở chỗ đông người như nhiều trang tin giật tít - Ảnh: Khánh Uyên
Thực chất, trong thời gian qua, việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính nói trên trong Dự thảo Nghị định đã được thực hiện theo Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12.7.2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội; Nghị định số 52/2012/NĐ-CP ngày 14.6.2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10.12.2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình...
Những dòng tít giật gân này gây hiểu nhầm lớn trong dư luận và những cư dân mạng có thói quen tiếp nhận thông tin bằng thái độ "bầy đàn" cũng hùa theo để bỡn cợt và câu view trên Facebook
Đối chiếu với các Nghị định 73/2010/NĐ-CP do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký, có hiệu lực từ ngày 1.9.2010 thì trong điều 10, quy định các hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn minh ghi rõ:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hoá, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội;
2. Không có vé mà vào những nơi quy định phải có vé;
3. Có lời nói hoặc cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộng.
Trong câu chữ, Dự thảo Nghị định lần này và cả Nghị định 73/2010/CP cũng tách rõ làm hai vế, theo đó chỉ xử phạt khi: Không mặc quần áo hoặc chỉ mặc quần áo lót nơi hội họp, đông người. Không hề có chuyện xử phạt việc "không mặc quần áo lót" như các trang thông tin trích dẫn do hiểu sai.
Việc trích dẫn sai trên các trang thông tin gây hiểu lầm cho bạn đọc về dự thảo nghị định - Ảnh: Độc Lập
Điểm khác biệt là Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình lần này có mức phạt tiền cao hơn là 100.000-2000.000 đồng
Điều đó cũng đã được Bộ trưởng Trần Đại Quang giải thích rõ trong tờ trình rằng: quá trình thực hiện các nghị định đã đạt được những kết quả nhất định, phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, góp phần giáo dục cá nhân, tổ chức nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
Đừng tiếp nhận thông tin bằng thái độ "bầy đàn"
Từ sự hiểu nhầm để rồi giật tít sai dẫn đến việc gây ngộ nhận trong dư luận, loạt bài viết ở các trang tin nói trên đã tạo ra làn sóng tranh luận dữ dội tại các diễn đàn và mạng xã hội, đặc biệt là Facebook.
Rất nhiều cư dân mạng chỉ đọc tít bài báo để rồi liên tiếp đưa ra lời chỉ trích về quy định liên quan đến việc "mặc đồ lót".
Không ít cư dân mạng đem chuyện quy định về mặc đồ lót ra để bỡn cợt trên mạng - Ảnh: Chụp lại trang Facebook
Một trong số đó viết: "Em thấy mặc hay không mặc là quyền tự do cá nhân mỗi người, sao giờ các bác công an lại nhảy vào đòi phạt phụ nữ không mặc áo lót nhỉ?"
Thậm chí, một số người còn "vẽ" ra rằng: "Làm sao để xử phạt. Lộ cỡ nào mới bị phạt và "thả rông" ở chỗ có bao nhiêu người trở lên mới bị phạt".
Tuy nhiên, cũng không ít người dùng Facebook tỏ ra rất tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin. Nickname Oshin.gv phân tích: "Sự thật là: Xử phạt 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người không mặc quần áo hoặc chỉ mặc quần áo lót nơi hội họp...". Một số báo đổi thành: Xử phạt người không mặc đồ lót".
Bên cạnh đó, cư dân mạng cũng góp ý rằng các bộ ngành cần cân nhắc kỹ hơn về khâu biên soạn câu chữ trong dự thảo để tránh gây hiểu nhầm cho dư luận.
Một người dùng Facebook khác bình luận: "Việc đọc báo hay tiếp nhận thông tin của nhiều anh hùng bàn phím đang có vấn đề. Đừng tiếp nhận thông tin theo kiểu bầy đàn vậy nữa, hớ hênh và hàm hồ lắm, các bác ạ!".