[h=2]Một trong những “nghề” được người chuyển giới nam sang nữ hay nhắc đến, đó là “làm gái”. Một người chuyển giới nam sang nữ cho biết, “pê-đê bọn em chỉ có hai cách để kiếm tiền thôi, một là đi hát đám ma, hai là làm gái...”[/h]
Mới đây, tại một cuộc hội thảo của người đồng tính, Tiến sĩ Nguyễn Quỳnh Phương chia sẻ rằng, những người được phỏng vấn đều cho biết họ đã từng rất nỗ lực đi kiếm việc làm, nhưng vào đâu cũng bị từ chối.
“Gửi hồ sơ người ta hứa gọi lại nhưng chẳng bao giờ gọi” - một người chuyển giới nữ buồn bã cho biết và thêm rằng, thậm chí xin công việc rửa bát cũng không được nhận. Trong khi đó, một số người cố gắng đi học trang điểm, có vốn thì mở cửa hàng ở nhà, hoặc đi trang điểm, làm đầu và các dịch vụ làm đẹp khác, còn nhiều người cho biết không có công việc gì để trang trải cuộc sống, và tình thế bắt buộc đã đẩy họ ra “đứng đường”.
Việc đến với công việc này là do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là vì kế sinh nhai, không còn cơ hội nào khác. Không chỉ làm buổi tối, họ còn để lại số điện thoại trên mạng để cho “khách” liên hệ. N., một người chuyển giới nam sang nữ ở TP. Hồ Chí Minh (19 tuổi) cho biết khách chủ yếu là gay và cũng có người là trai dị tính: “sáng họ gọi mình thì mình đi làm luôn, còn buổi tối thì đứng ngoài đường bắt khách. Nhưng buổi sáng khi đi làm thì mặc đồ nam vì sợ bị nhìn ngó, còn buổi tối thì mặc đồ nữ vì mặc đồ giả gái em thấy giống mình hơn, dù cho khách là gay.
Tuy nhiên, việc kiếm tiền một cách cực nhục như vậy cũng chẳng được là bao. Số tiền kiếm được từ việc mãi dâm chỉ đủ cho họ có tiền ăn và mua đồ quần áo. Một trẻ vị thành niên chuyển giới đang sống lang thang ngoài công viên cho biết, gia đình không chấp nhận em, không thể xin được việc làm, chẳng biết đi đâu, không còn tiền để thuê nhà trọ, em chỉ còn biết sáng lang thang trong công viên, tối ra công viên tìm khách. “Có ngày không có khách là em phải ăn mì tôm sống rồi uống nước vào cho no” - em này ngậm ngùi chia sẻ và cho biết thêm, cứ đêm đến em lại trèo rào vào công viên ngủ, và sáng sớm lại phải trèo ra vì sợ bị dân phòng bắt.
Pê-dê khỏa thân hát ở một buổi sinh nhật - ảnh: CAND
Không chỉ bị khinh rẻ, nguy hiểm về sức khỏe sinh sản mà việc làm gái mại dâm cũng đẩy những người chuyển giới trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục. Một số người khi đi với khách chủ yếu phải làm tình bằng miệng, và “có những đứa nó bạo lực, nó nắm đầu mình nó giựt để cho nó sướng, hoặc nó cấu véo mình. Về nhà nhiều khi thâm tím hết mình mẩy” – chia sẻ của một trong số những người chuyển giới nam sang nữ.
Theo Tiến sĩ Phương, cũng có một số người không đi tìm khách ở ngoài đường mà chủ yếu qua mạng. “Một người chuyển giới kể rằng đã từng cặp bồ qua mạng, hoặc hẹn hò qua mạng để kiếm tiền. Nhưng sự sỉ nhục của khách hàng đã khiến họ bỏ “làm nghề”. Nó quan hệ xong nó vứt tiền lên người mình như kiểu sỉ nhục vậy đó. Sau lần đó em không có làm nữa” – Tiến sĩ Phương dẫn lời một người chuyển giới nam sang nữ, 27 tuổi, sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
Một điều đáng nói là, những người chuyển giới được hỏi đều khẳng định rằng công việc mại dâm là việc đường cùng, nếu có cơ hội kiếm việc khác, sẽ không bao giờ họ làm gái.
“Em muốn có việc làm đàng hoàng cho những người ở thế giới thứ 3 như em. Hiện giờ em đang làm gái vì em chẳng xin được việc gì khác. Trước đây em chỉ định xin làm ở quán ăn mà người ta nói thẳng là ‘ở đây ko thuê pê-đê. Pê-đê vào đây làm quỉ làm ma thế nào? Chỉ mong mọi người tạo điều kiện cho pê-đê tụi em có việc làm”- T., chuyển giới nam sang nữ, 19 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh tha thiết nói.
Thà làm gái còn hơn không được... là chính mình
Có một điều rất đau đớn đối với những người chuyển giới, đó là họ luôn khao khát được là chính mình. Vì vậy, họ sẵn sàng chấp nhận đứng đường chứ không chịu ăn mặc, trang điểm khác với giới tính mà họ muốn.
