N
nikki
Guest
Những người dân thành phố Bắc Ninh ít ai không biết đến thầy Bảo, người đam mê sưu tầm những pho tượng đất cổ, không vì tiền, đơn giản chỉ bởi ông muốn lưu giữ lại nét văn hóa của cha ông.
2.000 pho tượng cổ trong căn nhà 30 m2
Nhà thầy Bảo tại số 8, Trần Hưng Đạo, thành phố Bắc Ninh. Thoáng nhìn bên ngoài không có gì đặc biệt, một căn nhà nhỏ, cũ kĩ đã in hằn dấu vết của thời gian, bên trên có đề hàng chữ bằng tiếng Hán và quốc ngữ Hiệu Cao Chọi. Nhưng khi bước vào trong, căn nhà ngót nghét gần 30 m2 ấy khiến người ta choáng ngợp. Không chỉ có những kệ sách Kiều, những album tiền cổ mà trong khắp căn nhà đâu đâu cũng bày la liệt những đồ vật cổ mà nhiều nhất là những pho tượng bằng đất sét nung. Tượng được bày trong tủ kính, trên giá, các bậc cầu thang lên xuống… ở bất cứ nơi nào có thể có thể trong căn nhà này.
Thầy Bảo tự hào cho biết, hiện trong tay ông, những những đồ vật cổ như chén, bát, rìu, bình, vò… không đếm xuể, còn số tượng đất gần tới 2.000 pho. Ông còn cười nói: “Đấy là tôi còn gửi bớt bên nhà ông anh trai vì nhà tôi chật quá, không có chỗ để”.
Mỗi pho tượng chỉ cao chừng một gang tay được nhào nặn diễn tả đủ tư thế, vẻ mặt, tâm trạng khác nhau nhưng đều có chung một đặc điểm đó là chúng mang đậm tín ngưỡng phồn thực và dấu ấn của người Việt cổ, với đôi mắt “mưng”, thần thái sinh động, hoang dã, cằm nhô ra phía trước… hầu hết đều trong tình trạng “nude” để lộ những phần “nhạy cảm” rất đỗi tự nhiên. Nhiều pho tượng còn mô tả hình đôi người vượn đang giao phối…
Bên cạnh đó còn có nhiều tượng các con vật như vượn, khỉ, chó… và một số con vật lạ không hề giống với bất cứ loài thú nào. Thầy Bảo cho rằng đó có thể là những con vật chỉ có ở thời nguyên thủy đến nay đã bị tuyệt chủng. Trong bộ sưu tập khổng lồ của ông còn có cả những thanh kiếm từ thời Tần Thủy Hoàng (khoảng 250 năm TCN), đao thời Đông Sơn, kiếm Nhật cổ…
2.000 pho tượng cổ trong căn nhà 30 m2
Nhà thầy Bảo tại số 8, Trần Hưng Đạo, thành phố Bắc Ninh. Thoáng nhìn bên ngoài không có gì đặc biệt, một căn nhà nhỏ, cũ kĩ đã in hằn dấu vết của thời gian, bên trên có đề hàng chữ bằng tiếng Hán và quốc ngữ Hiệu Cao Chọi. Nhưng khi bước vào trong, căn nhà ngót nghét gần 30 m2 ấy khiến người ta choáng ngợp. Không chỉ có những kệ sách Kiều, những album tiền cổ mà trong khắp căn nhà đâu đâu cũng bày la liệt những đồ vật cổ mà nhiều nhất là những pho tượng bằng đất sét nung. Tượng được bày trong tủ kính, trên giá, các bậc cầu thang lên xuống… ở bất cứ nơi nào có thể có thể trong căn nhà này.
Thầy Bảo tự hào cho biết, hiện trong tay ông, những những đồ vật cổ như chén, bát, rìu, bình, vò… không đếm xuể, còn số tượng đất gần tới 2.000 pho. Ông còn cười nói: “Đấy là tôi còn gửi bớt bên nhà ông anh trai vì nhà tôi chật quá, không có chỗ để”.
Mỗi pho tượng chỉ cao chừng một gang tay được nhào nặn diễn tả đủ tư thế, vẻ mặt, tâm trạng khác nhau nhưng đều có chung một đặc điểm đó là chúng mang đậm tín ngưỡng phồn thực và dấu ấn của người Việt cổ, với đôi mắt “mưng”, thần thái sinh động, hoang dã, cằm nhô ra phía trước… hầu hết đều trong tình trạng “nude” để lộ những phần “nhạy cảm” rất đỗi tự nhiên. Nhiều pho tượng còn mô tả hình đôi người vượn đang giao phối…
Bên cạnh đó còn có nhiều tượng các con vật như vượn, khỉ, chó… và một số con vật lạ không hề giống với bất cứ loài thú nào. Thầy Bảo cho rằng đó có thể là những con vật chỉ có ở thời nguyên thủy đến nay đã bị tuyệt chủng. Trong bộ sưu tập khổng lồ của ông còn có cả những thanh kiếm từ thời Tần Thủy Hoàng (khoảng 250 năm TCN), đao thời Đông Sơn, kiếm Nhật cổ…
Những pho tượng cổ trong nhà ông Bảo.
