Người lớn cũng phải sợ.
Hành động bốc đồng, ngông cuồng, "nghịch ngu" của những thanh niên mới lớn thích thể hiện mình để gây sự chú ý khiến không ít người ái ngại né xa.
Chẳng trách người ta gọi là trẻ trâu
Chuyện trẻ trâu sẵn sàng manh động không hề hiếm nhưng "trắng trợn" đến mức vô lý thì không phải ai cũng gặp.
Thịnh - TP. Hồ Chí Minh chở cháu đi học, vừa đến cổng trường, đậu xe lên lề, đang lúi húi lấy balo cho đứa nhỏ thì bị một thanh niên ăn mặc siêu lịch sự với quần tây, giày tây, áo sơ mi cà vạt cực phong cách từ phía sau đâm lên cán luôn cả chân anh.
Vậy mà chàng trai trẻ ấy không một lời xin lỗi, còn buông miệng ngay: "Mẹ mày, lề đường cho mày đứng à, tránh đường bố đi".
Dàn hàng ngang chạy xe
Đó là hành động hỗn hào của các thanh niên trẻ, dân hay gọi là "trẻ trâu", để lấy oai ngoài đường.
Cách hành xử của đám trẻ trâu này thật đa dạng. Ngoài việc hỗn hào với người đi đường, họ còn có những hành động hết sức nông nổi.
Ví dụ, mới đây, video từ camera hành trình của một người đi ôtô cho thấy cảnh nhiều thanh niên đầu trần chạy xe máy dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng, thách thức ôtô trên xa lộ ở Hà Nam và Hải Dương.
Mặc dù nhiều xe ôtô bấm còi nhưng họ không chịu nhường đường cũng gây xôn xao trong cộng đồng mạng suốt thời gian.
Né cho lành!
Ít hiểu biết, thích gây sự chú ý và làm gì cũng rất bốc đồng khiến không ít người ra đường chẳng may "va" phải chỉ còn biến né.
Anh Quốc Thịnh, Ba Đình, Hà Nội chia sẻ: "Thôi thì im lặng cho nó lành, không hơi đâu mà cãi nhau, ồn ào với những dạng người như vậy. Cãi cũng chẳng được cái gì, mà chưa kể bọn trẻ trâu ấy điên loạn lên chém mình chết không chừng".
Chưa kể bọn chúng còn cười đùa, lạng lách rất hả hê. Thế là cứ chạy sau lưng đám thanh niên một đoạn dài đến khi họ quẹo qua đường khác."
Cũng từng gặp những trường hợp trẻ trâu quấy phá trên đường, chị Lan Phương liền né qua đường khác đi ngay. "Thôi thì nhường cho mấy thằng nhóc đi trước cho rồi chứ đi chung có khi lại dính vạ lây", chị nói.
Có thể thấy tâm lý chung của khá nhiều người Việt là "né cho lành" khi gặp trẻ trâu ngoài đường. Chính sự e ngại của người lớn khiến bọn trẻ càng cảm thấy oai vệ, thấy quyền lực từ sự ngông nghênh của mình và càng ngày càng lấn tới.
Tuy nhiên, họ có thể tham khảo cách ứng xử của anh Phạm Tuấn, quận 3, TP.HCM: "Thấy hiện tượng nguy hiểm và bọn trẻ không có ý định sớm từ bỏ cuộc chơi nông nổi mà nguy hại cho người khác, tôi lẳng lặng gọi điện thoại cho công an cấp báo thông tin".
Quả vậy, trẻ trâu sợ nhất là công an và phụ huynh của chúng mà thôi.
Khánh Hải (Mốt & Cuộc sống)
Hành động bốc đồng, ngông cuồng, "nghịch ngu" của những thanh niên mới lớn thích thể hiện mình để gây sự chú ý khiến không ít người ái ngại né xa.
Chẳng trách người ta gọi là trẻ trâu
Chuyện trẻ trâu sẵn sàng manh động không hề hiếm nhưng "trắng trợn" đến mức vô lý thì không phải ai cũng gặp.
Thịnh - TP. Hồ Chí Minh chở cháu đi học, vừa đến cổng trường, đậu xe lên lề, đang lúi húi lấy balo cho đứa nhỏ thì bị một thanh niên ăn mặc siêu lịch sự với quần tây, giày tây, áo sơ mi cà vạt cực phong cách từ phía sau đâm lên cán luôn cả chân anh.
Vậy mà chàng trai trẻ ấy không một lời xin lỗi, còn buông miệng ngay: "Mẹ mày, lề đường cho mày đứng à, tránh đường bố đi".
Dàn hàng ngang chạy xe
Đó là hành động hỗn hào của các thanh niên trẻ, dân hay gọi là "trẻ trâu", để lấy oai ngoài đường.
Cách hành xử của đám trẻ trâu này thật đa dạng. Ngoài việc hỗn hào với người đi đường, họ còn có những hành động hết sức nông nổi.
Ví dụ, mới đây, video từ camera hành trình của một người đi ôtô cho thấy cảnh nhiều thanh niên đầu trần chạy xe máy dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng, thách thức ôtô trên xa lộ ở Hà Nam và Hải Dương.
Mặc dù nhiều xe ôtô bấm còi nhưng họ không chịu nhường đường cũng gây xôn xao trong cộng đồng mạng suốt thời gian.
Né cho lành!
Ít hiểu biết, thích gây sự chú ý và làm gì cũng rất bốc đồng khiến không ít người ra đường chẳng may "va" phải chỉ còn biến né.
Anh Quốc Thịnh, Ba Đình, Hà Nội chia sẻ: "Thôi thì im lặng cho nó lành, không hơi đâu mà cãi nhau, ồn ào với những dạng người như vậy. Cãi cũng chẳng được cái gì, mà chưa kể bọn trẻ trâu ấy điên loạn lên chém mình chết không chừng".
Cãi cũng chẳng được cái gì, mà chưa kể bọn trẻ trâu ấy điên loạn lên chém mình chết không chừng.
Trớ trêu hơn, anh Đình Tuấn, Vinh, Nghệ An, kể về câu chuyện dơ khóc dở cười ngày rước dâu: "Đoàn rước dâu cần phải đi gấp để có được giờ lành thế mà gặp ngay một đoàn xe máy của thanh niên dàn hàng ngang ngông nghênh giữa đường, không cho bất cứ xe nào vượt qua. Chưa kể bọn chúng còn cười đùa, lạng lách rất hả hê. Thế là cứ chạy sau lưng đám thanh niên một đoạn dài đến khi họ quẹo qua đường khác."
Cũng từng gặp những trường hợp trẻ trâu quấy phá trên đường, chị Lan Phương liền né qua đường khác đi ngay. "Thôi thì nhường cho mấy thằng nhóc đi trước cho rồi chứ đi chung có khi lại dính vạ lây", chị nói.
Có thể thấy tâm lý chung của khá nhiều người Việt là "né cho lành" khi gặp trẻ trâu ngoài đường. Chính sự e ngại của người lớn khiến bọn trẻ càng cảm thấy oai vệ, thấy quyền lực từ sự ngông nghênh của mình và càng ngày càng lấn tới.
Tuy nhiên, họ có thể tham khảo cách ứng xử của anh Phạm Tuấn, quận 3, TP.HCM: "Thấy hiện tượng nguy hiểm và bọn trẻ không có ý định sớm từ bỏ cuộc chơi nông nổi mà nguy hại cho người khác, tôi lẳng lặng gọi điện thoại cho công an cấp báo thông tin".
Quả vậy, trẻ trâu sợ nhất là công an và phụ huynh của chúng mà thôi.