Chuyện có thật nhưng mà khó tin. Ở ngay thành phố Thái Nguyên, nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km, những người dân nghĩ ra một cách tăng gia sản xuất là nuôi bò ở bãi rác của thành phố.
Gần 300 con bò, suốt ngày chỉ ăn rác nhưng mà con nào con nấy đều béo tốt mà không cần phải tốn tiền mua một kg cỏ nào. Một ý tưởng làm giàu mới của những người nông dân hay một câu chuyện về những điều cần luận bàn và suy nghĩ trong cuộc sống của chúng ta.
Bãi rác Khe Đá Mài là nơi tập kết phế thải chính của thành phố Thái Nguyên và các vùng phụ cận. Cỏ ở trên đồi… nhưng bò, thì ăn ở dưới bãi rác.
Có đủ loại rác ở đây: từ rác sinh hoạt, cho đến chất thải công nghiệp, y tế. Hàng ngày hàng giờ, chúng chính là thức ăn vỗ béo cho đàn bò. Theo ông đội trưởng đội quản lý điều hành bãi rác Khe Đá Mài, mỗi ngày có khoảng 250 con bò vào đây ăn rác.
Ông Phạm Xuân Sơn – Đội trưởng đội quản lý điều hành bãi rác Khe Đá Mài, Thái Nguyên – Chủ của 6 con bò tại bãi rác cho biết: “Lúc đầu chỉ có 1 vài con nhưng bò nó xuống bãi rác này ăn và nó cứ béo khỏe lên thế nên người ta lại càng nuôi nhiều. Nhà thì vài ba con, nhà nhiều thì vài ba chục con”.
Ông Sơn cũng cho biết bò khi đã quen ăn rác sẽ không còn muốn ăn cỏ hay các loại thức nào ăn khác. Những người dân Tân Cương đang chăn bò thì hồn nhiên cho rằng, nuôi bò kiểu này ít tốn kém, bò tăng trọng nhanh và theo cách hiểu và lý giải của họ thì có thể là do ở bãi rác người ta phun nhiều thuốc sát trùng, thuốc diệt ruồi muỗi nên bò ăn rác ở đây sẽ ít bị dịch bệnh.
Anh Giang Văn Dương – Lái buôn bò, chợ Tây Bá Nhất, Thành phố Thái Nguyên cho biết: “Từ năm 2004 đến giờ em mua ở đây hơn 200 con bò rồi. Bò ở đây khỏe lắm. Chỗ khác còn hay bị sán lá gan chứ bò ở đây thịt ra gan bóng láng, phổi hồng rực. Khỏe lắm”.
Ông Phạm Xuân Sơn cho biết thêm: “Cái đợt dịch lở mồm long móng vừa rồi, bò ở đây không còn nào bị dịch cả. Cán bộ thú y của xã họ cũng vẫn vào đây kiểm tra, 6 tháng còn tiêm phòng 1 lần nhưng họ cũng bảo là nuôi bò ở đây tốt, không có vấn đề gì. Bò ở đây mà bệnh thì chỉ chủ yếu là do kim tiêm hoặc sắt đâm vào dạ giày thôi”.
Tiến sỹ Võ Văn Sự, một chuyên gia về chăn nuôi thì nghĩ khác. Ông đã đi tham quan mô hình chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới, chẳng đâu có sự việc giống như ở bãi rác Khe Đá Mài: “Độc hại hay không độc hại thì phải theo dõi một quá trình dài chúng ta mới có thể xác định chính xác được nhưng trên nguyên tắc nuôi bò thì phải nuôi bằng thực phẩm sạch thịt mới có thể sạch được. Những con bò, con lợn bị nuôi trong bãi rác như thế này rất có thể sẽ chứa nhiều chất độc hại con người ăn vào sẽ tác hại ra sao thì cũng không biết thế nào mà lần. Có thể có những bệnh mà rất lâu sau chúng ta mới phát hiện được”.
Ở bãi rác Khe Đá Mài, những con bò có đủ thứ để ăn… Ở đâu đó, người ta nói đến tiêu chuẩn VietGap, Global Gap về chất lượng trồng trọt và chăn nuôi, thì ở đây, những con bò đang sống trong thứ chuẩn thức ăn của riêng chúng.
Những người chăn bò có lẽ cũng không có thời gian để quan tâm đến những chương trình phát triển đàn bò lớn lao nào khác bởi trước mắt họ, những con bò vẫn béo lên trông thấy.
Sau nhiều lứa bò xuất bán trót lọt và không thấy chính quyền địa phương nhắc nhở gì có hộ dân khu bãi rác Khe Đá Mài đang làm đề xuất có khi dự án khoa học nuôi bò từ rác. Biết đâu, sau này, đây sẽ là một địa danh nổi tiếng với một mô hình thí điểm. Sáng kiến Made in Khe Đá Mài.