Một bạn chuyển giới cho biết, vì giới tính ghi là nữ, nên khi xin việc vào khách sạn theo đúng ngành nghề được học, họ bị yêu cầu phải mặc áo dài, đi giầy cao gót, và vì không thích như thế nên họ đành phải từ bỏ.
Sự tự trọng liên quan đến bản dạng giới đã khiến cả nhóm chuyển giới nữ và nam đều khẳng định thà họ không có việc làm còn hơn phải thay đổi: “Thà em không xin được việc đấy còn hơn là mặc áo dài và trang điểm. Bởi vì như thế đi làm việc em sẽ không thấy tự tin, em không thể làm được”, V. một người chuyển giới nữ sang nam, 22 tuổi, ở Hà Nội chia sẻ. Trong khi đó, một bạn nam chuyển giới sang nữ ở thành phố Hồ Chí Minh , “nếu em phải cắt tóc và mặc quần áo nam mới xin được việc làm thì thà em không có việc còn hơn, vì lúc đó em không còn là em nữa” (nam sang nữ, 19 tuổi, thành phố Hồ Chí Minh bộc bạch.
“Có thể thấy, do những áp lực nặng nề ở trường học khiến nhiều người chuyển giới phải bỏ học giữa chừng. Không có học vấn, lại thêm thái độ kỳ thị của các nhà tuyển dụng khiến cơ hội việc làm của những người chuyển giới, đặc biệt chuyển giới từ nam sang nữ, càng thêm hạn hẹp, và nhiều người trong số họ bị đẩy vào con đường phải kiếm sống bằng những nghề mua vui như hát đám ma, hay làm gái mại dâm. Có được công ăn việc làm ổn định, do đó, là mong muốn lớn nhất của họ, và cũng là biện pháp giảm thiểu các tệ nạn xã hội gây ra như là hệ quả của sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới” – Tiến sĩ Nguyễn Quỳnh Phương kết luận.
Chuyển giới là một khái niệm dùng để chỉ tất cả những người có bản dạng giới, thể hiện giới, hay hành vi không giống với những chuẩn mực tương ứng với giới tính sinh học của họ. Rất nhiều người “chuyển giới” hoàn toàn không “chuyển” sang giới tính ngược lại với giới tính sinh học của họ, mà thường có cảm giác về một bản dạng giới mơ hồ về giới tính, hoặc chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, giới tính này sang giới tính khác, tùy vào thời gian và bối cảnh. Ở Việt Nam, hiện nay những nhà nghiên cứu tạm gọi những người có những cảm nhận rõ ràng về giới tính thật của mình khác với giới tính sinh học, dù phẫu thuật hay chưa, là người chuyển giới.
Theo Vn Media
Mới đây, tại một cuộc hội thảo của người đồng tính, Tiến sĩ Nguyễn Quỳnh Phương chia sẻ rằng, những người được phỏng vấn đều cho biết họ đã từng rất nỗ lực đi kiếm việc làm, nhưng vào đâu cũng bị từ chối.
“Gửi hồ sơ người ta hứa gọi lại nhưng chẳng bao giờ gọi” - một người chuyển giới nữ buồn bã cho biết và thêm rằng, thậm chí xin công việc rửa bát cũng không được nhận. Trong khi đó, một số người cố gắng đi học trang điểm, có vốn thì mở cửa hàng ở nhà, hoặc đi trang điểm, làm đầu và các dịch vụ làm đẹp khác, còn nhiều người cho biết không có công việc gì để trang trải cuộc sống, và tình thế bắt buộc đã đẩy họ ra “đứng đường”.
Việc đến với công việc này là do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là vì kế sinh nhai, không còn cơ hội nào khác. Không chỉ làm buổi tối, họ còn để lại số điện thoại trên mạng để cho “khách” liên hệ. N., một người chuyển giới nam sang nữ ở TP. Hồ Chí Minh (19 tuổi) cho biết khách chủ yếu là gay và cũng có người là trai dị tính: “sáng họ gọi mình thì mình đi làm luôn, còn buổi tối thì đứng ngoài đường bắt khách. Nhưng buổi sáng khi đi làm thì mặc đồ nam vì sợ bị nhìn ngó, còn buổi tối thì mặc đồ nữ vì mặc đồ giả gái em thấy giống mình hơn, dù cho khách là gay.
Tuy nhiên, việc kiếm tiền một cách cực nhục như vậy cũng chẳng được là bao. Số tiền kiếm được từ việc mãi dâm chỉ đủ cho họ có tiền ăn và mua đồ quần áo. Một trẻ vị thành niên chuyển giới đang sống lang thang ngoài công viên cho biết, gia đình không chấp nhận em, không thể xin được việc làm, chẳng biết đi đâu, không còn tiền để thuê nhà trọ, em chỉ còn biết sáng lang thang trong công viên, tối ra công viên tìm khách. “Có ngày không có khách là em phải ăn mì tôm sống rồi uống nước vào cho no” - em này ngậm ngùi chia sẻ và cho biết thêm, cứ đêm đến em lại trèo rào vào công viên ngủ, và sáng sớm lại phải trèo ra vì sợ bị dân phòng bắt.
