G
Guest
Guest
Sang canh! Những ngày cận Tết, hàng trăm người gồng gánh đủ món hàng ùn ùn kéo về chợ Dinh (phường Phú Hậu, TP Huế). Lấp loáng trong ánh đèn pin là những khuôn mặt phủ đầy sương giá pha lẫn mồ hôi nhễ nhại.
Khi cả thành phố chìm vào giấc ngủ cũng là lúc những người phụ nữ này bước vào phiên chợ chính. Chợ Dinh cách trung tâm thành phố khoảng 2 cây số, hoạt động chủ yếu vào ban đêm từ 1 giờ cho đến 8 giờ sáng.
Những người đến đây hầu hết là phụ nữ từ các vùng lân cận. Người ta đi chợ này đông vì đây là nguồn cung ứng thực phẩm chủ yếu của TP Huế.
Hạ xe rau cao ngất xuống, một chị trạc ba nhăm vừa thở vừa vui vẻ chào những người xung quanh. Chị tên là Trần Thị Hà, quê ở xã Quảng Thanh, Quảng Điền.
Nhà chị Hà có gần năm sào ruộng chủ yếu là trồng rau. Hàng ngày chị còn đi thu gom rau củ của các gia đình trong xóm chở lên đây bán. Mỗi bó rau củ như vậy lời được 500 đến 1.000 đồng. Trừ công chăm sóc, phân bón, bó buộc, mỗi đêm chị cũng kiếm được 80-100 ngàn.
“Chừ một buổi không đi là mẹ con nhịn đói” - Lom khom sắp hàng, chị Hà vừa kể.
Chị Phan Thị Minh người xã Phú Mậu kể, trưa ngủ dậy là dọn đồ ra ruộng thu hái rau. Không đủ lại đi mua thêm, rồi còn bón phân tưới nước nữa. Phân loại, bó cột ngần ấy cũng đến tối. Tranh thủ ăn miếng cơm cho chóng chị lại lục tục đẩy xe lên chợ.
Vì là chợ đêm nên phải tranh thủ đi sớm, chọn lấy chỗ nào sáng sủa, gần lối đi lại mới có nhiều khách ghé mua. Có nhiều người đến muộn, dọn hàng trong chỗ khuất nên ít ai ngó tới. Phải nán lại cho tới sáng ngày mới bán hết hàng.
Gần 2 giờ, chợ ngày càng đông. Lẫn trong màn sương mù và cái lạnh tê tái của mùa đông xứ Huế là tiếng nói chuyện râm ran của mấy bà mấy chị.
Chị Minh kể, có lần đi qua một quãng đường vắng chị bị mấy người say rượu chặn đường giở trò. Còn bà Liên, có lần suýt gãy chân vì sa xuống hố bên đường.
Càng về sáng trời càng lạnh, những cơn mưa cũng nặng hạt hơn báo hiệu một ngày không mấy may mắn cho gánh hàng của các mệ, các chị. Dù vậy nhưng họ vẫn cố gắng bám trụ để chờ may mắn, người đến chợ đêm sẽ nhiều hơn…
Eo sèo, chen lấn là cảnh thường tình của buổi chợ. Nhưng ở cái chợ đêm này không hiếm cảnh mấy mệ mấy chị giúp đỡ nhau, đùm bọc nhau như thân thích.
“Có lần con bé Lành bên Phú Thượng do đi bán lần đầu không tìm ra chỗ dọn hàng, tội quá tui mới dẹp hàng cho gọn rồi bảo nó dọn ra cạnh hàng tui mà bán”, chị Thu, một người bán ở chợ kể.
Đi chợ không phải ai cũng son bán được hết hàng. Những người nhanh tay nhanh chân thì bán được nhiều. Còn những đứa trẻ, cụ già thì ít mời chào nên hay ế.
Bà Liên kể: “Nhờ nhiều người ở đây mà tui có miếng ăn. Có đêm trời mưa to, không có đồ che đậy nên rau bị nát, đến chợ không ai mua, ngồi mãi đến chảy cả nước mắt. Chị Hiền bên cạnh đem rau của tui chia cho mấy người xung quanh bán giùm”.
Ngoài đường đã bắt đầu có những tiếng xe, tiếng người chạy bộ tập thể dục, tiếng loa phát thanh buổi sáng. Bình minh dần hé rạng. Sau một đêm thức trắng kiếm được mấy đồng họ lục tục dọn hàng về nhà tìm giấc ngủ muộn, dù trước mặt họ, chỉ còn ngày là Tết.