Dù chưa được thẩm định chính xác về giá trị của những đồ vật quý hiếm này, nhưng nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, bộ sưu tập của ông là một kho tàng mang giá trị nghệ thuật và lịch sử cao, phản ánh những tập tục sinh hoạt của một giai đoạn, một thời đại, chứa đựng trong đó tâm hồn người Việt từ thời đồ đá. Phó giáo sư khảo cổ học Trịnh Cao Tưởng sinh thời đã có lần về thăm kho tàng của thầy lang Bảo khẳng định: “Nếu là đồ từ thời Lý, thời Trần, chỉ cần sờ vào là tôi biết. Trong đời khảo cổ của tôi, tôi đã từng đi, từng gặp rất nhiều thứ nhưng chưa khi nào gặp những pho tượng kì lạ như thế này, có lẽ chúng phải có niên đài tới hàng ngàn năm…”.
Ngoài Tiến sĩ Tiến sĩ Trịnh Cao Tưởng còn có rất nhiều các vị tên tuổi nghe tiếng mà đến chiêm ngưỡng kho báu vô giá của thầy Bảo như Giáo sư Hà Tôn Vinh, một người Mỹ gốc Việt nghiên cứu về khảo cổ học, vợ chồng phó đại sứ người Mỹ Jonh S.Boardman, bà Ann Proctor – GS lịch sử nghệ thuật người Australia…
Chữ "duyên" với sưu tầm tượng cổ
Thầy Bảo tên thật là Nguyễn Khắc Bảo sinh năm 1947 hiện làm chủ một hiệu thuốc Đông Y trên đường Trần Hưng Đạo, thành phố Bắc Ninh. Trước khi đến với nghề thuốc, thầy từng là một giáo viên dạy toán ra Bắc vào Nam truyền đạt kiến thức cho bao nhiêu thế hệ học trò.
Khi thân sinh của thầy là ông lang Chọi ra đi, chỉ kịp để lại cho thầy Bảo một chút chữ Nho với vài bài thuốc gia truyền nhưng cũng đủ để kiếm sống. Vốn là một người ham học hỏi, giàu đức độ, thầy Bảo muốn hiểu biết, tích lũy nhiều kinh nghiệm để trở thành một thầy thuốc giỏi cứu đời, cứu người. Bởi vậy thầy bắt đầu tìm hiểu chữ Hán, chữ Nôm. Rồi thầy trở thành người giỏi chữ Hán Nôm lúc nào không hay, người ta biết đến cái tên Nguyễn Khắc Bảo không chỉ là một lương y mà còn là một bậc thầy trong lĩnh vực chữ Hán Nôm.
Những người buôn đồ cổ do không biết đọc chữ Hán đã tìm đến thầy nhờ giúp đỡ. Khi đó giới buôn đồ cổ chỉ chuộng những món đồ bằng chất liệu sứ, đồng… còn những pho tượng hay đồ vật bằng đất sét nung hầu như không ai có hứng thú. Tuy nhiên với con mắt tinh đời, vốn kiến thức lịch sử và sự am hiểu mĩ thuật nên thầy Bảo đã “kết” những pho tượng này ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy, từ thích thú đến đam mê, thầy dành hết tâm huyết, tiền của cho những thứ mà người đời cho rằng vô giá trị.
Ngoài Tiến sĩ Tiến sĩ Trịnh Cao Tưởng còn có rất nhiều các vị tên tuổi nghe tiếng mà đến chiêm ngưỡng kho báu vô giá của thầy Bảo như Giáo sư Hà Tôn Vinh, một người Mỹ gốc Việt nghiên cứu về khảo cổ học, vợ chồng phó đại sứ người Mỹ Jonh S.Boardman, bà Ann Proctor – GS lịch sử nghệ thuật người Australia…
Chữ "duyên" với sưu tầm tượng cổ
Thầy Bảo tên thật là Nguyễn Khắc Bảo sinh năm 1947 hiện làm chủ một hiệu thuốc Đông Y trên đường Trần Hưng Đạo, thành phố Bắc Ninh. Trước khi đến với nghề thuốc, thầy từng là một giáo viên dạy toán ra Bắc vào Nam truyền đạt kiến thức cho bao nhiêu thế hệ học trò.
Khi thân sinh của thầy là ông lang Chọi ra đi, chỉ kịp để lại cho thầy Bảo một chút chữ Nho với vài bài thuốc gia truyền nhưng cũng đủ để kiếm sống. Vốn là một người ham học hỏi, giàu đức độ, thầy Bảo muốn hiểu biết, tích lũy nhiều kinh nghiệm để trở thành một thầy thuốc giỏi cứu đời, cứu người. Bởi vậy thầy bắt đầu tìm hiểu chữ Hán, chữ Nôm. Rồi thầy trở thành người giỏi chữ Hán Nôm lúc nào không hay, người ta biết đến cái tên Nguyễn Khắc Bảo không chỉ là một lương y mà còn là một bậc thầy trong lĩnh vực chữ Hán Nôm.
