T
T$
Guest
PA
Image caption
Ông Jeremy Corbyn (bìa phải) đứng nghiêm nhưng không hát bài God Save The Queen
Câu chuyện ông Jeremy Corbyn, tân lãnh đạo Đảng Lao Động không chịu hát Quốc ca đang gây tranh luận dữ dội ở Anh.
Trong hệ thống chính trị Anh, lãnh đạo của đảng đối lập chính trong Nghị viện luôn được mời dự các lễ lớn của nhà nước.
Vừa được bầu lên nắm đảng Lao Động hiện ở ghế đối lập, ông Corbyn đã tới dự lễ tưởng niệm các liệt sỹ không quân Hoàng gia Anh.
Đứng bên các quan chức cao cấp của nhà nước và tướng lĩnh quân đội, cựu chiến binh, ông tỏ vẻ nghiêm trang nhưng cố ý không hát bài 'Chúa Trời cứu rỗi Nữ hoàng' (God Save The Queen), Quốc ca của Anh.
Nhiều tờ báo đã phê phán ông "thiếu tôn trọng" các liệt sỹ, và có báo trích lời cựu chiến binh quân lực Anh "rất bực bội" vì ông Corbyn.
Tuy thế, có báo như Daily Mirror cho rằng ông Corbyn đã dự lễ, đã đứng nghiêm tưởng niệm các liệt sỹ theo cách riêng nên không nhất thiết phải hát theo người khác bài Quốc ca có nội dung ca ngợi Nữ hoàng.
Báo này cũng cho rằng không nên bắt buộc bất cứ ai phải hát quốc ca.
Trả lời BBC, ông Corbyn giải thích cha mẹ ông từng làm người gác cột loa báo động máy bay Đức tấn công London thời Thế chiến 2 ở London và ông luôn kính trọng những người đóng góp bảo vệ tổ quốc.
Ông không nói rõ vì sao ông từ chối hát bài 'God Save The Queen'.
[h=2]Chỉ hát Đảng ca?[/h]
Image copyright
PA
Image caption
Năm nay 66 tuổi, ông Corbyn là người London
Báo chí Anh cho hay không hát Quốc ca nhưng ông Corbyn từng hát bài 'Lá cờ đỏ thắm' (The Red Flag), 'Đảng ca' của Lao Động.
Không có gì khác nhau xa hơn hai bài hát này.
Bài 'God Save The Queen' xuất hiện lần đầu năm 1745, vốn là Quốc ca của Vương triều tại xứ Ăng lê (England).
Từ giữa thế kỷ 19 bài hát được dùng làm Quốc gia cho cả Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, cùng một số nước trong Khối Commonwealth nhưng xứ Wales và Scotland có quốc ca riêng.
Nó hoàn toàn mang tính tôn giáo và phong kiến với câu đầu tiên, 'God Save The King' lấy từ bản Kinh thánh của Vua James năm 1604.
Khi Anh có nữ hoàng như các thời Victoria, Elizabeth II thì câu đó đổi thành 'God Save The Queen' nhưng nội dung chính là cầu xin Thượng đế cứu rỗi và phù hộ cho vị quân vương.
Mấy câu đầu có thể tạm dịch ra như sau:
"Chúa Trời hãy cứu rỗi Nữ hoàng nhân từ
Nữ hoàng quý phái hãy sống muôn tuổi
Chúa Trời hãy cứu rỗi Nữ hoàng
Gửi đến cho Người toàn chiến thắng
Hạnh phúc và vinh quang
Để Người sống lâu trị vì chúng ta
Thượng Đế cao cả hãy hiện ra
Đập tan mọi kẻ thù
Nữ hoàng cao cả ban phước
Độ trì cho chúng ta
Image caption
Nữ hoàng Elizabeth II là biểu tượng cho truyền thống
Vì luật pháp nước nhà
Cho chúng ta lẽ sống
Để hát từ trái tim lồng ngực
Chúa Trời hãy cứu rỗi Nữ Hoàng!"
Lời bài ca 'Lá cờ đỏ thắm' mà ông Corbyn ưa hát là do Jim Connel sáng tác năm 1889, nói về cuộc đấu tranh giai cấp của công nhân châu Âu và Hoa Kỳ thời họ còn tin vào chủ nghĩa Marx và cuộc vùng lên toàn cầu.
"Lá cờ của nhân dân màu đỏ thắm
Phủ lên thi thể liệt sỹ anh hùng
Chân tay họ còn đang lạnh cứng
Nhưng máu vẫn tràn ra thấm từng nếp cờ
Hãy gương cao lá cờ đỏ thắm; Dưới bóng cờ sống chết cùng nhau; Dù bọn hèn nhát bỏ đi; Bọn phản bội nhạo cười; Ta vẫn gương cao lá cờ tung bay...
Hãy gương cao lá cờ đỏ thắm
Dưới bóng cờ sống chết cùng nhau
Dù bọn hèn nhát bỏ đi
Bọn phản bội nhạo cười
Ta vẫn gương cao lá cờ tung bay...
Hãy nhìn quanh, người Pháp đốt lên ngọn lửa
Người Đức kiên cường với lời ngợi ca
Tường thành Moscow rung chuyển quân ca
Chicago đang dâng đầy cuộc chiến đấu
Ta sẽ gương cao cờ đỏ tung bay..."
Từ lâu nay ai cũng đã biết ông Corbyn theo đường lối xã hội chủ nghĩa, muốn Anh bỏ Hoàng gia để thành nước cộng hòa.
Image copyright
Getty Images
Image caption
Biểu tình vì lương bổng, chế độ hưu trí cho người lao động
ở Anh
Ông cũng không ủng hộ ý tưởng đưa Anh Quốc ra khỏi Liên hiệp châu Âu vì tin rằng quyền lợi của người lao động được EU bảo vệ tốt hơn cả.
Nhưng thái độ 'kiên cường' mang màu sắc ý thức hệ xã hội chủ nghĩa của ông đang trở thành một vấn đề thủ tục quốc gia quan trọng.
Theo thông lệ, lãnh đạo đảng đối lập Anh được mời tham gia Viện Cơ mật (Privy Council), một cơ quan tư vấn cho Nữ hoàng.
Đây cơ quan mang tính trung lập, đứng trên chia rẻ đảng phái.
Nhưng ông Corbyn có vẻ không muốn quỳ gối theo lệ khi nhận chức vụ đó và hiện người ta đang hỏi ông có thể vào ngồi trong Viện Cơ mật hay là không.
Được hàng trăm nghìn người Anh nhất loạt ủng hộ, ông hoàn toàn có quyền khi công khai tỏ ra không thích những di sản ông cho là của thời phong kiến.
Nhưng xem ra ông chưa đề ra điều gì mới mà còn vương vấn với những biểu tượng thiên tả một thời vốn đã bị lịch sử bỏ sang một bên.
Tuy thế, đây là chuyện không thể xem nhẹ.
Thậm chí, viết như nhà bình luận Andrew Marr thì chính những biến động trên toàn cầu và tại châu Âu vài năm qua đang làm cho các ý thức hệ thiên tả, cực hữu, giai cấp, dân tộc chủ nghĩa quay trở lại mạnh mẽ.
Đảng Lao Động và sự nghiệp của ông Corbyn như thế cũng nằm trong một trào lưu chung, còn họ có làm được gì cho nước Anh không thì chúng ta còn cần chờ xem.
Theo BBC Vietnamese