Theo Lê Đình Dũng
Khi cả thành phố chìm vào giấc ngủ cũng là lúc những người phụ nữ này bước vào phiên chợ chính. Chợ Dinh cách trung tâm thành phố khoảng 2 cây số, hoạt động chủ yếu vào ban đêm từ 1 giờ cho đến 8 giờ sáng.
Những người đến đây hầu hết là phụ nữ từ các vùng lân cận. Người ta đi chợ này đông vì đây là nguồn cung ứng thực phẩm chủ yếu của TP Huế.
Hạ xe rau cao ngất xuống, một chị trạc ba nhăm vừa thở vừa vui vẻ chào những người xung quanh. Chị tên là Trần Thị Hà, quê ở xã Quảng Thanh, Quảng Điền.
Nhà chị Hà có gần năm sào ruộng chủ yếu là trồng rau. Hàng ngày chị còn đi thu gom rau củ của các gia đình trong xóm chở lên đây bán. Mỗi bó rau củ như vậy lời được 500 đến 1.000 đồng. Trừ công chăm sóc, phân bón, bó buộc, mỗi đêm chị cũng kiếm được 80-100 ngàn.
“Chừ một buổi không đi là mẹ con nhịn đói” - Lom khom sắp hàng, chị Hà vừa kể.
Chị Phan Thị Minh người xã Phú Mậu kể, trưa ngủ dậy là dọn đồ ra ruộng thu hái rau. Không đủ lại đi mua thêm, rồi còn bón phân tưới nước nữa. Phân loại, bó cột ngần ấy cũng đến tối. Tranh thủ ăn miếng cơm cho chóng chị lại lục tục đẩy xe lên chợ.
Vì là chợ đêm nên phải tranh thủ đi sớm, chọn lấy chỗ nào sáng sủa, gần lối đi lại mới có nhiều khách ghé mua. Có nhiều người đến muộn, dọn hàng trong chỗ khuất nên ít ai ngó tới. Phải nán lại cho tới sáng ngày mới bán hết hàng.
Gần 2 giờ, chợ ngày càng đông. Lẫn trong màn sương mù và cái lạnh tê tái của mùa đông xứ Huế là tiếng nói chuyện râm ran của mấy bà mấy chị.
Chị Minh kể, có lần đi qua một quãng đường vắng chị bị mấy người say rượu chặn đường giở trò. Còn bà Liên, có lần suýt gãy chân vì sa xuống hố bên đường.
Càng về sáng trời càng lạnh, những cơn mưa cũng nặng hạt hơn báo hiệu một ngày không mấy may mắn cho gánh hàng của các mệ, các chị. Dù vậy nhưng họ vẫn cố gắng bám trụ để chờ may mắn, người đến chợ đêm sẽ nhiều hơn…
Eo sèo, chen lấn là cảnh thường tình của buổi chợ. Nhưng ở cái chợ đêm này không hiếm cảnh mấy mệ mấy chị giúp đỡ nhau, đùm bọc nhau như thân thích.
“Có lần con bé Lành bên Phú Thượng do đi bán lần đầu không tìm ra chỗ dọn hàng, tội quá tui mới dẹp hàng cho gọn rồi bảo nó dọn ra cạnh hàng tui mà bán”, chị Thu, một người bán ở chợ kể.
Đi chợ không phải ai cũng son bán được hết hàng. Những người nhanh tay nhanh chân thì bán được nhiều. Còn những đứa trẻ, cụ già thì ít mời chào nên hay ế.
Bà Liên kể: “Nhờ nhiều người ở đây mà tui có miếng ăn. Có đêm trời mưa to, không có đồ che đậy nên rau bị nát, đến chợ không ai mua, ngồi mãi đến chảy cả nước mắt. Chị Hiền bên cạnh đem rau của tui chia cho mấy người xung quanh bán giùm”.
Ngoài đường đã bắt đầu có những tiếng xe, tiếng người chạy bộ tập thể dục, tiếng loa phát thanh buổi sáng. Bình minh dần hé rạng. Sau một đêm thức trắng kiếm được mấy đồng họ lục tục dọn hàng về nhà tìm giấc ngủ muộn, dù trước mặt họ, chỉ còn ngày là Tết.
Theo Lê Đình Dũng