Những người buôn đồ cổ do không biết đọc chữ Hán đã tìm đến thầy nhờ giúp đỡ. Khi đó giới buôn đồ cổ chỉ chuộng những món đồ bằng chất liệu sứ, đồng… còn những pho tượng hay đồ vật bằng đất sét nung hầu như không ai có hứng thú. Tuy nhiên với con mắt tinh đời, vốn kiến thức lịch sử và sự am hiểu mĩ thuật nên thầy Bảo đã “kết” những pho tượng này ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy, từ thích thú đến đam mê, thầy dành hết tâm huyết, tiền của cho những thứ mà người đời cho rằng vô giá trị.
Ông Bảo bên "kho báu" của mình.
Để có được một kho tàng đồ vật cổ như hiện nay, thầy Bảo đã bỏ vào đó biết bao mồ hôi, tâm huyết và trên hết là tấm lòng trân trọng những giá trị của cha ông để lại.
Ban đầu người ta mang đến bán cho thầy vì chẳng mấy ai bỏ tiền ra mua những pho tượng đất, thầy mua phần vì thương những người dân nghèo, và phần lớn vì thầy muốn lưu giữ để bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc. Nếu thầy không bỏ tiền ra thu mua chúng, có lẽ người ta cũng sẽ bỏ đi hoặc phá hủy mất.
Rồi niềm đam mê cứ lớn dần, thầy mò mẫm xuống tận những vùng xa xôi để thu mua tượng đất. Có lần người thầy thuốc nghèo còn thuê cả chuyến ô tô xuống vùng Chí Linh, Hải Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng để chở những pho tượng về căn nhà nhỏ chật hẹp. Thầy sẵn sàng bỏ cả số vốn liếng gom góp xây nhà gần trăm triệu đồng để “mua” lại một góc nhỏ đời sống tâm hồn của cha ông. Khi nhắc đến số tiền mà thầy đã bỏ ra, thầy chỉ cười xuề xòa: “Người ta còn mang đến, trong túi còn tiền là còn mua, hễ cứ nhìn thấy những đồ vật cổ này, tiền trong túi tôi nó cựa làm lòng tôi không yên”.
Khi được rằng, có khi nào thầy nghĩ mình đã bỏ công, bỏ sức ra mua những món đồ vô giá trị không, thầy tâm sự: “Tôi không phải dân buôn đồ cổ nên khi mua những pho tượng đất này tôi không đặt ra câu hỏi nó sẽ mang lại cho mình bao nhiêu tiền mà chỉ đơn giản vì tôi trân trọng chúng, những pho tượng này được làm ngay trên đất Việt, phản ánh phong tục, lối sống người Việt và chứa đựng trong nó tâm hồn của người Việt…”.
Theo Đất Việt
Ban đầu người ta mang đến bán cho thầy vì chẳng mấy ai bỏ tiền ra mua những pho tượng đất, thầy mua phần vì thương những người dân nghèo, và phần lớn vì thầy muốn lưu giữ để bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc. Nếu thầy không bỏ tiền ra thu mua chúng, có lẽ người ta cũng sẽ bỏ đi hoặc phá hủy mất.
Rồi niềm đam mê cứ lớn dần, thầy mò mẫm xuống tận những vùng xa xôi để thu mua tượng đất. Có lần người thầy thuốc nghèo còn thuê cả chuyến ô tô xuống vùng Chí Linh, Hải Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng để chở những pho tượng về căn nhà nhỏ chật hẹp. Thầy sẵn sàng bỏ cả số vốn liếng gom góp xây nhà gần trăm triệu đồng để “mua” lại một góc nhỏ đời sống tâm hồn của cha ông. Khi nhắc đến số tiền mà thầy đã bỏ ra, thầy chỉ cười xuề xòa: “Người ta còn mang đến, trong túi còn tiền là còn mua, hễ cứ nhìn thấy những đồ vật cổ này, tiền trong túi tôi nó cựa làm lòng tôi không yên”.
Khi được rằng, có khi nào thầy nghĩ mình đã bỏ công, bỏ sức ra mua những món đồ vô giá trị không, thầy tâm sự: “Tôi không phải dân buôn đồ cổ nên khi mua những pho tượng đất này tôi không đặt ra câu hỏi nó sẽ mang lại cho mình bao nhiêu tiền mà chỉ đơn giản vì tôi trân trọng chúng, những pho tượng này được làm ngay trên đất Việt, phản ánh phong tục, lối sống người Việt và chứa đựng trong nó tâm hồn của người Việt…”.
Theo Đất Việt