(VTV)
Gần 300 con bò, suốt ngày chỉ ăn rác nhưng mà con nào con nấy đều béo tốt mà không cần phải tốn tiền mua một kg cỏ nào. Một ý tưởng làm giàu mới của những người nông dân hay một câu chuyện về những điều cần luận bàn và suy nghĩ trong cuộc sống của chúng ta.
Bãi rác Khe Đá Mài là nơi tập kết phế thải chính của thành phố Thái Nguyên và các vùng phụ cận. Cỏ ở trên đồi… nhưng bò, thì ăn ở dưới bãi rác.
Có đủ loại rác ở đây: từ rác sinh hoạt, cho đến chất thải công nghiệp, y tế. Hàng ngày hàng giờ, chúng chính là thức ăn vỗ béo cho đàn bò. Theo ông đội trưởng đội quản lý điều hành bãi rác Khe Đá Mài, mỗi ngày có khoảng 250 con bò vào đây ăn rác.
Ông Phạm Xuân Sơn – Đội trưởng đội quản lý điều hành bãi rác Khe Đá Mài, Thái Nguyên – Chủ của 6 con bò tại bãi rác cho biết: “Lúc đầu chỉ có 1 vài con nhưng bò nó xuống bãi rác này ăn và nó cứ béo khỏe lên thế nên người ta lại càng nuôi nhiều. Nhà thì vài ba con, nhà nhiều thì vài ba chục con”.
Ông Sơn cũng cho biết bò khi đã quen ăn rác sẽ không còn muốn ăn cỏ hay các loại thức nào ăn khác. Những người dân Tân Cương đang chăn bò thì hồn nhiên cho rằng, nuôi bò kiểu này ít tốn kém, bò tăng trọng nhanh và theo cách hiểu và lý giải của họ thì có thể là do ở bãi rác người ta phun nhiều thuốc sát trùng, thuốc diệt ruồi muỗi nên bò ăn rác ở đây sẽ ít bị dịch bệnh.
Anh Giang Văn Dương – Lái buôn bò, chợ Tây Bá Nhất, Thành phố Thái Nguyên cho biết: “Từ năm 2004 đến giờ em mua ở đây hơn 200 con bò rồi. Bò ở đây khỏe lắm. Chỗ khác còn hay bị sán lá gan chứ bò ở đây thịt ra gan bóng láng, phổi hồng rực. Khỏe lắm”.
Ông Phạm Xuân Sơn cho biết thêm: “Cái đợt dịch lở mồm long móng vừa rồi, bò ở đây không còn nào bị dịch cả. Cán bộ thú y của xã họ cũng vẫn vào đây kiểm tra, 6 tháng còn tiêm phòng 1 lần nhưng họ cũng bảo là nuôi bò ở đây tốt, không có vấn đề gì. Bò ở đây mà bệnh thì chỉ chủ yếu là do kim tiêm hoặc sắt đâm vào dạ giày thôi”.
Tiến sỹ Võ Văn Sự, một chuyên gia về chăn nuôi thì nghĩ khác. Ông đã đi tham quan mô hình chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới, chẳng đâu có sự việc giống như ở bãi rác Khe Đá Mài: “Độc hại hay không độc hại thì phải theo dõi một quá trình dài chúng ta mới có thể xác định chính xác được nhưng trên nguyên tắc nuôi bò thì phải nuôi bằng thực phẩm sạch thịt mới có thể sạch được. Những con bò, con lợn bị nuôi trong bãi rác như thế này rất có thể sẽ chứa nhiều chất độc hại con người ăn vào sẽ tác hại ra sao thì cũng không biết thế nào mà lần. Có thể có những bệnh mà rất lâu sau chúng ta mới phát hiện được”.
Ở bãi rác Khe Đá Mài, những con bò có đủ thứ để ăn… Ở đâu đó, người ta nói đến tiêu chuẩn VietGap, Global Gap về chất lượng trồng trọt và chăn nuôi, thì ở đây, những con bò đang sống trong thứ chuẩn thức ăn của riêng chúng.
Những người chăn bò có lẽ cũng không có thời gian để quan tâm đến những chương trình phát triển đàn bò lớn lao nào khác bởi trước mắt họ, những con bò vẫn béo lên trông thấy.
Sau nhiều lứa bò xuất bán trót lọt và không thấy chính quyền địa phương nhắc nhở gì có hộ dân khu bãi rác Khe Đá Mài đang làm đề xuất có khi dự án khoa học nuôi bò từ rác. Biết đâu, sau này, đây sẽ là một địa danh nổi tiếng với một mô hình thí điểm. Sáng kiến Made in Khe Đá Mài.
(VTV)