Pê-dê khỏa thân hát ở một buổi sinh nhật - ảnh: CAND
Không chỉ bị khinh rẻ, nguy hiểm về sức khỏe sinh sản mà việc làm gái mại dâm cũng đẩy những người chuyển giới trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục. Một số người khi đi với khách chủ yếu phải làm tình bằng miệng, và “có những đứa nó bạo lực, nó nắm đầu mình nó giựt để cho nó sướng, hoặc nó cấu véo mình. Về nhà nhiều khi thâm tím hết mình mẩy” – chia sẻ của một trong số những người chuyển giới nam sang nữ.
Theo Tiến sĩ Phương, cũng có một số người không đi tìm khách ở ngoài đường mà chủ yếu qua mạng. “Một người chuyển giới kể rằng đã từng cặp bồ qua mạng, hoặc hẹn hò qua mạng để kiếm tiền. Nhưng sự sỉ nhục của khách hàng đã khiến họ bỏ “làm nghề”. Nó quan hệ xong nó vứt tiền lên người mình như kiểu sỉ nhục vậy đó. Sau lần đó em không có làm nữa” – Tiến sĩ Phương dẫn lời một người chuyển giới nam sang nữ, 27 tuổi, sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
Một điều đáng nói là, những người chuyển giới được hỏi đều khẳng định rằng công việc mại dâm là việc đường cùng, nếu có cơ hội kiếm việc khác, sẽ không bao giờ họ làm gái.
“Em muốn có việc làm đàng hoàng cho những người ở thế giới thứ 3 như em. Hiện giờ em đang làm gái vì em chẳng xin được việc gì khác. Trước đây em chỉ định xin làm ở quán ăn mà người ta nói thẳng là ‘ở đây ko thuê pê-đê. Pê-đê vào đây làm quỉ làm ma thế nào? Chỉ mong mọi người tạo điều kiện cho pê-đê tụi em có việc làm”- T., chuyển giới nam sang nữ, 19 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh tha thiết nói.
Thà làm gái còn hơn không được... là chính mình
Có một điều rất đau đớn đối với những người chuyển giới, đó là họ luôn khao khát được là chính mình. Vì vậy, họ sẵn sàng chấp nhận đứng đường chứ không chịu ăn mặc, trang điểm khác với giới tính mà họ muốn.
Một bạn chuyển giới cho biết, vì giới tính ghi là nữ, nên khi xin việc vào khách sạn theo đúng ngành nghề được học, họ bị yêu cầu phải mặc áo dài, đi giầy cao gót, và vì không thích như thế nên họ đành phải từ bỏ.
Sự tự trọng liên quan đến bản dạng giới đã khiến cả nhóm chuyển giới nữ và nam đều khẳng định thà họ không có việc làm còn hơn phải thay đổi: “Thà em không xin được việc đấy còn hơn là mặc áo dài và trang điểm. Bởi vì như thế đi làm việc em sẽ không thấy tự tin, em không thể làm được”, V. một người chuyển giới nữ sang nam, 22 tuổi, ở Hà Nội chia sẻ. Trong khi đó, một bạn nam chuyển giới sang nữ ở thành phố Hồ Chí Minh , “nếu em phải cắt tóc và mặc quần áo nam mới xin được việc làm thì thà em không có việc còn hơn, vì lúc đó em không còn là em nữa” (nam sang nữ, 19 tuổi, thành phố Hồ Chí Minh bộc bạch.
“Có thể thấy, do những áp lực nặng nề ở trường học khiến nhiều người chuyển giới phải bỏ học giữa chừng. Không có học vấn, lại thêm thái độ kỳ thị của các nhà tuyển dụng khiến cơ hội việc làm của những người chuyển giới, đặc biệt chuyển giới từ nam sang nữ, càng thêm hạn hẹp, và nhiều người trong số họ bị đẩy vào con đường phải kiếm sống bằng những nghề mua vui như hát đám ma, hay làm gái mại dâm. Có được công ăn việc làm ổn định, do đó, là mong muốn lớn nhất của họ, và cũng là biện pháp giảm thiểu các tệ nạn xã hội gây ra như là hệ quả của sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới” – Tiến sĩ Nguyễn Quỳnh Phương kết luận.
Chuyển giới là một khái niệm dùng để chỉ tất cả những người có bản dạng giới, thể hiện giới, hay hành vi không giống với những chuẩn mực tương ứng với giới tính sinh học của họ. Rất nhiều người “chuyển giới” hoàn toàn không “chuyển” sang giới tính ngược lại với giới tính sinh học của họ, mà thường có cảm giác về một bản dạng giới mơ hồ về giới tính, hoặc chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, giới tính này sang giới tính khác, tùy vào thời gian và bối cảnh. Ở Việt Nam, hiện nay những nhà nghiên cứu tạm gọi những người có những cảm nhận rõ ràng về giới tính thật của mình khác với giới tính sinh học, dù phẫu thuật hay chưa, là người chuyển giới.
Theo Vn Media